Vườn ngọc Lại Bằng

09:16 19/09/2011
NHẤT LÂM (Trại sáng tác văn học Hương Vân) “Trái bưởi kia vàng ngọt với ai” (Tố Hữu)

Nhà thơ Nhất Lâm đọc thơ

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Bưởi Thanh Trà vàng ngọt mùa thu. Thiên nhiên ban tặng cho con người trái ngọt, nhưng không phải bất kỳ vùng đất nào cũng có. Vải thiều sinh ra ở Hải Dương, rồi nhãn lồng cùi dày nước ngọt như đường phèn ở Phố Hiến tỉnh Hưng Yên là những đặc sản ăn vào ngậm miệng để mà thơm, là đặc sản của cả châu thổ sông Hồng.

Còn trái bưởi thì vang danh Đoan Hùng (Phú Thọ). Có lẽ cây trái ở Đoan Hùng có dùng nước mát sông Lô, và nhất là có phù sa trầm tích, nên bưởi Đoan Hùng nếu xẻ dọc trái, nước tứa ra chẳng khác nào mật ong. Không hiểu tại sao bưởi Đoan Hùng ngon là vậy mà không có địa phương nào đem giống về trồng. Các tỉnh từ Thái Nguyên vào đến miền Trung chẳng có nơi nào cây bưởi có đất sống, cho đến tận Hà Tĩnh mới có giống bưởi ngon ở xã Phúc Trạch thuộc huyện Hương Khê.

Bưởi Phúc Trạch được trồng trên nền đất miền sơn cước và ở nền móng của nó từ độ sâu chứa khoáng sản loại Manhêtít. Mặt đất của vùng Hương Khê là tàn dư núi lửa chạy dài vào huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình. Theo các nhà thực vật học, thì ở đất tàn dư núi lửa có những vi lượng đặc biệt nên trái cây có vị thơm ngon. Giá trị của bưởi Phúc Trạch không thua kém gì bưởi Đoan Hùng và chắc có họ hàng với nhau, từ vị ngọt đến màu sắc. Bưởi Đoan Hùng chín vào mùa khô ở miền Bắc là tiết đông xuân; bưởi Phúc Trạch chín vào hè thu, khi nắng tháng Tám oi bức, quả bưởi chín nám da vừa đẹp vừa ngon.

*
Tôi đang có mặt tại làng Lại Bằng xã Hương Vân huyện Hương Trà vào tháng 6 âm lịch đã qua tuần trăng. Có nghĩa là sắp bước qua tháng 7 rồi. Vườn nhà tôi đang ở trọ và các vườn khác quanh đó, trái bưởi Thanh Trà lủng lẳng từng chùm rất đẹp, màu da bưởi còn đang xanh, chưa chín.

Nhìn cây vườn Lại Bằng tôi ngỡ mình đang ở giữa vườn Ngọc. Cả tuần nay tôi sống với quả Thanh Trà. Ngày nào cũng thưởng thức bưởi cùng với chủ vườn, với những người bạn cùng đi. Có quả đã ngọt ngon, có quả chỉ có mùi thơm mà chưa ngọt. Chủ các vườn Ngọc giải thích là “nước chưa xuống”, có nghĩa là quả Thanh Trà chưa đến độ chín ngọt. Phải tàn tháng 7 nắng và bước qua tuần đầu tháng 8 âm lịch là lúc Thanh Trà ngon nhất. Những đêm tháng 7 tháng 8 trăng đẹp, gió từ sông Bồ thổi lên mát rượi, người đi xa trở về thăm nhà, ngồi chơi trước hiên, bưởi Thanh Trà được hái từ cây xuống tươi roi rói, bổ ra cùng thưởng thức thì thật chẳng có quả nào ngon bằng.

Tôi đã vào thăm vườn Thanh Trà của cụ bà Trần Thị Hằng. Cách đây 3 năm, Thanh Trà vườn bà đem vào Huế thi, cùng với Thanh Trà ở Long Thọ, Nguyệt Biều, Lương Quán, Hương Hồ, Hương Long. Với các tiêu chí khoa học do Sở Nông lâm và phát triển nông thôn và trường Đại học Nông nghiệp đưa ra, quả bưởi Thanh Trà làng Lại Bằng được gắn thương hiệu.

Tôi chưa có điều kiện để biết được chất đất đá của Lại Bằng với Phúc Trạch hay Đoan Hùng. Nhưng tôi tin rằng vùng thổ nhưỡng ở Lại Bằng cũng có yếu tố vi lượng tương tự. Bởi vùng đất Lại Bằng cũng nằm trên địa kiến tạo không khác mấy vùng Hương Khê hay Đoan Hùng. Và điều này nữa: Phải chăng trên con đường phương Nam mở cõi, ông cha ta đã đem giống cây con từ quê nhà đi vào nơi quê mới với hoàn cảnh khí hậu, chất đất vượt trội. Và nhờ ơn trời đất trái bưởi đó sinh ra trên đất mới càng thơm ngon hơn.

