Sau những ngày rét mướt của mùa đông khắc nghiệt, xuân rồi cũng về theo đúng lộ trình bất di bất dịch của nó. Nếu người ta nghĩ rằng, mùa đông là mùa của sương bay và tuyết lạnh, mùa của cô đơn giá buốt, của chia xa tan vỡ, mùa làm cho cây cối trụi lá…; thì mùa xuân đem lại nhiều điều tốt đẹp: sự hồi sinh cho vạn vật qua sắc màu tươi xanh tràn đầy khát vọng, chim chóc nô nức vang rân đón chào nàng xuân, muôn hoa đua nhau khoe sắc thắm như đang ngợi ca sự sống dạt dào. Bản chất của vạn vật vốn uyển chuyển, luân lưu trong định luật vô thường. Trong cái định luật ấy, những đổi thay tiếp nối đổi thay; sau mùa xuân chắc chắn là mùa hè oi bức với những tia nắng sôi động; rồi mùa thu theo sau với những gam màu buồn bã, những lối đi về xào xạc lá vàng rơi sẽ làm nên một không gian man mác, vô vàn mơ mộng. Trong dòng thời gian biến chuyển không ngừng ấy, vạn hữu vẫn vậy - an nhiên thường tại giữa vô thường. Chúng sinh thì khác, vốn là loài có tình nên từ thuở sơ hoang, người ta đã biết rung cảm theo những đổi thay của thiên nhiên huyền nhiệm. Khi nhận ra được những khoảng thời gian khác nhau bằng kinh nghiệm từ sự sống nhiệm mầu, chúng sinh thường khoác ý niệm và tình cảm của mình lên trần cảnh; rồi từ đó, lòng tham đeo níu hoặc chối bỏ những gì bất như ý khiến chúng sinh chơi vơi trong khổ cảnh của định luật vô thường. Mỗi cuộc đời thường có được bao nhiêu mùa xuân? Không ai dám quả quyết điều đó cả! Trong dòng thời gian mênh mông vô cùng vô tận thì mọi cái hiện hữu cứ xa dần, tan dần rồi biến mất trước hư vô. Vậy, có phải chăng mùa xuân nào cũng chỉ là ảo ảnh?
“Xuân khứ bách hoa lạc, xuân đáo bách hoa khai…”. Hoa nở thì hân hoan, hoa tàn thì buồn bã. Ôi! Chính nỗi vui buồn kia làm chúng sinh quay cuồng trùng trùng trong mờ mịt. Có ai đó còn oán trách con tạo vô tình làm cho chúng sinh muôn đời khổ đoạ. Tất cả sự đổi thay của vạn hữu là những gì rất bình thường trong cuộc sống. Lá xanh rồi sẽ vàng, tóc xanh rồi sẽ bạc, nét hồng rồi sẽ phai… ấy là những điều bình thường! Tuổi trẻ rồi sẽ già, trái tim rồi sẽ lạnh, mùa xuân rồi sẽ qua… ấy là những điều bình thường! Núi rừng rồi sẽ thành sa mạc, biển hồ rồi sẽ thành đồng hoang, đời người rồi sẽ trôi về cõi chết… ấy là những điều bình thường! Nhưng tại sao chúng sinh vẫn tiếc nuối, khóc than vì những điều bình thường ấy? Nếu có được một sự tĩnh lắng cần thiết để nhìn xuyên suốt qua những điều bình thường, ai đó sẽ thấy được vẻ đẹp nguyên sơ ẩn hiện đằng sau của qui trình luân phiên tiếp nối. Cái này qua đi để nhường chỗ cho cái khác xuất hiện. Hoa tàn để rồi hoa lại nở. Mùa đông qua để mùa xuân đến. Và sự chết nữa, phải đến để nở ra sự sống! Các diễn biến đổi thay của mọi sự mọi vật là do bản chất của chúng bị chi phối bởi vô thường; do vậy, sự đổi thay là điều tự nhiên, bình thường và sự phản ánh của bản chất ấy cũng tự nhiên, bình thường. Khi trở nên trong lành và định tĩnh hơn thì chúng ta có thể có được cái nhìn thấu suốt. Mấu chốt thật sự chính là sự sáng suốt! Và khi sáng suốt, chúng ta có thể nhìn thấy những ý niệm cũng như vạn vật cứ sinh diệt trong quy trình biến đổi vô ngã tính của pháp. Dĩ nhiên là, lúc ấy một cái thấy mới xuất hiện, vạn vật hiện ra tinh khôi; và ở đó, mùa xuân dường như vô tận… châu toàn và tuyệt bích vậy. C.H (264/2-11) |
Bút ký
Bút ký
Đi dọc những triền đê mùa xuân thấy ngọt ngào hương cỏ mật. Chợt gặp chiều phiêu linh trên dòng sông Sò. Con sông vươn tay một cái là chạm ngay vào biển. Khói ráng lênh đênh đuổi nhau trên cửa Hà Lạn.
