Ra đời cách đây 25 năm, bộ truyện “Kính Vạn Hoa” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có ý nghĩa đặc biệt, khơi luồng gió mới cho văn học thiếu nhi Việt Nam thời kỳ đổi mới, mang đến món ăn tinh thần lý thú bổ ích. Tuy nhiên, quá trình thực hiện bộ sách cũng thử thách những người chọn lựa bước trên con đường dài sáng tạo không ngừng nghỉ.
Chương trình giao lưu nhân kỷ niệm 25 năm ra đời "Kính Vạn Hoa" vừa diễn ra tại Hà Nội
Tạo sức sống cho tác phẩm thiếu nhi
“Cách đây 25 năm, sau thành công của bộ sách Doraemon, những người viết, người làm sách và bạn đọc mong ước có một bộ sách do tác giả Việt Nam sáng tác thu hút độc giả, cân bằng với sách dịch. Trong hoàn cảnh đó, Giám đốc NXB Kim Đồng Nguyễn Thắng Vu có quyết tâm lớn, tìm kiếm một trong số những tác giả viết cho thiếu nhi lúc ấy. Chúng tôi cùng nhìn thấy một tác giả trẻ, dồi dào năng lực, đầy triển vọng, có khả năng viết được tác phẩm như vậy” - nhà văn Lê Phương Liên, từng là biên tập viên của NXB Kim Đồng, chia sẻ tại buổi giao lưu nhân kỷ niệm 25 năm ra đời bộ sách "Kính Vạn Hoa" cuối tuần qua.
Năm 1994, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức hội nghị các nhà văn trẻ tại Hà Nội. Nhà văn Lê Phương Liên được giao nhiệm vụ gặp tác giả Nguyễn Nhật Ánh mời cộng tác... Họa sĩ Đỗ Hoàng Tường, với các bìa sách vừa mới mẻ, hiện đại, vừa phù hợp với thiếu nhi, được mời minh họa cho bộ sách mới. Nhà văn Lê Phương Liên nhớ lại: “Anh Ánh viết tập “Kính Vạn Hoa” đầu tiên, khi tôi nhận được là một bản thảo đánh máy. Lúc ấy, các nhà văn Việt Nam đều viết tay, lần đầu tiên có một người gửi bản thảo khác, cách viết có nhiều đổi mới. Anh Ánh và anh Tường đều rất đúng hẹn, bản thảo và minh họa gửi chuyển phát nhanh đều đặn từ miền Nam ra Hà Nội”.
Học sinh viết mực tím, bởi vậy, bộ sách lấy bìa màu tím để thể hiện nội dung nói về nhà trường, tình cảm thầy trò, bạn bè. Năm 1995, NXB Kim Đồng ra Tủ sách vàng, chọn những tác phẩm đặc biệt cho thiếu nhi, đã được độc giả yêu quý nhiều năm, được đánh giá cao, đã có bản thảo sẵn như: “Lá cờ thêu 6 chữ vàng”, “Dế Mèn phiêu lưu ký”, “Góc sân và khoảng trời”, “Đất rừng phương Nam”... và thêm tác phẩm lần đầu tiên ra mắt bạn đọc - “Kính Vạn Hoa”.
Nhiều ý kiến băn khoăn một tác phẩm mới như vậy liệu có xứng đáng đứng cùng các tác phẩm đã được khẳng định giá trị? Nhưng có ý kiến lại cho rằng, tác phẩm mới mang lại sức sống cho Tủ sách. Và thực tế, màu tím này đã làm phong phú cho Tủ sách vàng lấp lánh nhiều màu của NXB Kim Đồng, như màu nâu của truyện lịch sử, màu đỏ là các tác phẩm mới đoạt giải thưởng...
Thử thách người viết
Với cả người viết và biên tập, để ra được bộ sách là quá trình chạy đường dài, cố gắng hết sức. “Kính Vạn Hoa” khi ra tập 1, bìa 4 cuốn sách đã giới thiệu nội dung và minh họa tập 2, và tiếp diễn như vậy.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh chia sẻ: Chưa viết đã phải có tên sách, bìa, tóm tắt giới thiệu nội dung, đó là việc cực kỳ khó khăn. Họa sĩ giúp hoàn thiện tác phẩm tới tay bạn đọc nhưng cũng gây áp lực không kém với tác giả. “Khi hoàn thành bản thảo tập 4 và phải gửi kèm bìa của tập 5 “Xin lỗi mày, Tai To!”, tôi nghĩ ra một chi tiết cụ thể để họa sĩ vẽ trong đó có một tên trộm. Chuẩn bị tới ngày gửi ra Hà Nội, họa sĩ đưa bìa minh họa cho tôi và trong tranh có... 2 tên trộm, vì theo anh, 2 tên trộm thì tranh hài hòa, sinh động hơn. Sau đó tôi phải nghĩ nát óc, chế ra thêm một tên trộm cho hợp với bìa. Nhưng phải thừa nhận, truyện có 2 tên trộm sinh động hơn. Họa sĩ phải vẽ theo nhà văn, nhưng thực hiện bộ sách này, có lúc nhà văn phải viết theo bìa của họa sĩ. Đó cũng là áp lực nhưng cũng thử thách đòi hỏi người viết phải thay đổi, thích ứng...”.
