Các biên tập viên của tờ The Times Book Reivew vừa lựa chọn những cuốn sách hư cấu, viễn tưởng hay nhất trong năm 2018.
Asymmetry (Không đối xứng) - Lisa Halliday
Tiểu thuyết đầu tay của Halliday là sự kết hợp của hai câu chuyện được viết rất trau chuốt, gọn gàng dễ hiểu, mang hơi hướng phóng sự, xoay quanh quyền lực, tình yêu, tham vọng văn chương và xung đột toàn cầu.
Trong phần đầu tiên, được đặt tựa là “Folly”, Halliday kể câu chuyện tình yêu giữa Ezra Blazer, 75 tuổi, tiểu thuyết gia gốc Manhattan, với tài năng xứng đáng đoạt giải Nobel và Mary-Alice, cô gái chỉ mới 25 tuổi. Sang phần thứ hai có tựa “Madness”, nhà văn kể về Amar - nhà kinh tế học người Mĩ gốc Iraq, mô tả cảnh bị giam tại sân bay Heathrow trong tuần cuối cùng của năm 2008 trên một chuyến đi từ Los Angeles, nơi anh sống, đến Kurdistan, để thăm anh trai Sami.
Những suy nghĩ của anh đã lướt qua hàng chục năm, kể từ khi anh ra đời trên chiếc máy bay của hãng hàng không Iraq, đến những tháng ngày tới Baghdad để thăm Sami, người anh trai đang làm bác sĩ trong vùng chiến sự.
The Great Believers (Các tín đồ vĩ đại) - Rebecca Makkai
Cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh Chicago (Mĩ) những năm 80 và Paris (Pháp) thời điểm xảy ra vụ khủng bố năm 2015 để lồng ghép nhiều câu chuyện khác nhau: bạo loạn xã hội; những ám ảnh về căn bệnh thế kỉ; người mẹ tìm kiếm đứa con gái của mình; câu chuyện về người đồng tính... Những vấn đề nóng hổi, nổi cộm của xã hội được đề cập sinh động trong tác phẩm đã khiến The Great Believers lọt vào vòng chung khảo tranh giải Man Booker và giải thưởng Sách quốc gia Mĩ 2018.
The Perfect Nanny (Người lạ trong nhà) - Leila Slimani
Tác giải từng giành giải thưởng Goncourt viết nên cuốn tiểu thuyết li kì về một bảo mẫu đã giết hai đứa trẻ mà cô ta chăm sóc, sau đó cô ta cũng tự kết liễu đời mình. Cuốn sách mở đầu, dẫn dắt như những thước phim kinh dị, lại hé mở ra những câu chuyện khác đằng sau nó. Đây là một câu chuyện đầy gay cấn, hồi hộp, cuốn hút bạn đọc trong những xoắn ốc lớp lang nội dung.
There There (Đây đây) - Tommy Orange
Tommy Orange sinh ra và lớn lên tại Oakland, California. Cuốn tiểu thuyết đầu tay của anh là câu chuyện đại diện của một người Mĩ bản địa kể lại một phần lịch sử đau thương trong quá trình bảo tồn vẻ đẹp và bản sắc văn hóa tại quê hương mình.
There There xây dựng 12 nhân vật với 12 lời kể, mỗi nhân vật đều có những lí do trải qua hành trình gian khổ tìm đến Big Oakland Powwow, nơi họ tìm thấy chính bản thân mình. Chính vì lẽ đó, cuốn tiểu thuyết đã mang đến những câu chuyện đa dạng để khắc họa chân dung nước Mĩ ít ai được thấy. Đây là một cuốn sách đầy xúc động, hài hước, giận dữ, sợ hãi…
Washington Black (Washington Đen) - Esi Edugvan
Washington Black là tiểu thuyết thứ ba của nữ nhà văn da màu Canada Esi Edugyan kể về cậu bé 11 tuổi George Washington Black tìm mọi cách để thoát khỏi kiếp nô lệ và tìm kiếm tự do. Cậu bé đi qua những xứ sở khác nhau, từ những cánh đồng cằn cỗi của vùng Caribe đến vùng Viễn Bắc đông lạnh. Qua mỗi chặng đường của cậu bé, những hình dung về tình bạn, tình yêu thương, sự cứu rỗi và phản bội của thế giới được tạo nên, để gợi ra một câu hỏi ám ảnh nhất: Tự do đích thực là gì?
