5 cuốn sách viễn tưởng hay nhất năm 2018

15:39 14/12/2018

Các biên tập viên của tờ The Times Book Reivew vừa lựa chọn những cuốn sách hư cấu, viễn tưởng hay nhất trong năm 2018.

Asymmetry (Không đối xứng) - Lisa Halliday

Tiểu thuyết đầu tay của Halliday là sự kết hợp của hai câu chuyện được viết rất trau chuốt, gọn gàng dễ hiểu, mang hơi hướng phóng sự, xoay quanh quyền lực, tình yêu, tham vọng văn chương và xung đột toàn cầu.

Trong phần đầu tiên, được đặt tựa là “Folly”, Halliday kể câu chuyện tình yêu giữa Ezra Blazer, 75 tuổi, tiểu thuyết gia gốc Manhattan, với tài năng xứng đáng đoạt giải Nobel và Mary-Alice, cô gái chỉ mới 25 tuổi. Sang phần thứ hai có tựa “Madness”, nhà văn kể về Amar - nhà kinh tế học người Mĩ gốc Iraq, mô tả cảnh bị giam tại sân bay Heathrow trong tuần cuối cùng của năm 2008 trên một chuyến đi từ Los Angeles, nơi anh sống, đến Kurdistan, để thăm anh trai Sami.

Những suy nghĩ của anh đã lướt qua hàng chục năm, kể từ khi anh ra đời trên chiếc máy bay của hãng hàng không Iraq, đến những tháng ngày tới Baghdad để thăm Sami, người anh trai đang làm bác sĩ trong vùng chiến sự.

The Great Believers (Các tín đồ vĩ đại) - Rebecca Makkai

Cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh Chicago (Mĩ) những năm 80 và Paris (Pháp) thời điểm xảy ra vụ khủng bố năm 2015 để lồng ghép nhiều câu chuyện khác nhau: bạo loạn xã hội; những ám ảnh về căn bệnh thế kỉ; người mẹ tìm kiếm đứa con gái của mình; câu chuyện về người đồng tính... Những vấn đề nóng hổi, nổi cộm của xã hội được đề cập sinh động trong tác phẩm đã khiến The Great Believers lọt vào vòng chung khảo tranh giải Man Booker và giải thưởng Sách quốc gia Mĩ 2018.

The Perfect Nanny (Người lạ trong nhà) - Leila Slimani

Tác giải từng giành giải thưởng Goncourt viết nên cuốn tiểu thuyết li kì về một bảo mẫu đã giết hai đứa trẻ mà cô ta chăm sóc, sau đó cô ta cũng tự kết liễu đời mình. Cuốn sách mở đầu, dẫn dắt như những thước phim kinh dị, lại hé mở ra những câu chuyện khác đằng sau nó. Đây là một câu chuyện đầy gay cấn, hồi hộp, cuốn hút bạn đọc trong những xoắn ốc lớp lang nội dung.

There There (Đây đây) - Tommy Orange

Tommy Orange sinh ra và lớn lên tại Oakland, California. Cuốn tiểu thuyết đầu tay của anh là câu chuyện đại diện của một người Mĩ bản địa kể lại một phần lịch sử đau thương trong quá trình bảo tồn vẻ đẹp và bản sắc văn hóa tại quê hương mình.

There There xây dựng 12 nhân vật với 12 lời kể, mỗi nhân vật đều có những lí do trải qua hành trình gian khổ tìm đến Big Oakland Powwow, nơi họ tìm thấy chính bản thân mình. Chính vì lẽ đó, cuốn tiểu thuyết đã mang đến những câu chuyện đa dạng để khắc họa chân dung nước Mĩ ít ai được thấy. Đây là một cuốn sách đầy xúc động, hài hước, giận dữ, sợ hãi…

Washington Black (Washington Đen) - Esi Edugvan

Washington Black là tiểu thuyết thứ ba của nữ nhà văn da màu Canada Esi Edugyan kể về cậu bé 11 tuổi George Washington Black tìm mọi cách để thoát khỏi kiếp nô lệ và tìm kiếm tự do. Cậu bé đi qua những xứ sở khác nhau, từ những cánh đồng cằn cỗi của vùng Caribe đến vùng Viễn Bắc đông lạnh. Qua mỗi chặng đường của cậu bé, những hình dung về tình bạn, tình yêu thương, sự cứu rỗi và phản bội của thế giới được tạo nên, để gợi ra một câu hỏi ám ảnh nhất: Tự do đích thực là gì?

