Huế, xứ của lăng tẩm đền đài, xứ của cây trái xum xuê, xứ của những món ăn đậm vị. Đến Huế, đi đâu, đứng đâu bạn cũng có thể khám phá nhiều điều thú vị. Nhưng có ngao du đâu nữa, khi đặt chân đến Huế, ai cũng một lần ra bên bờ ngắm sông một lúc cho thỏa.
Nhắc đến Huế, có lẽ người ta sẽ nghĩ đến sông Hương. Dòng sông tạo nên một hình hài đô thị Huế hiền hòa, thơ mộng. Từ ngã ba Bằng Lãng, sông Hương uốn mình chảy qua làng mạc, kinh thành rồi đổ ra đầm phá trước khi hòa vào biển cả. Những nơi đi qua, dòng Hương để lại lớp phù sa cho cây trái tốt tươi. Thứ đất sền sệt, màu nâu đục mà sông để lại mỗi mùa lũ là dưỡng chất tạo nên một thứ quả trứ danh cho Huế: quả Thanh trà.
Cách thành phố 10 phút chạy xe về hướng Tây Bắc, Thủy Biều được xem là thủ phủ của thanh trà. Một vùng đất được sông Hương bao trọn ba phía, nó giống như một cù lao. Phù sa sông Hương đã kết tinh, tạo nên một thứ quả ngọt thanh. Ở xứ này, ngoài Thủy Biều còn có thêm vùng Hương Vân, thị xã Hương Trà cũng trồng được cây này nhờ phù sa sông Bồ. Thanh Trà là món quà mà thiên nhiên ưu ái dành cho Cố đô một độc quyền riêng biệt.
Khi đã kịp gieo hoa thơm quả ngọt, sông Hương chảy qua lòng thành phố và rồi để lại những góc cạnh đẹp, hữu tình. Hai bên bờ sông, từ thượng nguồn về đến đầm phá, chỗ nào mà chẳng đẹp. Ý này không mang cảm tính của cá nhân, nó là nhận xét chung của tất cả những ai đã đến Huế, đã từng lang thang dọc bờ sông. Những giá trị mà sông Hương để lại, nó có thể là hữu hình hoặc vô hình. Hai bên bờ sông, bạn ngồi đâu cũng đều có cho mình một điểm ngắm tuyệt diệu. Sông Hương với dòng chảy êm đềm, nó mang lại cho con người ta sự khoan khoái mỗi khi mệt mỏi.
Chiều buông, bạn có thể ngồi dưới bậc cấp Thiên Mụ, thưởng thức chén đậu hũ từ các mệ, các o để ngắm hoàng hôn rơi dần phía thượng nguồn sông. Các công trình cổ kính ẩn mình dưới tán cây ven bờ sông, tạo nên một đô thị trầm lắng, nhẹ nhàng. Không phải những đền đài hay công trình kiến trúc hiện đại, chính sông Hương là một điểm nhấn thú vị mà tạo hóa đã ban tặng cho vùng đất này.
Mỗi mùa ở Huế, đến xứ này, bạn đều có thể cảm nhận những vẻ đẹp riêng của dòng sông. Mùa hè là gió lành từ dòng sông mang lại; những cây cối đơm hoa nở rộ hai bên bờ. Có nóng bức nhưng ngồi nghỉ bên dòng Hương, tận hưởng khí trời, tận hưởng bóng cây rợp mát, tâm hồn cũng sẽ an dịu. Mùa đông, bạn ngồi những quán cà phê ven sông, ngắm nhìn mưa. Thoáng chốc, có một vài chuyến đò xuôi từ thượng nguồn về hạ du. Trong mưa gió, sông và đò hiện ra mờ ảo, đẹp kiểu rất Huế. Sông Hương mùa lũ hay mưa nào đi nữa, dòng chảy của nó cũng thanh thoát, nhẹ nhàng.
Sông Hương tạo nên một trục chia đô thị Huế thành bờ Nam - Bắc. Mỗi bờ có những nhịp sống, những phát triển riêng biệt. Nhưng, người Huế thì dù bờ bên này hay bên kia, họ đều thừa hưởng chung một đặc ân mà sông mang lại. Dòng sông không chỉ cung cấp nước uống cho hàng vạn cư dân mà đó còn là những “tháng bảy vía cha, tháng ba vía mẹ”. Mỗi dịp, sông chuyên chở những đứa con ngược lên thượng nguồn mà tri ân núi non, xứ sở. Đông hay hạ, người dân Huế vẫn ngồi bên sông Hương như để được sông xoa dịu những vết thương lòng. Họ ngồi đó mà tận hưởng bình minh lên, hoàng hôn xuống để rồi cùng sông trải qua những vui buồn. Sông không hiểu được người, nhưng chỉ cần ngồi ngắm sông trôi, tâm cũng tự lắng lại.
“Đò qua Đông Ba, đò về Đập Đá”, có một lần tôi ngồi trên tầng cao của một khách sạn, đưa mắt nhìn ra dòng sông, thấy bóng dáng một người phụ nữ chèo đò ngang từ Đông Ba qua bến Tòa Khâm. Mắt tôi cứ nhìn theo con đò cho đến lúc nó cập bờ. Khung hình đó cứ đọng mãi trong tâm trí, thấy lòng bình an đến lạ. Hình ảnh người phụ nữ cứ nhoài mình khua nước, những vệt sóng lăn tăn đập vào mạn đò rồi tan biến. Thoáng chốc trong đầu văng vẳng mấy câu hò mái nhì, mái đẩy…
Sông Hương xuất hiện nhiều trong thơ văn, nhạc họa. Đã có vài bút ký nổi tiếng về dòng sông này. Nói như ai đó: “Sông Hương có gì mà di sản”. Thì đúng vậy, có gì mà di sản. Đời sống của sông dẫu trải qua một vài biến thiên, chứng kiến một vài khoảnh khắc lịch sử. Đời sống sông có thể chưa phong phú để nó trở thành di sản. Nhưng, một cái danh xưng mà người ta yêu mến rồi gắn cho nó, hư - thực, biết vậy mà đối đãi với sông hài hòa hơn. Có làm gì, họ cũng biết mà không xâm hại đến sông, để không mất đi thứ mà chỉ cần phạm phải một sai lầm cũng khó lòng sửa đổi.