Trái bưởi Lại Bằng vàng ngọt với những ai ưa vườn Ngọc mùa trăng, càng quyến rũ khi chúng ta có dịp bơi thuyền đến thượng nguồn con sông Bồ đang vào mùa thu vàng nắng.

21.7.2011
N.L
(271/09-11)







Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • VĨNH NGUYÊN Biết sở Ngoại thương có đến năm ông vua, tôi tặc lưỡi - chà, thời buổi này tiếng vua quan nghe có vẻ mai mỉa làm sao ấy? Nhưng lên được ngôi vua đâu phải đơn giản? Dẫu vua ác, vua hiền, vua tài ba hay bất lực, vẫn là vua một thời và khối kẻ mong ước được "một ngày tựa mạn thuyền rồng"...

  • TRẦN THỊ HƯỜNG (*)                    Hồi Ký Mùa thu năm 1922 tôi rời thị xã Quảng Ngãi hòa trong dòng học sinh của nhiều miền trong đất nước về học tại trường nữ sinh Đồng Khánh (Huế).

  • NGUYỄN XUÂN SANH                                 Hồi ký Tôi và Huy Cận đều là học sinh Trường Quốc học Huế. Khác lớp nhau, nhưng cùng chung một ký túc xá. Hết sức thương nhau.

  • MAI VĂN HOAN (Trại sáng tác văn học Hương Vân)

  • NGUYỄN THỊ CẨM THẠNH                                Hồi ký Đoàn nữ sinh trường Đồng Khánh Huế chúng tôi, đồng phục áo dài màu xanh biển, sắp hàng đôi, rời mái trường ngói đỏ, tường hồng, đi dọc theo hè đường, sang trường Việt Anh dự buổi tổng duyệt vở kịch Trưng Trắc Trưng Nhị của nhà thơ Thanh Tịnh.

  • L.T.S: Bửu Tiến, sinh năm 1916 ở Huế. Hội viên Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Ông là một trong những nghệ sĩ đầu tiên ở Huế tham gia kháng chiến sau cách mạng tháng Tám 1945.

  • Nếu ai đó nói, con đò là một trong những biểu tượng thi ca và văn hóa Huế, chắc rằng ít người sẽ dám phủ nhận điều đó. Nhắc đến Huế không thể không nói đến dòng Hương thơ mộng, nhưng chỉ là dòng sông lững lờ chảy qua miền đất thần kinh không thôi, e là đơn điệu lắm khi thiếu vắng sự tô điểm của những con đò.  

  • NGUYỄN CƯƠNGKỷ niệm 36 năm ngày giải phóng Huế 26/3/1975 - 26/3/2011

  • TRƯƠNG THỊ KHUÊ(Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân)                                Hồi ký

  • CHƠN HỮU                Tản vănNhững giọt sương lấp lánh. Một chồi non mới nhú. Ồ! Mùa xuân đã về!

  • LTS: Ông Đặng Văn Đông - một cao niên gần 90 tuổi ở Huế, là người gửi nhiều bài dịch cho Sông Hương song chưa hợp với tiêu chí “nhìn ra văn học thế giới đương đại”. Vừa qua chúng tôi nhận được thư của ông cùng bài viết về một kỷ niệm đầy nhân ái trong gia đình.Sông Hương xin đăng, và kính chúc ông năm mới dồi dào sức khỏe!

  • PHẠM VĂN HỌC1. Chào xuân đẹp, có gì vui thế…!

  • PHẠM NGUYÊN TƯỜNG                         Ghi chép

  • NGUYỄN KHOA BỘI LANChúng tôi đi theo anh Hoan, bí thư huyện ủy Triệu Hải, về kiểm tra vụ đông xuân. Anh có thói quen mỗi lần về đây thế nào cũng tranh thủ ghé Phường Sắn thăm bà mẹ Mít.

  • XUÂN HOÀNGHuy đang nói chuyện với mấy người bạn trẻ viết văn cùng quê thì Trường, anh bạn làm thơ trẻ người dân tộc ở phòng bên nghe tiếng, vui vẻ chạy sang.

  • HỒNG NHU(Kỷ niệm 60 năm thành lập Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế)Đại hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ 7 (4-1994) tại thành phố Huế đã nhất trí khẳng định về năm chính thức thành lập của Hội là năm 1950.

  • LÊ QUANG VỊNH           (Trích hồi ký)…Tôi và Niệm thì đi học phổ thông, chị Mai tôi - theo ba tôi, con gái không cần học chữ nhiều - đi học nữ công gia chánh để chuẩn bị làm vợ làm mẹ sau này.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ                       Ghi chép Chỉ còn một thời gian ngắn nữa, Đại hội Nhà văn Việt Nam (ĐHNV) lần thứ 8 sẽ họp tại Hà Nội. So với các Đại hội chuyên ngành văn học nghệ thuật khác, hầu như lần nào ĐHNV cũng “xôm trò” hơn, được dư luận chú ý hơn.

  • PHAN THỊ THU QUỲ(Kỷ niêm ngày thương binh - liệt sỹ 27.7)