[if gte mso 9]> Diễn biến hàng chục năm qua ở biển Đông, chuyện những con “tàu lạ” đi lại trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam không còn là sự xa lạ nữa. Những vị khách không mời ấy thật sự đến không vì tấm lòng thành mà bằng những mưu đồ chước quỷ đầy toan tính. Sự kiện 26/5 gần đây nhất, một lần nữa trát thêm vết đen trong quan hệ hai nước và những vấn đề liên quan đến biển Đông. Sáng 26/5, các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động thăm dò khảo sát của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn dầu khí Petro Vietnam. Vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc xâm nhập, chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam. 5 ngày sau, chiều 31/5, 3 tàu quân sự khác thuộc lực lượng hải quân Trung Quốc đã nổ sung uy hiếp, ngăn cản 4 tàu cá của tỉnh Phú Yên trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Sự việc diễn ra trong lúc 4 tàu đánh cá của ngư dân TP Tuy Hòa đang hành nghề đánh bắt cá ngừ đại dương ở vị trí 8 độ 56’ vĩ độ bắc, 112 độ 45’ kinh độ đông, cách đảo Đá Đông, quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa khoảng 5 hải lý về phía đông nam, thì 3 chiếc tàu Hải quân Trung Quốc tiến đến. Cách tàu Việt Nam khoảng 40 m, họ đã nổ súng bắn xuống nước uy hiếp, đe dọa không cho ngư dân Việt Nam hành nghề. Trong một diễn biến khác, hôm qua ngày 1/6, anh Huỳnh Công Kính (32 tuổi) ở thôn Đông, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), chủ tàu cá QNg-66369 TS cho biết, tàu cá của anh bị tàu chiến Trung Quốc phá hoại dây lặn, lấy toàn bộ lương thực, thực phẩm và các ngư lưới cụ khác khi tàu đang khai thác hải sản trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa. Tính tới thời điểm này, đây là tàu thứ 4 của ngư dân Quảng Ngãi trong tháng 5/2011 bị Trung Quốc trấn lột và phá hoại tài sản khi hành nghề trên vùng biển của Việt Nam. Lại một lần nữa Trung Quốc liên tiếp “ném những hạt sạn gai góc” vào vấn đề biển Đông. Những hành động trên trong những ngày vừa qua đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002. Rõ ràng đó là một chuỗi những hành động táo tợn nhất từ trước tới nay của Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền lãnh hải, gây tổn hại đến quan hệ giữa hai nước. Phương châm “16 chữ vàng” chẳng còn đáng giá gì ở đây, nó đã hóa thành thứ kim loại rẻ tiền. Trung Quốc đã dùng chiêu cũ “cá lớn nuốt cá bé”, nhân danh bề trên kẻ cả để áp đặt “luật rừng” trong quan hệ quốc tế hiện đại, đi ngược lại hoàn toàn với những mong mỏi của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới. Một chuỗi sự kiện, hành động liên tiếp ấy không phải là sự tình cờ, ngẫu ý nữa. Trung Quốc đã đi quá xa những gì chúng ta có thể chấp nhận. Thực tế họ muốn chứng minh điều gì khi sử dụng lực lượng tàu hải giám và tàu quân sự trong hai vụ việc vừa rồi với tư cách quốc gia để làm một việc trái với luật pháp và logic thông thường trong ứng xử quốc tế. Việt Nam không phải là một trường hợp đặc biệt, hành động này Trung Quốc cũng đã áp dụng ở vùng biển Philippines vào tháng 3 vừa rồi. Điều này cho thấy Trung Quốc đang muốn chứng minh tuyên bố về lãnh hải “đường lưỡi bò” và điều kiện áp đặt về chủ quyền trên biển Đông mà Quốc vụ viện Trung Quốc đã thông qua vào năm 2009. Mặt khác hành động này cũng là sự “thử gan”, kiểm chứng sự phản ứng của các đối tượng chiến lược cần áp chế quyền lực trên biển của Trung Quốc trong tương lai. Đồng thời, nghiệm xem dư luận quốc tế và các hành động bênh vực của “một nước thứ ba” nào đó trong vấn đề mang tính chất song phương này. Mưu đồ Trung Quốc rất lớn, tham vọng bành trướng bá quyền mang tầm chiến lược thế kỉ, liên quan đến sự tồn tại và chủ quyền biển đảo của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Con rồng đã thức giấc, thực sự vươn mình để quẫy đuôi đạp sóng. Cái bụng Trung Hoa mấy ngàn năm chỉ toàn khói lửa và tương lai sẽ phun ra những gì của quá khứ. Truyền thống “viễn giao cận công” của giới chính trị Trung Quốc từ xưa đến nay luôn là phương châm chiến lược. Diễn biến sự kiện trong những năm đầu thế kỉ này đã chứng minh điều đó. Dĩ nhiên, nếu một chú rồng hành động như vậy thì nó đã tự biến mình thành loài bạch tuột đáng sợ đi hoang, ứng xử hẹp hòi và thiếu văn minh. Một kẻ láng giềng giàu tham lam và táo tợn sẽ hành động gì với “hàng rào” của họ? “Người trong nhà” sẽ không khó để nhận biết. Vậy chúng ta sẽ làm gì? Chỉ có thể nói bằng hai từ “ĐOÀN KẾT” để vạch ra một cơ sách chiến lược đối phó lâu dài và chuẩn bị trước các tình huống xấu nhất có thể. Đó là sức mạnh của giống nòi, là chân lí làm nên lịch sử, quyết định vận mệnh của chúng ta - một dân tộc Việt Nam bền gan, vững chí trước những biến động to lớn của lịch sử. LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG |
Chúng ta đang đối diện với truyện ngắn - thể loại đầy sức năng sản ở thời điểm đương đại, và cũng có thể nhận định rằng, đây là thể loại sáng tạo nhất trong tư duy hệ hình văn học hậu hiện đại.
