Tôi xin phép lấy nhận xét về thời trang của nhà thơ đương thời người Đức E. H. Ballermann để trả lời ngay - trước khi lý luận - câu hỏi thường đặt ra cho tôi "Áo dài truyền thống có đi ngược trào lưu hay xu hướng thời trang hiện đại không”, rằng: Không!
GS. TS. Thái Kim Lan trong trang phục áo dài gấm the thời Nguyễn
Ngược lại chính chiếc áo dài xưa nhất đối với tôi trên phương diện thời trang và phong cách văn hóa, ngày hôm nay lại là hiện đại nhất. Cái cũ nhất lại là cái mới nhất trên cả ba phương diện: phong cách mỹ thuật nhất cho một y phục cả nam lẫn nữ, thời trang (mode) nhất cho hiện nay, và đặc sắc nhất cho một tính cách văn hóa Việt Nam. Lịch sử hình thành chiếc áo dài từ hơn ba trăm năm nay cho thấy chiếc áo dài ôm trọn được cả 3 điểm nhất ấy.
Dấu ấn của một nền văn hóa mới
Khi chúa Nguyễn Phúc Khoát năm 1744 cho thiết kế chiếc áo dài ngũ thân, ông đã không xem y phục như một thứ che thân đơn giản. Áo dài mà ông đề xướng mang ý nghĩa của một sứ mệnh văn hóa đặc thù cho con người sống trong thời của ông trên nhiều lĩnh vực đạo đức và thẩm mỹ nhân bản. Ngoài dấu ấn độc lập chính trị đối với chúa Trịnh và các nước láng giềng, áo dài như y phục nam - nữ của người Đàng Trong là dấu ấn của một nền văn hóa mới ấn định cung cách con người trong cách sống mới, phân biệt với lề lối của người ngoài xứ. Ngoài việc che đậy thân thể, áo dài nhắc nhở con người sống hiếu thảo thuận hòa với cha mẹ anh chị em, trung tín với người chung quanh, kính trọng ta và người. Áo dài có ngũ (năm) thân tượng trưng phụ mẫu của hai bên cha mẹ và chính người mang áo, năm hạt nút cài áo mang ý nghĩa ngũ thường, nhân - lễ - nghĩa - trí - tín, đưa tín hiệu người mang áo tôn trọng nghi lễ làm người trong xã hội.
Qui định thời trang của vị Chúa nổi tiếng gương mẫu và tài ba dưới dạng mẫu “áo dài” đã được người đương thời tuân phục và phát huy, trở nên một “mốt” y phục cho các tầng lớp người trong xã hội từ cung đình, cho đến quan lại và thường dân nam nữ. Bất kể tuổi tác hay giai cấp, họ có chung một mẫu y phục tiêu biểu dưới thời chúa Nguyễn cuối thế kỷ XVIII, trải qua thế kỷ XIX, đến khi vua Nguyễn Gia Long thống nhất toàn thể đất nước và vị vua kế tiếp, Minh Mạng đã ra sắc lệnh “thống nhất y phục bắc nam” cho tất cả người Việt. Áo dài và quần dài từ đó được công nhận như là quốc phục cho cả nam và nữ trên lãnh thổ Việt Nam.
Cúi đầu thán phục và ngưỡng mộ
Có thể nói áo dài vẫn giữ vai trò độc tôn như là quốc phục mãi đến thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, mặc dù đầu thế kỷ XIX ảnh hưởng của Tây phương khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp đã bắt đầu lan tỏa lên toàn diện đời sống văn hóa của người Việt.