Nhà văn Esi Edugyan là người đã giành được nhiều giải thưởng lớn cho cuốn tiểu thuyết Half-Blood Blues năm 2011. Trở lại với Washington Black, cô được tôn vinh trong các đề cử giải thưởng lớn: Giller Prize, Huân chương Andrew Carnegie và Man Booker 2018.

Theo Bình Nguyên - VNQĐ

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Hội Nhà văn Việt Nam được chính thức thành lập từ năm 1957, sau Hội nghị thành lập Hội diễn ra tại trụ sở Câu lạc bộ Đoàn Kết, từ 1/4 đến 4/4/1957. Trong lịch sử văn học Việt Nam thời hiện đại đây là lần đầu tiên có một tổ chức của những người lao động văn học trên  toàn quốc.

  • Tái hiện bức tranh Hà Nội thời bao cấp, rồi từ đó đi tìm cái chất nhân văn thuần nhất trong đời sống con người, “Chuyện ngõ nghèo” là cuốn tiểu thuyết đánh dấu sự trở lại của Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh năm 2017 sau một loạt các tiểu thuyết đình đám như: Mẫu Thượng Ngàn, Hồ Quý Ly, Đội gạo lên chùa…

  • 1. “Thiện, Ác và Smartphone” là tập tiểu luận thứ hai của Đặng Hoàng Giang, sau “Bức xúc không làm ta vô can” - cuốn sách ra mắt năm 2015 và gây được tiếng vang rộng rãi.

  • Nhân chuyến trở lại Việt Nam truyền giảng phật pháp, ngày 4-4, Tiến sĩ Phật học Khangser Rinpoche đến từ Ấn Độ đã dành nhiều thời gian giao lưu cùng bạn đọc tại TPHCM.

  • Nguyễn Trí được biết đến vào năm 2013 khi tác phẩm Bãi vàng, đá quý trầm hương (NXB Trẻ) đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. “Sự nghiệp” cầm bút của Nguyễn Trí đến nay mới chỉ 5 năm nhưng ông đã có 9 cuốn sách truyện dài, truyện ngắn ra đời.

  • Phan Việt vừa có buổi giao lưu về tác phẩm mới nhất, cũng là tác phẩm chị cho là quan trọng nhất trong bộ ba "Bất hạnh là một tài sản" của mình.

  • Sáng 21-3, tại trụ sở Hội Nhà văn TPHCM, đã diễn ra buổi ra mắt tập tiểu luận, phê bình Nhà văn Lê Văn Thảo trong lòng đồng nghiệp do Hội Nhà văn TP thực hiện (NXB Hội Nhà văn xuất bản).

  • Nhà sách Trí Việt cho biết sau gần 3 năm thực hiện với 6 lần chỉnh sửa, Hội đồng thẩm định cuốn sách “Gạc Ma - Vòng tròn bất tử” do Ban Tuyên giáo TƯ thành lập đã đồng ý cho phép xuất bản cuốn sách này.

  • Lịch sử phát triển của hệ thống thể loại báo chí cho thấy Bút ký chính luận giữ một vai trò quan trọng trong việc định hướng xã hội. Nó là thể loại không thể thiếu trong việc giáo dục tư tưởng, chính trị cho quần chúng. Trong một thế giới đương đại, trong một xã hội bùng nổ thông tin với nhiều biến động, Bút ký chính luận càng trở nên quan trọng và cần thiết cho đời sống.

  • Ngày 4 và 5/1, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam tiến hành họp để bình chọn bảy tác phẩm xuất sắc của làng viết năm qua. Kết quả được công bố hôm 10/1.

