5 cuốn sách viễn tưởng hay nhất năm 2018

15:39 14/12/2018

Các biên tập viên của tờ The Times Book Reivew vừa lựa chọn những cuốn sách hư cấu, viễn tưởng hay nhất trong năm 2018.

Asymmetry (Không đối xứng) - Lisa Halliday

Tiểu thuyết đầu tay của Halliday là sự kết hợp của hai câu chuyện được viết rất trau chuốt, gọn gàng dễ hiểu, mang hơi hướng phóng sự, xoay quanh quyền lực, tình yêu, tham vọng văn chương và xung đột toàn cầu.

Trong phần đầu tiên, được đặt tựa là “Folly”, Halliday kể câu chuyện tình yêu giữa Ezra Blazer, 75 tuổi, tiểu thuyết gia gốc Manhattan, với tài năng xứng đáng đoạt giải Nobel và Mary-Alice, cô gái chỉ mới 25 tuổi. Sang phần thứ hai có tựa “Madness”, nhà văn kể về Amar - nhà kinh tế học người Mĩ gốc Iraq, mô tả cảnh bị giam tại sân bay Heathrow trong tuần cuối cùng của năm 2008 trên một chuyến đi từ Los Angeles, nơi anh sống, đến Kurdistan, để thăm anh trai Sami.

Những suy nghĩ của anh đã lướt qua hàng chục năm, kể từ khi anh ra đời trên chiếc máy bay của hãng hàng không Iraq, đến những tháng ngày tới Baghdad để thăm Sami, người anh trai đang làm bác sĩ trong vùng chiến sự.

The Great Believers (Các tín đồ vĩ đại) - Rebecca Makkai

Cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh Chicago (Mĩ) những năm 80 và Paris (Pháp) thời điểm xảy ra vụ khủng bố năm 2015 để lồng ghép nhiều câu chuyện khác nhau: bạo loạn xã hội; những ám ảnh về căn bệnh thế kỉ; người mẹ tìm kiếm đứa con gái của mình; câu chuyện về người đồng tính... Những vấn đề nóng hổi, nổi cộm của xã hội được đề cập sinh động trong tác phẩm đã khiến The Great Believers lọt vào vòng chung khảo tranh giải Man Booker và giải thưởng Sách quốc gia Mĩ 2018.

The Perfect Nanny (Người lạ trong nhà) - Leila Slimani

Tác giải từng giành giải thưởng Goncourt viết nên cuốn tiểu thuyết li kì về một bảo mẫu đã giết hai đứa trẻ mà cô ta chăm sóc, sau đó cô ta cũng tự kết liễu đời mình. Cuốn sách mở đầu, dẫn dắt như những thước phim kinh dị, lại hé mở ra những câu chuyện khác đằng sau nó. Đây là một câu chuyện đầy gay cấn, hồi hộp, cuốn hút bạn đọc trong những xoắn ốc lớp lang nội dung.

There There (Đây đây) - Tommy Orange

Tommy Orange sinh ra và lớn lên tại Oakland, California. Cuốn tiểu thuyết đầu tay của anh là câu chuyện đại diện của một người Mĩ bản địa kể lại một phần lịch sử đau thương trong quá trình bảo tồn vẻ đẹp và bản sắc văn hóa tại quê hương mình.

There There xây dựng 12 nhân vật với 12 lời kể, mỗi nhân vật đều có những lí do trải qua hành trình gian khổ tìm đến Big Oakland Powwow, nơi họ tìm thấy chính bản thân mình. Chính vì lẽ đó, cuốn tiểu thuyết đã mang đến những câu chuyện đa dạng để khắc họa chân dung nước Mĩ ít ai được thấy. Đây là một cuốn sách đầy xúc động, hài hước, giận dữ, sợ hãi…

Washington Black (Washington Đen) - Esi Edugvan

Washington Black là tiểu thuyết thứ ba của nữ nhà văn da màu Canada Esi Edugyan kể về cậu bé 11 tuổi George Washington Black tìm mọi cách để thoát khỏi kiếp nô lệ và tìm kiếm tự do. Cậu bé đi qua những xứ sở khác nhau, từ những cánh đồng cằn cỗi của vùng Caribe đến vùng Viễn Bắc đông lạnh. Qua mỗi chặng đường của cậu bé, những hình dung về tình bạn, tình yêu thương, sự cứu rỗi và phản bội của thế giới được tạo nên, để gợi ra một câu hỏi ám ảnh nhất: Tự do đích thực là gì?

Nhà văn Esi Edugyan là người đã giành được nhiều giải thưởng lớn cho cuốn tiểu thuyết Half-Blood Blues năm 2011. Trở lại với Washington Black, cô được tôn vinh trong các đề cử giải thưởng lớn: Giller Prize, Huân chương Andrew Carnegie và Man Booker 2018.