Nhà văn Esi Edugyan là người đã giành được nhiều giải thưởng lớn cho cuốn tiểu thuyết Half-Blood Blues năm 2011. Trở lại với Washington Black, cô được tôn vinh trong các đề cử giải thưởng lớn: Giller Prize, Huân chương Andrew Carnegie và Man Booker 2018.
Theo Bình Nguyên - VNQĐ
2 đầu sách Thú lang thang người Hà Nội và Thú ăn chơi người Hà Nội (2 tập) của nhà văn Băng Sơn vừa được Huy Hoàng Bookstore tái bản và ra mắt độc giả. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến cho rằng, đọc lại những cuốn sách này có thể nhận thấy tình yêu rất lớn Băng Sơn dành cho Hà Nội.
Trong giới nghiên cứu, cái tên Nguyễn Thị Hậu rất quen thuộc, mọi người còn đặt cho chị cái tên thân thiết là “Hậu khảo cổ”.
Tiểu thuyết “L’Étranger” nổi tiếng của nhà văn, triết gia người Pháp Albert Camus đã được độc giả Việt Nam biết tới qua bản dịch “Người xa lạ” từ những năm 60 của thế kỷ trước.
Cuốn sách “Cô gái đến từ hôm qua” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vừa được NXB Trẻ ra mắt phiên bản đặc biệt nhân dịp chuẩn bị công chiếu bộ phim cùng tên do đạo diễn Phan Gia Nhật Linh chuyển thể kịch bản và dàn dựng.
Sau 12 năm từ lần xuất bản đầu tiên, tiểu thuyết lịch sử “Trần Quốc Toản” của nhà văn Lưu Sơn Minh “tái xuất” với diện mạo mới cả về nội dung lẫn hình thức. Ngày 15/6/2017, nhân dịp “Trần Quốc Toản” phiên bản mới (họa sĩ Thành Phong minh họa, Công ti Cổ phần Văn hóa Đông A và Nxb Văn học liên kết ấn hành) ra mắt bạn đọc, buổi giao lưu với nhà văn Lưu Sơn Minh đã diễn ra tại Nhà sách Cá Chép - 115 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.
Đó là tác phẩm mới ra mắt của nhà thơ Nguyễn Duy. Tác phẩm là tập hợp các bài viết vốn đã đăng rải rác trên các báo nhiều năm nay.
Nguyễn Quang Thiều tâm sự rằng, suốt cả tuổi thơ của những đứa trẻ thôn quê như ông, có một ngọn gió không bao giờ ngưng thổi, đó là ngọn gió của… đói rét.
Nhiều trang viết của tác giả mô tả chuyện quan hệ trai gái với từ ngữ bị nhận xét phản cảm.
Tiếp sau tập truyện “Đỉnh khói” quy tụ các truyện ngắn về chiến tranh và đời thường, Nguyễn Thị Kim Hòa tiếp tục diện kiến bạn đọc bằng tập truyện “Con chim phụng cuối cùng”. Tập sách gồm 9 truyện ngắn đều tập trung vào đề tài lịch sử với những nhân vật nữ ám ảnh.
Các nhà văn Sài Gòn trước đây đều viết feuilleton (tiểu thuyết đăng báo nhiều kỳ). Đầu tiên là có thu nhập hằng tháng để lo cho nồi cơm. Thứ nữa là để độc giả biết tên tuổi, biết tiểu thuyết của mình. Thứ ba là việc viết feuilleton thúc đẩy nhà văn sáng tác liên tục, đồng thời nắm được thị hiếu, yêu cầu của người đọc đương thời.
