Vườn ngọc Lại Bằng

09:16 19/09/2011
NHẤT LÂM (Trại sáng tác văn học Hương Vân) “Trái bưởi kia vàng ngọt với ai” (Tố Hữu)

Nhà thơ Nhất Lâm đọc thơ

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Bưởi Thanh Trà vàng ngọt mùa thu. Thiên nhiên ban tặng cho con người trái ngọt, nhưng không phải bất kỳ vùng đất nào cũng có. Vải thiều sinh ra ở Hải Dương, rồi nhãn lồng cùi dày nước ngọt như đường phèn ở Phố Hiến tỉnh Hưng Yên là những đặc sản ăn vào ngậm miệng để mà thơm, là đặc sản của cả châu thổ sông Hồng.

Còn trái bưởi thì vang danh Đoan Hùng (Phú Thọ). Có lẽ cây trái ở Đoan Hùng có dùng nước mát sông Lô, và nhất là có phù sa trầm tích, nên bưởi Đoan Hùng nếu xẻ dọc trái, nước tứa ra chẳng khác nào mật ong. Không hiểu tại sao bưởi Đoan Hùng ngon là vậy mà không có địa phương nào đem giống về trồng. Các tỉnh từ Thái Nguyên vào đến miền Trung chẳng có nơi nào cây bưởi có đất sống, cho đến tận Hà Tĩnh mới có giống bưởi ngon ở xã Phúc Trạch thuộc huyện Hương Khê.

Bưởi Phúc Trạch được trồng trên nền đất miền sơn cước và ở nền móng của nó từ độ sâu chứa khoáng sản loại Manhêtít. Mặt đất của vùng Hương Khê là tàn dư núi lửa chạy dài vào huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình. Theo các nhà thực vật học, thì ở đất tàn dư núi lửa có những vi lượng đặc biệt nên trái cây có vị thơm ngon. Giá trị của bưởi Phúc Trạch không thua kém gì bưởi Đoan Hùng và chắc có họ hàng với nhau, từ vị ngọt đến màu sắc. Bưởi Đoan Hùng chín vào mùa khô ở miền Bắc là tiết đông xuân; bưởi Phúc Trạch chín vào hè thu, khi nắng tháng Tám oi bức, quả bưởi chín nám da vừa đẹp vừa ngon.

*
Tôi đang có mặt tại làng Lại Bằng xã Hương Vân huyện Hương Trà vào tháng 6 âm lịch đã qua tuần trăng. Có nghĩa là sắp bước qua tháng 7 rồi. Vườn nhà tôi đang ở trọ và các vườn khác quanh đó, trái bưởi Thanh Trà lủng lẳng từng chùm rất đẹp, màu da bưởi còn đang xanh, chưa chín.

Nhìn cây vườn Lại Bằng tôi ngỡ mình đang ở giữa vườn Ngọc. Cả tuần nay tôi sống với quả Thanh Trà. Ngày nào cũng thưởng thức bưởi cùng với chủ vườn, với những người bạn cùng đi. Có quả đã ngọt ngon, có quả chỉ có mùi thơm mà chưa ngọt. Chủ các vườn Ngọc giải thích là “nước chưa xuống”, có nghĩa là quả Thanh Trà chưa đến độ chín ngọt. Phải tàn tháng 7 nắng và bước qua tuần đầu tháng 8 âm lịch là lúc Thanh Trà ngon nhất. Những đêm tháng 7 tháng 8 trăng đẹp, gió từ sông Bồ thổi lên mát rượi, người đi xa trở về thăm nhà, ngồi chơi trước hiên, bưởi Thanh Trà được hái từ cây xuống tươi roi rói, bổ ra cùng thưởng thức thì thật chẳng có quả nào ngon bằng.

Tôi đã vào thăm vườn Thanh Trà của cụ bà Trần Thị Hằng. Cách đây 3 năm, Thanh Trà vườn bà đem vào Huế thi, cùng với Thanh Trà ở Long Thọ, Nguyệt Biều, Lương Quán, Hương Hồ, Hương Long. Với các tiêu chí khoa học do Sở Nông lâm và phát triển nông thôn và trường Đại học Nông nghiệp đưa ra, quả bưởi Thanh Trà làng Lại Bằng được gắn thương hiệu.

Tôi chưa có điều kiện để biết được chất đất đá của Lại Bằng với Phúc Trạch hay Đoan Hùng. Nhưng tôi tin rằng vùng thổ nhưỡng ở Lại Bằng cũng có yếu tố vi lượng tương tự. Bởi vùng đất Lại Bằng cũng nằm trên địa kiến tạo không khác mấy vùng Hương Khê hay Đoan Hùng. Và điều này nữa: Phải chăng trên con đường phương Nam mở cõi, ông cha ta đã đem giống cây con từ quê nhà đi vào nơi quê mới với hoàn cảnh khí hậu, chất đất vượt trội. Và nhờ ơn trời đất trái bưởi đó sinh ra trên đất mới càng thơm ngon hơn.

Trái bưởi Lại Bằng vàng ngọt với những ai ưa vườn Ngọc mùa trăng, càng quyến rũ khi chúng ta có dịp bơi thuyền đến thượng nguồn con sông Bồ đang vào mùa thu vàng nắng.