NGUYỄN TĂNG PHÔ
NGUYỄN KHẮC THẠCH
Phải giải thích cho mỗi người thích giải
Cần công bằng với những kẻ bằng công.
LTS: Nhân Tạp chí Sông Hương phát hành số thứ 100 (6-1997), Ban Biên tập chúng tôi có dịp trò chuyện với hai nhà văn từng là Tổng biên tập của tạp chí: Tô Nhuận Vỹ và Nguyễn Khắc Phê.
UÔNG TRIỀU
Tôi nghĩ tiếng Việt chưa bao giờ vào giai đoạn thay đổi nhanh chóng và nhiều như bây giờ. Trong thời kỳ quốc tế hóa, toàn cầu hóa, tiếng Việt phải chịu những áp lực lớn hoặc tự thích nghi để phù hợp với tình hình mới.
VIỆT HÙNG
Văn hóa là một khái niệm rộng, nó bao trùm lên mọi hoạt động của con người trong xã hội. Văn hóa không những phản ánh được quan hệ giữa con người với con người, mà nó còn phản ánh được thế giới nội tâm của con người, và cả sự hòa hợp giữa thế giới nội tâm ấy với biểu hiện của nó ra bên ngoài xã hội.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trong hoạt động văn hóa - văn nghệ, một vấn đề thường gây ra bất đồng - thậm chí đưa đến những "vụ việc” tai tiếng - là việc đánh giá, bình chọn tác phẩm.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trong thời buổi thiên hạ đổ xô ra mặt tiền làm ăn, chuyện "nhà mặt tiền" đã xảy ra bao vụ xung đột và là đề tài của nhiều "tác phẩm" dân gian. Để chiếm được mặt tiền, ngoài thế lực đồng tiền, cũng đã ngầm nảy sinh "chế độ", "tiêu chuẩn" này nọ mới được cấp đất mặt tiền.
NGUYỄN QUANG HÀ
Ghi chép
Trong dân gian có câu: "Giàu tại phận, trắng tại da". Tố Hữu, nhà thơ cách mạng thì đặt lại vấn đề nghèo khổ: "Số phận hay do chế độ này?".
TRUNG SƠN
Một vài năm trở lại đây, những người quan tâm đến giá trị văn hóa của Huế vui mừng nhận thấy, bên cạnh các di sản quý báu của người xưa để lại, đã có không ít tác phẩm, công trình nghệ thuật mới làm đẹp thêm cho Huế, trong đó, hẳn phải kể đến sự xuất hiện các "Galery” - những phòng tranh thường xuyên ở 15 Lê Lợi, khách sạn Morin và những cuộc triển lãm được tổ chức liên tiếp ở Hội Văn Nghệ.
HOÀNG ĐĂNG KHOA
Trước hết cần minh định khái niệm, “trẻ” ở đây là chỉ xét về độ tuổi, cụ thể là dưới 35, theo quy ước mang tính tạm thời tương đối hiện hành của Hội Nhà văn Việt Nam.
"Việc trên đời, chỉ cần vẫn còn cơ hội sống thì dù liên tiếp gặp thiên tai nhân họa, tạm thời bị ức chế, sớm muộn cũng sẽ có ngày ngẩng cao đầu. Việc cá nhân là vậy, việc gia đình là vậy, việc quốc gia, dân tộc cũng là như thế...".
Đó là những trang nhật ký của bác sĩ, bệnh nhân và cả những nhà văn nhà thơ viết gửi cho người thân bạn bè trong đại dịch COVID-19.
Truyền tải các bài học với nội dung cô đọng, kết hợp với chuyện kể, hình ảnh, phim, trò chơi, hoạt động tương tác... giờ học lịch sử được tổ chức trực tuyến nhưng không khô khan, tạo được sự hứng thú, thu hút học sinh tìm hiểu về những câu chuyện của quá khứ. Đó là cách Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đang làm với Giờ học lịch sử online.
Những tháng ngày qua, cả nước căng mình chống đại dịch Covid-19 - kẻ thù cực kỳ nguy hiểm mà vô hình. Cuộc sống thường ngày vốn luôn sôi động bỗng trầm lặng xuống với không ít nỗi lo và sự ám ảnh, chờ đợi.
Nhằm gìn giữ và lan tỏa truyền thống hiếu học, coi trọng hiền tài, cũng như những giá trị lịch sử, văn hóa nghìn năm của dân tộc, dự án “Không gian văn hóa Quốc Tử Giám” vừa được xây dựng với các hoạt động hướng tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ.
30 năm gắn bó với TP Hồ Chí Minh từ ngày xuất ngũ, học đại học, trở thành giảng viên mỹ thuật, đồ họa, họa sĩ Lê Sa Long chưa bao giờ trải qua những ngày mà cả thành phố như “lặng hẳn” vì căng mình chống dịch Covid-19.