Theo Bình Nguyên - VNQĐ

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • . Hai năm sau kể từ khi Julia Kristeva đưa ra khái niệm liên văn bản (intertextuality), Roland Barthes đã đi xa hơn nhiều qua một tuyên bố gây sốc: Cái chết của tác giả (The Death of the Author, 1968). Những quan niệm mới mẻ của các nhà khoa học một thời từng là trụ cột của chủ nghĩa cấu trúc đã chính thức khép lại vai trò của isme này và mở ra giai đoạn hậu cấu trúc. Trong quan niệm mang tính gây hấn của họ, người đọc, từ chỗ là kẻ bên lề, đã chính thức bước vào vị thế trung tâm với tư cách là kẻ có quyền năng tối thượng trong việc thiết lập mối quan hệ và ý nghĩa giữa văn bản và liên văn bản, giữa văn bản và các thiết chế văn hóa đã tạo ra nó(1).

  • Tiểu thuyết về giải phóng miền Nam Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.1975 của nhà báo kỳ cựu Trần Mai Hạnh đã vượt qua tiểu thuyết về chiến tranh biên giới phía Bắc Mình và họ của Nguyễn Bình Phương, tác giả xuất sắc của văn học đương đại.

  • “Tay chơi” Nguyễn Quang Sáng rời xa cõi tạm, “trưởng lão” Tô Hoài về với “Cát bụi chân ai,” nhà văn của đất và người phương Nam - Anh Đức về với đất Mẹ, tác giả của “Biển và chim bói cá” - nhà văn Bùi Ngọc Tấn kết thúc hành trình sống và viết…

  • "Những đỉnh núi du ca" là công trình nghiên cứu mới nhất về tộc người H'mông của nhà nghiên cứu trẻ Nguyễn Mạnh Tiến (ảnh bên), người đã cố công lang thang suốt ba năm trên khắp miền núi phía Bắc mà trọng tâm là cao nguyên đá Đồng Văn để tìm kiếm cho mình một lối tiếp cận khả dĩ nhất để giải mã những phản ứng phức tạp của tộc người vừa đặc biệt, vừa hấp dẫn nhưng cũng không ít bí ẩn.

  • "Có một phố vừa đi qua phố" - tập di cảo của cố tác giả Đinh Vũ Hoàng Nguyên - là một trong bốn tác phẩm văn học đoạt giải "Văn học Nghệ thuật Thủ đô 2014".

  • Nhà văn quân đội có tiếng Đình Kính (Hải Phòng) viết ở nhiều lĩnh vực: Tiểu thuyết, truyện ngắn, ký, kịch bản phim. Mảng chủ đề lớn mà ông đeo đuổi là biển và những người lính biển, với các tác phẩm “Sóng cửa sông” (1976), “Đảo mùa gió” (1978), “Lính thủy” (1978), “Người của biển” (1985) - Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng, “Sóng chìm” (2002), “Huyền thoại tàu không số” (2012) - 2 tác phẩm này đều đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn VN. Phóng viên Báo Lao Động đã phỏng vấn ông…

  • Trong tiểu thuyết Xác phàm, nhà văn Nguyễn Đình Tú dùng hình ảnh “mùi buồn” để gợi lại ẩn ức về một cuộc chiến tranh.

  • Bất kỳ người cầm bút nào cũng đều mơ ước rằng tác phẩm của mình sẽ trở thành sách gối đầu giường của hàng triệu người. Sao chúng tôi - những nhà văn, nhà thơ Việt Nam lại không mong muốn một ngày tác phẩm của mình hiện diện trên các ngôn ngữ của dân tộc khác chứ?

  • NGUYỄN NHẬT ÁNH

                   Tạp văn

  • Nhà văn Tô Hoài - tác giả của cuốn sách "Dế mèn phiêu lưu ký"  khiến bao thế hệ bạn đọc Việt Nam say mê - đã từ trần vào trưa 6.7.2014 tại nhà riêng ở Hà Nội, hưởng thọ 95 tuổi. 

  • Nobel Văn học là đỉnh cao nhưng không phải đỉnh cao nào cũng làm hoan hỉ tất cả mọi người. Việc lựa chọn của viện Hàn lâm Thuỵ Điển những năm gần đây chắc chắn sẽ làm chạnh lòng những ai đã trót yêu thích thế giới văn chương của Kafka, Jorge Louis Borges, Umberto Eco, Robbe – Grillet, Italo Calvino…

  • Ngày nay, nhìn lại chủ trương cách mạng của Phan Châu Trinh cách đây hơn một thế kỷ, một lần nữa chúng ta lại thấy tầm nhìn của một người mang khát vọng Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh

  • Lần nào ra Hà Nội, dù dài ngày hay chỉ là thoáng chốc, nhà văn Trần Thùy Mai cũng tới ngồi uống cà phê ở nhà hàng Thủy Tạ nhìn ngắm hồ Gươm và hẹn bạn bè tới gặp gỡ chuyện trò. Hỏi vì sao chị chỉ chọn mỗi chỗ này, Trần Thùy Mai bảo: “Là vì ở đây là “Hà Nội nhất”, lại có thiên nhiên bao quanh, giống như  bờ sông Hương ở Huế vậy…”.