Trong trào lưu cách tân khoảng thập niên 20, 30 của thế kỷ XX, hoạ sĩ Nguyễn Cát Tường đã nhìn lại chiếc áo dài cổ điển và “cách tân” chiếc áo dài đặc biệt cho người phụ nữ, trong lúc chiếc áo dài của nam giới hầu như bị hoán đổi bởi lối ăn vận Âu phục như một tuyên ngôn cách mạng (cắt tóc ngắn, mặc Âu phục). Có lẽ cũng cùng cảm hứng với người phát minh chiếc áo dài, nhưng dưới ảnh hưởng của thời khai sáng Âu châu, chiếc áo mà nhà thiết kế Cát Tường đề nghị lại nhấn mạnh nữ tính và vẻ đẹp phụ nữ so với chiếc áo rộng buông thả ngày trước, ông thu hẹp vạt áo thành hai tà, đổi ngắn thành dài. Cát Tường nhìn chiếc áo dài thể hiện được ưu điểm của phái yếu: Vẻ đẹp đàn bà trong cả hai phương diện tâm hồn và thể xác.
Thập niên 1930, 1940, chính chiếc áo dài là thời trang “par exellence” cho phụ nữ Việt với điểm nhấn tà áo dài hơn, đường eo rõ hơn. Qua chiếc áo dài, Cát Tường nhấn mạnh sự uyển chuyển đường cong đồng thời vẫn giữ nét kín đáo mà áo dài vốn có, mặt khác ông tôn trọng những quy củ áo truyền thống như nút gài, cổ áo thấp, vạt áo rộng vừa phải, hai tà úp kín dáng người...
Áo dài trong phong ba bão táp của thời Pháp thuộc, lạ thay vẫn giữ vị trí bất di bất dịch là áo truyền thống Việt Nam. Có thể nói, tham vọng của chính quyền thuộc địa Pháp trong suốt một trăm năm đô hộ là Pháp hóa người Việt, nhưng tham vọng ấy đã dừng lại trước chiếc áo dài, như quốc phục Việt Nam. Có lẽ chỉ có chiếc áo dài với phong cách độc đáo của nó đã chinh phục người Pháp (mãi đến thời đại bây giờ có lẽ càng hơn), làm cho người kiêu căng quyền lực nhất cũng phải cúi đầu. Sự cúi đầu này nên được hiểu đúng nhất bao hàm sự thán phục trước một vẻ đẹp - nói riêng về thời trang, y phục - trước một nét thẩm mỹ độc đáo không nơi nào có được. Điều này tôi có thể cảm nhận được qua kinh nghiệm bản thân, trong thời gian du học tại Đức, khi mặc chiếc áo dài đến trường, một sinh viên Đức đã đến quỳ gối và nâng tà áo dài lên hôn với ánh mắt đầy ngưỡng mộ. Pháp, Đức, Mỹ hay ở nơi đâu khác, chiếc áo dài Việt Nam vẫn hiện thân sự sáng tạo đầy thẩm mỹ tôn vinh vẻ đẹp và nhân cách của con người mặc nó.
Thập niên 60 của thế kỷ XX, áo dài một lần nữa được cách tân qua thiết kế mới của đạo diễn Thái Thúc Nha với cổ decollete, khoét rộng, nhấn mạnh vòng ngực, áo chít eo theo kiểu lưng ong, vạt hẹp và dài phết đất, được trở nên thời trang, mode, nhất là ở các thành phố miền Nam xa Huế. Sự phổ biến được lan rộng với sự ủng hộ của các nghệ sĩ mọi tầng lớp như Kiều Chinh, Thẩm Thúy Hằng, bà Trần Lệ Xuân...
Áo dài vào... đáy rương
Sau mười năm giữa thập niên 1970 cho đến giữa thập niên 1980, trong cơn khủng hoảng văn hóa về truyền thống bị xem là phong kiến, áo dài biệt tăm trên đường phố. Tôi vẫn còn nhớ mãi sự hụt hẫng, nuối tiếc và đau lòng khi trở về quê hương lần đầu tiên, quang cảnh đường phố, sinh hoạt công cộng không còn bóng dáng chiếc áo dài, ngôi trường xưa không còn tà áo trắng thướt tha.