Tác phẩm "Ta có bi quan không?" của Khải Đơn kể những trải nghiệm khó khăn trên hành trình trưởng thành của người trẻ.
Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) Chu Văn Hòa cho biết Cục đang lập hồ sơ để ra quyết định thu hồi cuốn sách “Miếng ngon Hà Nội” do Nhà xuất bản Dân trí liên kết với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Văn hóa Minh Tân – Nhà sách Minh Thắng phát hành do cuốn sách có sai phạm nghiêm trọng về nội dung.
Giọt sầu đa mang là cuốn tiểu thuyết thứ 9 của nhà văn Nguyễn Đình Tú. Điểm đặc biệt ở nhà văn này khiến cho anh bật lên so với các nhà văn cùng thế hệ là sức viết khỏe, viết đa dạng nhiều chủ đề...
Ở tuổi 85, nhà văn “lão làng” Nguyễn Xuân Khánh tuyên bố dừng viết, bằng một “dấu chấm” được cho là tác phẩm xuất sắc nhất trong đời văn nghiệp của ông: “Chuyện ngõ nghèo”. Nhưng một mặt, ông lại tiếc, kể chi quỹ thời gian của mình còn nhiều, để có thể... học thêm hai ngoại ngữ nữa.
Những cuốn tự truyện viết về tuổi thơ thời chiến tranh, thời bao cấp xuất hiện trên văn đàn không chỉ là những câu chuyện của ký ức tác giả mà còn như những cánh cửa mở ra để độc giả khám phá, tiếp cận với lịch sử ở nhiều góc cạnh khác nhau.
“Kim Thiếp vũ môn” là một quyển sách mà cấu trúc, văn phong và bút pháp không theo tiền lệ, nhưng mỗi câu chữ, mỗi chương, mỗi hồi không chỉ là lịch sử, là khoa học, là tiểu thuyết mà còn là tình yêu, là thân phận, là văn chương, thế sự, cuộc đời...
Trường ca “Ngụ ngôn của người đãng trí” đã đưa Ngô Kha - một nhà thơ tranh đấu trong phong trào hòa bình và dân tộc ở Huế - trở thành nhà thơ Việt đầu tiên kết hợp được thơ siêu thực và thơ yêu nước.
Nhân kỷ niệm 42 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2017), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật vừa cho ra mắt ấn bản tiếng Anh cuốn tiểu thuyết “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” của nhà báo - nhà văn Trần Mai Hạnh. Theo nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, sự thật trong cuốn sách là thứ kim cương của văn học tư liệu.
Sẽ thật vô duyên nếu viết dài dòng về một cuốn sách kiệm chữ từ tiêu đề trở đi, như trường hợp "Thấy" của Lê Thiết Cương. Nhưng một khi đã “thấy” ở sách nhiều điều cần thấy mà không cất lời thì e rằng kìm nín là một lựa chọn hời hợt.
Tính đến năm 2016, nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hà đã sở hữu sáu tập thơ (Gửi con lời ru, Đi ngang chiều gió, Cỏ mặt trời, Người gánh vô hình, Đứt dải yếm, Ngả vào nguyên khôi), một tập tản văn (Lạc trong đêm liêu trai), ba tập truyện ngắn (Đầm ma, Ám ảnh, Con sóng màu hổ phách), một tiểu thuyết (Mưa trong nắng). Đó là những con số biết nói. Đôi lúc tôi cứ vân vi mà nghĩ rằng, người phụ nữ mảnh mai, dịu dàng này lấy đâu ra sức lực để viết được cả ngàn trang sách như thế, nếu không là đam mê chữ nghĩa, văn chương. Hẳn là cái nghiệp!