  • Nghiên cứu công phu, tư liệu chính xác, văn phong mạch lạc và giàu cảm xúc, tác phẩm Văn chương phương Nam - một vài bổ khuyết của hai tác giả Võ Văn Nhơn và Nguyễn Thị Phương Thúy không chỉ khiêm tốn “bổ khuyết” mà là công trình giàu tâm huyết với những khám phá ngạc nhiên mới lạ rất hữu ích.

  • Nói về cuốn sách phê bình văn học Giăng lưới bắt chim của mình, Nguyễn Huy Thiệp hay nhắc lại điều thoạt tiên tưởng rằng ông "lấp lửng": tôi viết có đúng có sai, có chính xác có nhầm lẫn, viết khi mình "đang còn nửa mê nửa tỉnh".

  • Có một thực tế là rất nhiều người song hành giữa việc viết văn và viết báo. Xét về góc độ thể loại thì văn học và báo chí là hai thể loại khác nhau nhưng giữa chúng lại có sự tương đồng với nhau về nhiều khía cạnh. Vì thế việc song hành giữa văn chương và báo chí là điểu dễ hiểu.

  • hông biết đã đến đáy chưa thảm trạng tác giả (khoa học và nghệ thuật) bị xâm hại trắng trợn về bản quyền như hai công trình về dân tộc học của GS.Từ Chi, và về sử học của GS.Trần Quốc Vượng. Hai tác giả có tên tuổi đã quá cố, và những nhà xuất bản gây nên sự cố, làm méo mó, biến dạng đứa con tinh thần của họ lại là những nhà xuất bản có những cái tên rất sang, là cơ quan ngôn luận của những cái hội nghề nghiệp lẽ ra phải rất nghiêm chỉnh, đứng đắn trước công luận. Các cơ quan truyền thông đã lên tiếng. Không biết gia đình, thân nhân của hai tác giả có ý kiến gì không? Ta đã có lệ luật gì về những vụ việc như vậy, để đưa ra tòa án dư luận?

  • Chiều 7.10, Hội đồng giám khảo giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội gồm các nhà văn, nhà thơ: Bằng Việt, Nguyễn Việt Chiến, Phạm Xuân Nguyên, Bùi Việt Mỹ, Nguyễn Sĩ Đại, Lê Minh Khuê, Đoàn Tử Huyến, Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Thành Phong đã họp phiên chung khảo.

  • Ngày 4/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến dự và phát biểu tại Hội thảo khoa học toàn quốc “Văn học, nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam” do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Tác phẩm văn xuôi, trong đó có truyện ngắn xuất hiện trên báo chí đã trở thành món ăn tinh thần nhiều năm nay cho độc giả. Tuy nhiên, dường như món ăn tinh thần này đang ngày càng có xu hướng bị co lại, bị thay thế.

  • Sáng tạo văn học nghệ thuật về đề tài chiến tranh, cách mạng thời gian qua đã có nhiều đổi mới và được giới chuyên môn ghi nhận.

  • Viết về cuộc Cách mạng mùa Thu 70 năm về trước, nhà văn  Nguyễn Đình Thi -  người can dự, đồng thời là chứng nhân của cuộc cách mạng vĩ đại đó (Năm1945 ông dự Hội nghị Quốc dân Tân Trào và được cử vào Ủy ban Giải phóng dân tộc; sau đó được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I là Ủy viên thường trực) đã ví nó giống như “một cuộc lột vỏ”, “rũ bùn” đứng lên của con người, của dân tộc Việt Nam: Súng nổ rung trời giận dữ/ Người lên như nước vỡ bờ/ Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa (Đất nước).        

  • Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới về văn hóa văn nghệ được đề ra trong Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986), văn học Việt Nam đã có nhiều bước chuyển sâu sắc, đạt nhiều thành tựu đáng kể trên tất cả các thể loại, góp phần quan trọng vào việc xây dựng nền tảng văn hóa, tinh thần của con người và xã hội.