Cuối năm 1995, “Kính Vạn Hoa” ra mỗi tuần một tập, qua năm 1996, mỗi tháng một tập, và đến năm 1997, hai tháng một tập. Khoảng cách giữa các tập ngày một xa... Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nói đùa rằng ông đã dành cả tuổi trẻ cho “Kính Vạn Hoa”. “Tôi đã viết hàng loạt sách cho tuổi mới lớn như “Cô gái đến từ hôm qua”, “Hoa hồng xứ khác”, “Bong bóng lên trời”... nhưng chưa có tác phẩm nào khiến tôi vất vả bằng bộ “Kính vạn hoa”. Mỗi tập của “Kính Vạn Hoa” tôi phải viết đúng mười chương, số chữ khi in ra phải tròn 192 trang sách, kinh khủng nhất là các tập của bộ truyện phải được in định kỳ. Những ràng buộc đó đã thử thách thần kinh của tôi ghê gớm”.
Ttrong quá trình viết bộ sách dài hơi này, nhà văn cảm thấy bị “hành hạ dữ dội”, nhiều lần đột ngột mất cảm hứng, nhiều lần đột ngột sa sút sức khỏe, nhiều lần định buông tay. Có cuốn chuẩn bị gửi bản thảo ra Hà Nội, thay vì bìa 4 giới thiệu tập tiếp theo, là lời chia tay bạn đọc. Nhưng vì sự chờ đợi của bạn đọc, động viên của NXB Kim Đồng, tác giả lại cố gắng đứng dậy đi tiếp, bởi “nhà văn quyết định chia tay nhân vật nhưng nhân vật quyết không chịu chia tay với nhà văn”.
Đến nay, sau 25 năm, bộ sách vẫn chinh phục bạn đọc nhiều thế hệ, vượt quá điều mà nhà văn Nguyễn Nhật Ánh nghĩ tới khi sáng tác. Đã có một thế hệ lớn lên cùng bộ sách, đọc tập đầu tiên năm 10 - 11 tuổi, và sau 45 tập kéo dài 7 năm, họ đã 17 - 18 tuổi... Không chỉ vậy, đông đảo bạn đọc hiện nay vẫn say sưa với “Kính Vạn Hoa”, nhiều bạn trẻ vẫn nhớ từng chi tiết trong truyện, tính cách của nhân vật... thể hiện sự yêu mến với bộ sách này.
Giám đốc NXB Kim Đồng Bùi Tuấn Nghĩa cho biết, đến nay, “Kính Vạn Hoa” vẫn là dự án đầu tư sáng tác dài hơi của Kim Đồng cho văn học thiếu nhi trong nước. Khoảng 7.000 trang sách trong 7 năm, với 7 ấn bản khác nhau và chưa có bộ sách nào, tác phẩm nào đạt trên 1 triệu bản ngay lần in đầu tiên. "1/4 thế kỷ đã trôi qua đủ để khẳng định giá trị, sức sống của tác phẩm. Tác phẩm không được háo hức chờ đợi đón đọc như ngày đầu ra mắt, nhưng chúng tôi vẫn xuất bản hàng năm để phục vụ bạn đọc".
(Đọc Áp tai vào đất, Lê Quang Trạng, Nxb Hội Nhà văn, 2017)
Nhà văn Nguyễn Thành Nhân (ảnh) được biết đến với tiểu thuyết Mùa xa nhà viết về những tháng năm anh làm nghĩa vụ quốc tế trên đất bạn Campuchia. Đây là tác phẩm đầu tay tạo được tiếng vang giúp anh tiến sâu hơn với nghề viết.
Chiều ngày 12/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam diễn ra tọa đàm giới thiệu hai cuốn tiểu thuyết “Phố Academy” ( tác giả Mary Costello, Hà Nguyễn dịch) và “Tuần lễ náu mình” (tác giả Maeve Binchy, Nguyễn Nhật Tuấn dịch) do Nhà xuất bản Phụ nữ cùng sự tài trợ của Đại sứ quán Ireland.
Tập sách 'Mỗi người một chỗ ngồi' mang phong vị văn chương "lạnh, sắc và tinh tế" của cây bút truyện ngắn tiêu biểu một thời.
Theo nhà nghiên cứu Trần Nhật Vy, đó là thời kỳ đầu của văn chương Sài Gòn gắn liền với thuở bình minh của báo chí chữ Quốc ngữ. Trần Nhật Vy đã tìm thấy nhiều tác phẩm có giá trị văn học sử trong quá trình nghiên cứu báo chí chữ Quốc ngữ cuối thế kỷ 19.