Di sản hay không di sản, nó cũng chỉ là một cái danh gắn lên, có cũng được, không cũng chẳng sao. Quan trọng lòng chúng ta có trắc ẩn, có tâm tư như Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, khi ông đã từng lo sợ “một ngày nào đó Huế không còn sông Hương thì liệu còn ai buồn nhắc tới Huế nữa”.
N.Đ.T
(TCSH55SDB/12-2024)
NGUYỄN QUANG HÀ
Ký sự
Trước Mậu Thân 1968, Thành đội Huế lập chiến khu ở giữa rừng phía đông tỉnh. Ban Chỉ huy Thành đội gồm Ban Tham mưu, Ban Chính trị, Ban Hậu cần.
NGUYỄN NGỌC PHÚ
Tùy bút
Tôi tin rằng trong đời mỗi con người ai cũng qua quãng thời ấu thơ nghe tiếng ru của mẹ trong cánh võng “ầu ơ”; cứ thế mà lớn lên mà trưởng thành.
NGUYÊN QUÂN
Đôi khi trong sự trầm lặng tĩnh mịch thường hằng, và những con người quen sống với sự tĩnh lặng ấy thường vô tình không nhận thấy những sự thay đổi chung quanh vì nó cũng âm thầm không xôn xao ầm ĩ.
HẢI HẠC PHAN
Bút ký dự thi
Con chim xanh tìm hạt dẻ sa cánh chợt khép mỏ vút bay khi nghe tiếng động cơ xe di chuyển về phía Tây dãy Trường Sơn.
NGUYỄN QUANG HÀ
Ký sự
Tôi là phóng viên của báo Cờ Giải phóng - Thừa Thiên Huế. Sống ở trên chiến khu, đi viết, chúng tôi thường lên các bản vùng cao, đến các đơn vị quân đội đóng trong rừng, gặp các chiến sĩ từ vùng sâu lên,… chứ chưa đi vùng sâu lần nào. Dù biết vùng tranh chấp rất hấp dẫn, nhưng chưa có cơ hội.
NGUYỄN QUANG HÀ
Ký
Viết về bà mẹ anh hùng Nguyễn Thị Lớn, xã Thủy Dương (xã anh hùng) huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.
HÀ LÊ
Tản văn
Cây gòn bên bến nước phía sông An Cựu đã bắt đầu bung nở những đám mây trắng đầu tiên.
NGUYÊN QUÂN
Bút ký dự thi
Người đàn bà trung niên dừng lại giữa lưng chừng dốc rồi nói:
- Đã tới nơi rồi chú.
TRẦN BĂNG KHUÊ
Bút ký dự thi
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Ghi chép
A Lưới là một huyện phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, có biên giới giáp nước bạn Lào.
LÊ HÀ
Cây hoa gạo bên phía cầu Dã Viên sáng nay bỗng thắp lửa đỏ cả một khung trời. Cái màu đỏ chói lòa như ngọn đuốc rực cháy giữa một bầu trời xanh thẳm tháng ba còn vươn mùi ẩm lạnh.
NGUYỄN QUANG HÀ
Bút ký
Đã hai năm nay tôi mới lại về thăm nhà máy sợi Huế. Cái đập vào mắt tôi trước tiên là bức tượng những bàn tay con gái rất đẹp, các ngón thon thả, tất cả đều giơ lên, nâng cao búp sợi trắng ngần. Bốn xung quanh là những vòi nước phun, rất mảnh, như những dòng sợi mỏng manh bay lên.
LÊ QUỐC HÁN
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
Những khoảnh khắc mùa trôi đi trong dòng mưa ngút ngàn. Vùng này, mưa không ngớt mà nắng cũng chát chao. Khoảng khắc không nhớ bỗng dưng lại khiến người ta không thể nguôi ngoai về một điều đã cũ.
NGUYỄN QUANG HÀ
Bút ký
Tưởng nhớ Phan Thế Phương và Nguyễn Như Tùng
LÊ QUỐC HÁN
Mùa thu mùa của chia ly
Nên con sông chảy chẳng khi nào ngừng
VIỆT HÙNG
Ghi Chép
Vào một đêm mùa thu của Hà Nội ông Nguyễn Ngọc Dũng, vụ trưởng thanh tra Bộ tài chính, trong một giấc mộng, ông thấy người anh ruột của mình hiện về.
TRẦN BĂNG KHUÊ
Bút ký
1.
Bất giác, văng vẳng “con đường cái quan” Phạm Duy ca rằng:
“Người về chưa ghé sông Hương
Đã nghe tiếng gọi đôi đường đắng cay”
CHÂU PHÙ
Tôi về đây giữa mùa hạ khi cơn mưa rào rạt trên biển vắng, gieo hoang vu xuống chiều xa xăm. Từ trong lều quán nhìn ra biển, một màu xám giăng ngang trời.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Bút ký
Nước non ngàn dặm ra đi
Cái tình chi?