Buổi sáng sớm cuối năm, tôi chạy xe qua đường Chi Lăng - phố cổ Gia Hội và bất chợt gặp đôi triêng gióng của một mệ già đang đi ngược đường. Tôi định dừng lại bấm một chiếc ảnh, nhưng đường đang đông người nên thôi.
Nhiều người đi xa lâu ngày khi nhớ về thành phố thường thắc tha thắc thỏm, phố bây chừ còn những lối xưa, người bây chừ còn giữ những nếp xưa, có còn những nét mềm mại hiền ngoan đã từng níu biết bao ánh nhìn mỗi khi có một ai phải dứt áo xa quê.
Sông Hương chảy xuyên suốt vào lòng đô thị Huế. Những phù sa, trầm trích sông để lại, tạo nên một Cố đô đầy kiêu sa, hiền từ, thư thả giữa trời mây.
VĨNH QUYỀN
Bút ký
LỮ MAI
Bút ký
Như lời hẹn hò từ trước với bà con - “Nhớ lên bản mùa táo mèo nở rộ” - chúng tôi rủ nhau đi về hướng núi.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Tùy bút
Cái không khí Tết đến, xuân về đã kề cận thật rồi, chợt nghe ai đó đọc câu thơ cũ: “Một chén xuân đưa vạn dặm tình/ Cỏ thơm đứt ruột nát lòng oanh.
NGUYỄN HỮU TẤN
Bút ký
Con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc
(Hò giã gạo Huế)
HOÀNG ĐĂNG KHOA
Tùy bút
HƯƠNG GIANG
Ghi chép
TRẦN BẠCH DIỆP
Ghi chép
LÊ HIẾU ÁNH
Ký
VÕ MẠNH LẬP
Ghi chép
Sau trận Ca-mác, đồn Lai Hà được dựng lên. Làng mạc san sát bây giờ dân bị gom lại, nhà cửa, bờ tre, cây cối bị san bằng không còn một cành cây, ngọn cỏ.
NGUYỄN QUANG HÀ
Bút ký
Nói đến thú chơi hoa cảnh, người ta thường nhớ ngay tới những vườn đào Nhật Tân, những vườn lan Đà Lạt, chim cảnh trăm giống Sài Gòn, cá vàng ngũ sắc Hải Phòng. Ít ai nghĩ rằng Huế cũng là đất chơi hoa. Mặc dù cái tên Cố đô Huế đã rất quen, rất thân thuộc với mỗi người.
NGUYỄN HỮU TẤN
Nước non còn đó muôn đời
Ai chia được nước, ai dời được non
("Lý tình tang" Huế)
NGUYỄN KINH BẮC
"...Mình biết, mỗi người đều có một Huế riêng cho mình. Riêng với mình, Huế bắt đầu là ở câu thơ này:
"Cô gái thẫn thờ vê áo mỏng
Nghiêng nghiêng vành nón dáng chờ ai".
NGUYỄN NGỌC LỢI
Cả tuần nay mới thực sự đông. Tinh mơ tốc chăn, mở cổng ra đường, cái rét buôn buốt phả vào nhưng nhức tê tê nơi da mặt.
TRƯƠNG BÁ CHU UYÊN
Tùy bút
Mai vàng có ở nhiều nơi, nhất là từ Huế trở vào miền Nam, cứ đến mùa xuân hoa mai nở rộ, khoe sắc. Hoa mai tượng trưng cho người quân tử, mang cốt cách thanh cao, khoáng đạt.