Vườn ngọc Lại Bằng

09:16 19/09/2011
NHẤT LÂM (Trại sáng tác văn học Hương Vân) “Trái bưởi kia vàng ngọt với ai” (Tố Hữu)

Nhà thơ Nhất Lâm đọc thơ

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Bưởi Thanh Trà vàng ngọt mùa thu. Thiên nhiên ban tặng cho con người trái ngọt, nhưng không phải bất kỳ vùng đất nào cũng có. Vải thiều sinh ra ở Hải Dương, rồi nhãn lồng cùi dày nước ngọt như đường phèn ở Phố Hiến tỉnh Hưng Yên là những đặc sản ăn vào ngậm miệng để mà thơm, là đặc sản của cả châu thổ sông Hồng.

Còn trái bưởi thì vang danh Đoan Hùng (Phú Thọ). Có lẽ cây trái ở Đoan Hùng có dùng nước mát sông Lô, và nhất là có phù sa trầm tích, nên bưởi Đoan Hùng nếu xẻ dọc trái, nước tứa ra chẳng khác nào mật ong. Không hiểu tại sao bưởi Đoan Hùng ngon là vậy mà không có địa phương nào đem giống về trồng. Các tỉnh từ Thái Nguyên vào đến miền Trung chẳng có nơi nào cây bưởi có đất sống, cho đến tận Hà Tĩnh mới có giống bưởi ngon ở xã Phúc Trạch thuộc huyện Hương Khê.

Bưởi Phúc Trạch được trồng trên nền đất miền sơn cước và ở nền móng của nó từ độ sâu chứa khoáng sản loại Manhêtít. Mặt đất của vùng Hương Khê là tàn dư núi lửa chạy dài vào huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình. Theo các nhà thực vật học, thì ở đất tàn dư núi lửa có những vi lượng đặc biệt nên trái cây có vị thơm ngon. Giá trị của bưởi Phúc Trạch không thua kém gì bưởi Đoan Hùng và chắc có họ hàng với nhau, từ vị ngọt đến màu sắc. Bưởi Đoan Hùng chín vào mùa khô ở miền Bắc là tiết đông xuân; bưởi Phúc Trạch chín vào hè thu, khi nắng tháng Tám oi bức, quả bưởi chín nám da vừa đẹp vừa ngon.

*
Tôi đang có mặt tại làng Lại Bằng xã Hương Vân huyện Hương Trà vào tháng 6 âm lịch đã qua tuần trăng. Có nghĩa là sắp bước qua tháng 7 rồi. Vườn nhà tôi đang ở trọ và các vườn khác quanh đó, trái bưởi Thanh Trà lủng lẳng từng chùm rất đẹp, màu da bưởi còn đang xanh, chưa chín.

Nhìn cây vườn Lại Bằng tôi ngỡ mình đang ở giữa vườn Ngọc. Cả tuần nay tôi sống với quả Thanh Trà. Ngày nào cũng thưởng thức bưởi cùng với chủ vườn, với những người bạn cùng đi. Có quả đã ngọt ngon, có quả chỉ có mùi thơm mà chưa ngọt. Chủ các vườn Ngọc giải thích là “nước chưa xuống”, có nghĩa là quả Thanh Trà chưa đến độ chín ngọt. Phải tàn tháng 7 nắng và bước qua tuần đầu tháng 8 âm lịch là lúc Thanh Trà ngon nhất. Những đêm tháng 7 tháng 8 trăng đẹp, gió từ sông Bồ thổi lên mát rượi, người đi xa trở về thăm nhà, ngồi chơi trước hiên, bưởi Thanh Trà được hái từ cây xuống tươi roi rói, bổ ra cùng thưởng thức thì thật chẳng có quả nào ngon bằng.

Tôi đã vào thăm vườn Thanh Trà của cụ bà Trần Thị Hằng. Cách đây 3 năm, Thanh Trà vườn bà đem vào Huế thi, cùng với Thanh Trà ở Long Thọ, Nguyệt Biều, Lương Quán, Hương Hồ, Hương Long. Với các tiêu chí khoa học do Sở Nông lâm và phát triển nông thôn và trường Đại học Nông nghiệp đưa ra, quả bưởi Thanh Trà làng Lại Bằng được gắn thương hiệu.

Tôi chưa có điều kiện để biết được chất đất đá của Lại Bằng với Phúc Trạch hay Đoan Hùng. Nhưng tôi tin rằng vùng thổ nhưỡng ở Lại Bằng cũng có yếu tố vi lượng tương tự. Bởi vùng đất Lại Bằng cũng nằm trên địa kiến tạo không khác mấy vùng Hương Khê hay Đoan Hùng. Và điều này nữa: Phải chăng trên con đường phương Nam mở cõi, ông cha ta đã đem giống cây con từ quê nhà đi vào nơi quê mới với hoàn cảnh khí hậu, chất đất vượt trội. Và nhờ ơn trời đất trái bưởi đó sinh ra trên đất mới càng thơm ngon hơn.

Trái bưởi Lại Bằng vàng ngọt với những ai ưa vườn Ngọc mùa trăng, càng quyến rũ khi chúng ta có dịp bơi thuyền đến thượng nguồn con sông Bồ đang vào mùa thu vàng nắng.