Sự thâm nhập đa dạng không kiểm soát từ nước ngoài trên phương diện thời trang tại Việt Nam khoảng thập niên 1980, 1990 đã tạo nên một giai đoạn thời trang khá phức hợp, nếu không nói là hỗn loạn từ những y phục Tây phương second hand qua gói viện trợ phát triển. Mốt Tây phương không chọn lọc hầu như chế ngự bản đồ thời trang Việt một thời gian dài đã đẩy lùi chiếc áo dài vào đáy rương. Những chiếc áo xưa có khi còn bị bán tháo để đổi lấy chén cơm như nhiều gia đình quý tộc trong cơn sa sút buộc lòng phải bỏ áo. Áo dài tưởng như biến mất. Nhưng không. Sự khủng hoảng không thể xóa mất nét đẹp, văn hóa truyền thống của áo dài.
Đó là khoảng thời gian cho những người yêu áo dài thấy rõ giá trị không thể thay thế được của chiếc áo dài trong đời sống xã hội Việt Nam. Nó đồng hóa với bản lai của một dân tộc từ hơn ba trăm năm. Cho nên trăn trở với sự tồn vong của chiếc áo dài. Không ít người sục sạo đi tìm bản lai của chiếc áo dài, trong đó có tác giả của bài viết này, như một nỗi đam mê bị thu hút bởi vẻ đẹp độc sáng của chiếc áo dài xưa.
Bộ sưu tập áo dài tôn vinh văn hóa các vùng miền của Việt Nam của NTK Ngọc Hân | Nguồn: VOV |
Được đánh thức hồi sinh
Áo dài đã được đánh thức hồi sinh từ nhiều góc nhìn khác nhau trên thế giới khi Việt Nam mở cửa hội nhập. Người Việt Nam ở hải ngoại có lẽ là những người mơ ước áo dài nhất khi trở về quê hương. Kế tiếp là khách nước ngoài du lịch Việt Nam, từ thập niên 1990, mà sự tìm tòi nét tiêu biểu của văn hóa Việt Nam thường dừng lại nơi chiếc áo dài không nơi nào sánh được. Trên lĩnh vực văn hóa và thời trang, áo dài trở lại bằng con đường của biểu diễn hơn là y phục cho đời thường, những lễ hội áo dài từ năm 2000 ở các thành phố như Huế, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, đã đưa áo dài thành những biến tấu, những thương hiệu khác nhau. Sự quảng bá áo dài, dù từ góc độ biểu dương bề ngoài, đôi khi như một nước sơn đánh bóng với những biến tấu quá mức, nhưng có lẽ cần thiết cho một cuộc hồi sinh. Chính trong bối cảnh này áo dài dưới hình thức cổ điển lại đáp ứng được “mốt” thời trang vừa lịch lãm nghiêm trang, vừa quý phái thanh thoát, nó trở thành mới nhất giữa những mốt mới theo phong cách Âu châu đang nở rộ tại Việt Nam. Nhiều gợi hứng sáng tạo của thời trang Âu châu hiện đại đến từ mẫu áo dài cổ điển được phổ biến khắp nơi.
Đã có nhiều sự kiện xảy ra chung quanh việc khôi phục áo dài Việt Nam song song với phong trào toàn cầu hóa, việc sưu tầm áo dài xưa nguyên bản để nhận lại bản lai diện mục chiếc áo dài là điều cần thiết. Trong điều kiện khiêm tốn của mình, các triển lãm bộ sưu tập áo dài xưa cung đình Nguyễn tại Viện Goethe Hà Nội năm 2015 và tại Bảo tàng Văn hóa Huế năm 2016, cũng như triển lãm bộ sưu tập áo dài nam tại Huế năm 2018, đều nằm trong ý hướng trình bày những bộ áo nguyên bản chứ không phải sao chép để gây cảm hứng cho người đương thời, rằng chiếc áo dài là hồn cốt của phong cách Việt Nam có thể giúp ta phân biệt và nhận diện mình trên thế giới.