21.7.2011
N.L
(271/09-11)







Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYÊN SỸ
           Bút ký  

    Sẽ không mấy người tin những ngọn đồi xanh thẳm, những triền đê dài với dòng kênh miên man hoa nắng mỗi chiều và những khoảnh ruộng đứt quãng nối cùng bãi cỏ thênh thang, mỗi chiều đàn trâu vẫn thong dong gặm cỏ dưới trong vắt mây trời, trước kia là một góc chiến trường ngút lửa và nay di chứng vẫn còn nằm dưới lòng đất sâu.

  • HOÀNG LONG
           Tùy bút

    Nhắc đến Nhật Bản là người ta nhớ ngay đến một đất nước vô cùng độc đáo về văn hóa và sáng tạo, dung hòa được những điều mâu thuẫn cùng cực và tư phản nhau.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
                    Bút ký  

    Trong những giấc mơ buổi giao mùa, tôi bồng bềnh trôi trên những đám mây trắng bay qua con đèo quanh co, khúc khuỷu. Một bên là núi rừng xanh thẫm, một bên đại dương mênh mông không bến bờ.

  • Kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ 27 - 7  

    DO YÊN

  • NGUYÊN HƯƠNG
                Tạp bút

    Bóng đêm như một ẩn dụ về tri kỷ. Chỉ cần im lặng thấu hiểu mà không đòi hỏi được nghe lời thề thốt thanh minh.

  • BỬU Ý

    Suốt trên ba mươi năm hiện diện, Tạp chí Sông Hương hiển nhiên xác lập được sự trưởng thành của mình bên cạnh những tập san, tạp chí uy tín nhất của cả nước.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ
                Tản văn  

    Hà Nội bây giờ, chẳng ai dám quả quyết là đã quan sát, tìm hiểu và có thể bình phẩm một cách đầy đủ. Đơn giản, chỉ vì Thủ đô hôm nay quá… mênh mông.

  • NGUYỄN VĂN TOAN
                            Bút ký

    Cái cảm giác một lần nghe tên mình vọng lại từ trập trùng núi rừng xanh thẳm chẳng dễ gì quên được, nhất là với người sinh ra từ nơi chốn ấy.

  • NGUYÊN HƯƠNG

    Có những ngày tháng đi qua đã để lại nỗi trống vắng hoang tàn cho con người và tạo vật. Và đôi khi ta thấy tiếc nhớ những ngày tháng ấy như tiếc một món vật cổ điển đã mất đi, dẫu biết rằng theo nhịp tuần hoàn mỗi năm, ngày tháng ấy còn quay trở lại.

  • THÁI KIM LAN

    "Từ đó trong vườn khuya
    Ôi áo xưa em là
    Một chút mây phù du“

  • VŨ DY    
         Tùy bút  

    Cuối năm, đó là khoảng thời gian người ta nhiều xúc cảm nhất. Buổi sáng, ngồi nhà không yên, lấy xe chạy lòng vòng thị trấn coi không khí chuẩn bị đón tết của bàn dân thiên hạ.

  • THÁI KIM LAN  
           Tùy bút  

    Cây hải đường ở vườn bà nội tôi thuở ấy đứng trước bình phong nhà Từ đường họ ở đồi Hà Khê. Không biết nó đã ở đó bao lâu, lớn khôn ra làm sao, trong rét mướt mùa đông và nắng nồng mùa hè có than vãn vật vả như con người?

  • NGUYÊN HƯƠNG
                Tùy bút

    Ta đã từng dựa vào những đêm mưa như một chút ân huệ cuối cùng của đời sống. Nơi đó có dấu chân của những kẻ đi hoang đốt cuộc đời mình trong bóng tối và cũng có thể là nơi những tên trộm lấy đi một vài thứ không thuộc về mình. Rồi một ngày kia dấu chân tan vào mưa, như suối tan ra giữa muôn trùng đá sỏi.

  • LINH THIỆN

    Đã gần 30 năm, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm Huế, tôi được phân công về dạy học ở tỉnh Minh Hải1 - mảnh đất tận cùng của Tổ quốc.

  • PHÙ SINH

    Trước khi viết về con hến, thiết nghĩ cũng nên tào lao mấy chuyện về mấy loài nhuyễn thể dưới đáy sông.

  • NGUYỄN VĂN UÔNG
                      Tùy bút

    Chuyện làng thì nói mãi vẫn có người thích nghe. Thơ nhạc cũng không ít lời ca ngợi.

  • PHI TÂN
       Tùy bút   

    Sông Ô Lâu chảy qua làng tôi là đoạn cuối trước khi đổ ra Cửa Lác để hòa vào phá “mẹ” Tam Giang.

  • TRẦN BẢO ĐỊNH

    1. Mấy ai sinh ra và lớn lên mà không có quê hương? Quê hương đó, có thể là phố phường, là nông thôn đồng bái! Mỗi nơi ở mỗi người, đều có một kỷ niệm đầu đời chẳng thể quên.

  • ĐỖ XUÂN CẨM

    Trong hàng trăm loài cây xanh đô thị, có lẽ cây Hoa sữa là cây gây nhiều ấn tượng cho nhiều người nhất.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

    Ông Giám đốc Viện Nghiên cứu Du lịch lấy từ trong cặp ra một cái kính đeo mắt hơi lạ, mắt kính đen kịt như mực, bấm nút nghe có tiếng rè rè như máy ảnh, bảo tôi mang thử.