21.7.2011
N.L
(271/09-11)







Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • VĨNH NGUYÊN  
                 Hồi ký  

    Boong tàu lau xong sạch bóng. Toàn thể mọi người tập trung boong trước ăn sáng. Ăn xong, tôi cùng một số anh em cụm lại (cũng ở boong trước) nghe đài tiếng nói Việt Nam. Hồi ấy, toàn phân đội, tàu nào cũng được phát một cái đài orionton để nghe tin tức, nghe chương trình ca nhạc vào những giờ nghỉ…

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
                                        Bút ký

    Nếu có một biến động địa chất nào đó xảy ra thật nhẹ nhàng, khiến cho chỉ sau một đêm thức dậy, người ta bỗng thấy hai bờ sông Hương đã líp lại với nhau - nghĩa là thành phố Huế vẫn y nguyên, nhưng sông Hương không còn nữa...

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    Nhìn trên bản đồ, vùng bờ biển của Huế là một dải đất hẹp, mỏng như lưỡi liềm.

  • LÊ HÙNG VỌNG
                 Bút ký

    Buổi chiều sau giờ làm việc, hai chúng tôi thường tha thẩn đạp xe qua những đường phố cũ.

  • “Ký ức về nội” của Tâm Định Lê Văn Đại là một tạp ghi những câu chuyện mộc mạc ở một làng quê Cố đô Huế dưới dạng nguyên thô.
    Tòa soạn trân trọng tính chân thật của người kể chuyện nên xin được trích đăng nguyên văn một số đoạn trong tập hồi ký nhỏ này, với mong muốn gìn giữ nếp nhà, nét văn hóa làng xã ngày xưa trước sức ép ngày một lớn của sự hiện đại hóa đời sống xã hội. Đây có thể là những đường viền rất nhỏ để bảo vệ sự thuần khiết, tính vĩnh cửu của đời sống văn hóa chúng ta.

  • VĨNH NGUYÊN

    Cung đờn - nghĩa nôm này ở vùng này là tiếng gió. Mùa hè nóng bức, về phá Tam Giang, ngồi lên sàn nhà chồ của dân chài cắm giữa phá, ta mới thấy thắm thía tiếng gió ấy.

  • NGUYỄN KHẮC THẠCH 

    Lỡ chuyến đò có thể chờ chuyến đò sau. Lỡ mất cung có thể chuộc lại cung từ người nhặt được. Lỡ mất cái không biết tìm ở đâu đâu?

  • NGÔ ĐÌNH HẢI

    Trên núi, có cây cỏ, chim muông. Có ngôi chùa nhỏ. Trong chùa có tượng Phật, có sư. Tất cũng có mõ chuông, tụng niệm. 

  • NGUYÊN HƯƠNG  

    Nhớ có lần An Ni nói, nước một khi chảy sâu, sẽ không phát ra tiếng. Tình cảm con người một khi sâu sắc, cũng sẽ tỏ ra đạm bạc. Chính là sự giản đơn, cần kiệm. Ký ức cũng vậy. Nó không cầu xin sự chải chuốt kỳ cọ. Nó cần nguyên vẹn là mình.

  • TRU SA   

    Mùi khói, có khói. Ai đấy đốt lửa.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
                                        Bút ký

    Chưa cần đến âm nhạc, Huế từ trong tâm hồn nó đã mang sẵn một mêlôđy của riêng mình.


  • LÊ HƯNG TIẾN

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                        Bút ký

    Một cuộc hành trình chỉ có thời gian xê dịch. Còn con người thì cứ ở nguyên một chỗ, không đi đâu cả. Vẫn mảnh sân ấy, vẫn ngôi nhà ấy, vẫn khuôn vườn ấy.

  • BÙI KIM CHI

    Ngoài trời bao la xinh tươi bao cô gái đẹp cười trông xinh như hoa. Lập lòe tà áo xanh xanh che bông tím vàng đẹp hơn tiên nga…

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG   
                              Bút ký  

    Tiếng hát năm xưa bay vào không trung, se lại những mùa hoa vàng mấy độ. Trong màu xuân dát cả đất trời, người mở cửa bước ra, diễu chân qua từng ngõ từng nhà, lên đồi xuống phố, băng đồng sang sông…

  • NGUYỄN TRƯƠNG KHÁNH THI  

    Có một ngày nọ tôi nhẹ nhàng đến bên người và hỏi: Đã có bao giờ người đi lạc hay chưa?

  • LÊ BÁ ĐẢNG

    Bài viết do Phạm Thị Anh Nga chuyển ngữ theo đề nghị của Đạo diễn Đặng Nhật Minh và bà Lê Cẩm Tế, nguyên Giám đốc Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng, nhằm bổ sung cho cuốn phim tài liệu đang hoàn thiện về Lê Bá Đảng.

  • DƯƠNG THỦY
              Tùy bút  

    Có năm hoa bằng lăng ở Huế nở hết mình. Khắp các ngả đường, cả vùng ven thôn quê, cây bằng lăng đơm hoa tím thẳm một màu. Chưa bao giờ bằng lăng xứ thần kinh nở dồn dập và tưng bừng đến thế.

  • TRẦN BẢO ĐỊNH

    Một
    Sông Bảo Định có nhiều chi lưu, một trong những chi lưu đó là rạch Bà Tàu. Thủy lộ con rạch lớn ròng tùy thuộc con nước rong kém và nó chảy cũng chẳng thẳng thớm gì cho lắm, có đoạn ngoằn ngoèo cong xoắn.

  • NGUYỄN ĐÌNH MINH KHUÊ
                            Tạp bút