Sự khám phá lại vẻ đẹp của chiếc áo ngũ thân dành cho nam giới hiện nay lại là một phá cách mới đang được chú ý và thảo luận, chứng tỏ hơn một lần, rằng dù phong cách Tây phương với những bộ sưu tập của các nhà thiết kế với áo đầm đủ kiểu phong phú, nhưng phong cách ấy vẫn còn tuỳ thuộc với phong cách Âu châu đã có truyền thống lâu đời - vậy nên vẫn so le một bước. Trong lúc ấy, sự trở lại với áo dài nam hay nữ, theo tôi, chính là cái mới theo phong cách Việt Nam với những sáng tạo của nghệ nhân đương thời.
Cũng trong ý nghĩa này, xin nhắc lại lời phát biểu trong buổi khai mạc triển lãm áo dài năm 2015: “Có lẽ trong khi chiêm ngưỡng những chiếc áo dài này, những chiếc tàn y, chúng ta sẽ nhận ra được rằng chúng không tàn mà lại thêm tươi. Vẻ đẹp của chúng có thể gợi cho chúng ta những cảm hứng nghệ thuật chính nơi những khoảnh khắc đồng thời hiện đại của xã hội đang đổi thay từng giờ, rằng cái xưa vẫn còn nhiệm vụ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống văn hóa Việt sâu xa và nồng hơi ấm con người, rằng nếu không có quá khứ thì những gì hiện đại sẽ ly tán, vụn vặt hư hao ý nghĩa, rằng cái hiện nay cần được chiếu sáng hơn từ cái xưa kia để sáng tạo nên hiện tại sẽ là quá khứ độc sáng cho mai sau, rằng bảo tồn văn hóa chính là nuôi dưỡng mạch sống không ngừng cho thế hệ kế tiếp…”
Nguồn: GS TS Thái Kim Lan - ĐBND
Thừa Thiên Huế đang đứng trước cơ hội rất lớn để xây dựng Huế trở thành một đô thị lớn với đầy đủ tầm vóc, tính chất sánh ngang tầm với thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Thời buổi internet thật tuyệt vời, nói vui theo “teen” kiểu “sát thủ đầu mưng mủ” thì quả là “tiện ích như cú hích”. Với nhà văn, tác phẩm viết ra xong không nhất thiết phải in thành sách, cứ post lên blog cũng có hàng nghìn hàng vạn bạn đọc truy cập, rồi cư dân mạng khắp nơi trên thế giới cập nhật thông tin, coppi, comment bày tỏ quan điểm, phô bày xúc cảm ngay, vui ra phết, chí tình ra phết.
Ngày nay, khi văn học không hoàn toàn bấu víu vào những đại tự sự mà thay vào đó là sự lên ngôi của tiểu tự sự thì thế giới trong văn chương trở thành những thế giới ảo, dung chứa tất cả những lệch pha và ngụy tạo so với thế giới khách thể. Người sáng tạo cũng từ đó ý thức được sức mạnh trong việc cách tân bút pháp và thay đổi cảm quan trong thế giới chữ của mình.
NGUYỄN VĂN TOÀN
Té ra, cái thời nhân dân lao động làm chủ xã hội đã… xưa rồi Diễm. Và rằng, ở thời điểm hiện nay, VIP đã là một phần tất yếu của cuộc sống. Và họ cũng được dân gian nhìn nhận là những ông vua “con” ở cõi nhân tình thế thái khi sở hữu đầy ắp bao cơ man đô la và vàng bạc.
Huế là thành phố sông ngòi chằng chịt, từ sông đến đầm phá và biển. Đặc biệt, sông Hương và hệ thống thủy đạo kinh thành Huế cũng như các cồn bao quanh kinh thành phần lớn là hình ảnh mang tính biểu tượng của Huế, là một trong những cảnh quan chính của thành phố. Một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sông nước và lịch sử thành phố có khả năng tạo ra một sản phẩm du lịch độc đáo cho Huế, mở ra nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cũng như cải thiện cuộc sống người dân dọc hai bên bờ sông.
Tri thức vốn dĩ là tài sản chung của nhân loại. Tri thức là cái kho học thuật vô giá mà mỗi con người cần được trau dồi để bảo đảm vai trò, chức năng của mình trong xã hội.