Nhà văn Vũ Hùng là tác giả của 40 đầu sách, trong đó có 2 tác phẩm được giải thường niên của Hội Nhà văn Việt Nam: truyện đồng thoại Sao Sao (1982) truyện ký Sống giữa bầy voi (1986).
Sau một gian nghiên cứu tìm tòi thể nghiệm, nhà văn Nguyên Hương vừa “trình làng” bộ ba “Tớ muốn đi cùng trời cuối đất” dành cho lứa tuổi học trò với cách viết mới mẻ, sử dụng yếu tố kì ảo khiến tác phẩm thêm phần cuốn hút.
“Bãi vàng và những chuyện tình nho nhỏ” bao gồm 15 truyện ngắn của nhà văn Ma Văn Kháng viết về tình yêu và thân phận người phụ nữ trong những cuộc tình trái ngang. Dưới ngòi bút của ông, tình yêu được miêu tả là “thuộc tính của những kẻ mang danh tính là con người,” (trích truyện ngắn “Bãi vàng”).
Truyện Linda Lê phản ánh thời biến động khó quên của một xứ sở, song hành hồi ức của một người đàn bà tâm thần, sống cô độc ở Paris.
Sáng nay (27/2), chuỗi sự kiện Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVI chính thức khởi động với hội thảo về thơ với chủ đề “Những vấn đề của thơ Việt Nam hiện nay” tại Hà Nội.
Ba cuốn sách của cố nhà văn Tô Hoài (“Giữ gìn 36 phố phường,” “Những ký ức không chịu ngủ yên” và “Người con gái xóm Cung”) chính thức ra mắt độc giả vào trong dịp đầu năm 2018.
“Giải thưởng sự nghiệp văn học” - một giải thưởng mới của Hội Nhà văn Việt Nam đã được trao cho nhà văn Vũ Hùng – cây viết đã bền bỉ dành cả cuộc đời mình để viết về trẻ em, muông thú, thiên nhiên.
Liên tiếp hai năm qua, Ma Văn Kháng trình làng 2 cuốn tiểu thuyết mới và mới đây một NXB cùng lúc phát hành 8 cuốn cả tiểu thuyết và truyện ngắn của cây bút có sức viết bền bỉ hàng hiếm ở Việt Nam. Nhưng Ma Văn Kháng liệu có còn phù hợp với đọc giả trẻ hôm nay, theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên vẫn là “câu hỏi khó”. Còn nhà văn Nguyễn Khánh Tình nói “đọc Ma Văn Kháng, tâm hồn tôi dịu đi”.
Đầu năm 2018, nhiều tựa sách văn học nước ngoài thú vị được các nhà xuất bản trong nước giới thiệu tới độc giả Việt Nam.
Sáng 25/1, Hội Nhà văn Việt Nam đã chính thức công bố danh sách Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2017.
Với 66 bài viết được chia làm 3 phần, cuốn sách “Như mây thong dong” của tác giả Lưu Đình Long do NXB Văn hóa - Văn nghệ và công ty Saigonbooks ấn hành là một trong những thông điệp đẹp và tình yêu và người trẻ hiện nay.
Tối 5/1, tọa đàm “Văn chương nói với ta điều gì về kẻ khác” được Bảo tàng thấu cảm và Khóa học mùa thu và phát triển (ASOD) đồng tổ chức nhằm hướng tới cái nhìn đa chiều và khoa học xung quanh vấn đề thấu cảm nói chung và vấn đề thấu cảm trong văn chương nói riêng.
Không hẹn mà gặp, gần như cùng một lúc NXB Kim Đồng cho ra mắt hai tập chân dung văn học “Đi tìm giấc mơ” của tác giả Trần Hoàng Thiên Kim và “Như cánh chim trong mắt của chân trời” của Văn Thành Lê.
Được viết từ trước năm 1975, bộ 3 tác phẩm truyện dài gồm “Áo tím qua đường”, “Mối tình như sương khói” và “Còn những bóng mưa tan” của nhà văn Từ Kế Tường về tình yêu tuổi mới lớn từng được đông đảo các thế hệ độc giả đón nhận.
Cảm nhận đầu tiên khi đọc “Văn nghệ Hà Nội những năm 1947 – 1954”, hồi ức - biên khảo của Lê Văn Ba (NXB Hội Nhà văn, 2017) là cuốn sách ngồn ngộn tư liệu và hấp dẫn. Lê Văn Ba có đủ điều kiện, hoàn cảnh và tư cách để làm việc này. Ông sống, sáng tác và hoạt động bí mật trong Hà Nội tạm chiếm, từng bị địch bắt và giam ở Nhà tù Hỏa Lò (hòa bình lập lại năm 1954 ông tròn 20 tuổi).