Việc đại biểu Đỗ Văn Đương (TP HCM) đề nghị Quốc hội nên có Luật Từ chức (17/11) khiến dư luận xã hội có những phản ứng trái ngược nhau trong mấy ngày trở lại đây.
Việt Nam đang đứng trước con đường có khá nhiều chông gai và nhiều thử thách. Hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới, Việt Nam cần nhiều sự đổi mới để tiếp tục phát triển.
Trong những năm gần đây, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã tạo nên sự trù phú cho nhiều làng quê Việt. Tuy nhiên, song hành với đó bản sắc văn hóa làng Việt đang bị mai một dần; nếu không có giải pháp gìn giữ thì những làng quê truyền thống, những nếp làng xưa sẽ chỉ còn trong ký ức.
I. Ba bước chuyển hệ hình trong văn học Việt Nam và vai trò của các nhà văn trẻ
SHO - Có cảm giác như xã hội đang mặc nhiên coi chuyện chạy điểm cho con em, chạy theo thành tích cho học trò lâu ngày đã thành thói quen khó chữa khiến người ta quên rằng lòng tự trọng, lòng nhân ái là cao hơn hết và cần có mặt hơn hết! Có phải người ta đã quên đi lòng tự trọng, lòng nhân ái cần có hay không? Tôi không bi quan đến mức nói rằng người ta đã quên nhưng quả thật không thể dửng dưng trước câu hỏi đó.
Bài viết này có thể gọi là sự nối tiếp bài " Các cây viết trẻ Việt liệu đã thua trên sân nhà? " cách đây không lâu của tôi. Tôi viết bài tiếp theo này là vì ở bài viết trước có nhiều ý kiến thảo luận của người đọc đã mở ra cho tôi những cách nhìn sâu rộng khác hơn về chủ đề đã nói trong bài viết trước.
LTS: Tình cờ trong lúc lang thang trên mạng, SHO đã đọc được bài viết này trong một blog. Thiết nghĩ đây cũng là vấn đề nảy sinh thực trạng đáng buồn giữa các nhà văn trẻ và các nhà xuất bản, SHO đăng tải để chúng ta cùng cận cảnh...
Tháng bảy về rồi, nơi quê nhà quê mẹ đã thu chưa? Nơi con ở bây giờ, gió đã chuyển mùa, để rồi chiều nay khi lang thang trên con đường xứ sở, con chợt thảng thốt nhận ra rằng chỉ còn vài ngày nữa thôi, mùa Vu lan sẽ lại về. Nhanh thật đó!
Với đặc thù của môn Lịch sử ở bậc THPT, những câu hỏi mang tính khái quát về tiến trình lịch sử sẽ có giá trị hơn nhiều so với những câu hỏi đi quá sâu vào tiểu tiết mà chúng ta vẫn gặp trong các đề thi Lịch sử hiện nay và kết quả thi nhiều khả năng sẽ tốt hơn.
Dễ ai quên câu hát: “Trời sinh voi trời không sinh cỏ, Thượng đế buồn Thượng đế bỏ đi”.
Lòng yêu nước vốn rất sâu sắc và mãnh liệt xét trên 2 bình diện xã hội gồm giai tầng lãnh đạo(người nắm quyền cai trị) và người dân (kẻ bị trị) đã có lúc bị mai một và chỉ còn như cái bóng khi dân bị bóc lột, hà hiếp còn vua, quan chỉ chăm chăm cướp đoạt, làm giàu, hưởng lạc và chia bè kéo cánh.
Có những tình huống mà im lặng không giúp ta tránh né được hiểm nguy, ngược lại chỉ làm tăng mối họa vì khiến người khác lầm tưởng im lặng là bạc nhược.
Bán bà con xa mua láng giềng gần, điều đó đúng trong trường hợp người láng giềng có đủ nhân cách và mức độ tự tin để chúng ta làm được điều đó.
Báo chí trong tháng 5.2011 vừa qua trong rất nhiều thông tin đời sống xã hội, có nêu những vấn đề nổi cộm khiến cho nhiều người cầm bút phải suy nghĩ.