Vùng đất mời gọi văn học

10:31 18/07/2011
NGUYỄN MINH CHÂU Trong đời viết văn của tôi, các tác phẩm chính về truyện ngắn và tiểu thuyết đều viết về vùng đất Bình Trị Thiên.

Nhà văn Nguyễn Minh Châu - Ảnh: internet

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Có nhiều lý do, trong những năm kháng chiến chống Mỹ, tôi thường đi theo các sư đoàn chủ lực ngoài hậu phương miền Bắc vào tham dự các chiến dịch lớn ở Khe Sanh, đường 9, thành cổ Quảng Trị v.v… Sau năm 1975, đi theo các đơn vị bộ đội giải phóng đến tận Sài Gòn và miền Tây rồi tôi lại quay trở ra thâm nhập Bình Trị Thiên để viết những cuốn tiểu thuyết “Miền cháy” và “Những người đi từ trong rừng ra”.

Những số phận con người ở đây, những nỗi vất vả đói no, gian khổ ở đây, cả sắc trời và sắc những dòng sông xanh chảy giữa những cồn cát trắng phau ở đây - đối với tôi như chính đời sống đích thực của mình.

Có lẽ vì tôi cũng là một người gốc gác ở miền Trung chăng? Điều tôi nhớ đến trước tiên, lúc này là những khuôn mặt bạn bè - Ở Huế, mỗi lần đi dạo với các anh chị cầm bút ở chi hội Bình Trị Thiên dọc dòng sông Hương, tôi lại nhớ những ngày mình khoác ba lô cóc leo qua con đường tàu bỏ hoang cao như một con đê - để tìm đến với các anh chị ở trong cái xóm sơ tán Phú Vinh. Hoặc những ngày nóng như rang người giữa phố xá đổ nát của thị xã Đông Hà, tôi đã chung sống với các anh chị viết văn, làm thơ, vẽ tranh của Ty văn hoá Quảng Trị - từ đấy đi xuống tuyến cắm cờ, dự trao trả tù binh, hoặc thăm thú Cửa Việt.

Tôi nghĩ rằng cái thực tế đời sống Bình Trị Thiên đầy da diết nó ngấm vào tâm hồn và những trang viết của chúng ta như một chất gừng cay muối mặn hàng bao đời người ngấm vào trong câu hát miền Trung.

Bình Trị Thiên - mảnh đất với dòng sông Bến Hải, thành cổ Quảng Trị, với những xóm làng Gio Linh mà đến giờ tôi vẫn giữ được một mảnh bản đồ một phần trăm nghìn của Mỹ với hàng chữ lớn bằng tiếng Anh “tự do bắn phá” in đè lên suốt chiều dài của huyện.

Bình Trị Thiên - mảnh đất của những người đàn bà có dáng dấp như một người mẹ Đất nước, những người đàn bà sinh ra để nuôi nấng cách mạng, cả một đời sinh con, nuôi con và khóc con bằng những giọt nước mắt cô đặc lại bởi cát bụi. Bình Trị Thiên - mảnh đất của tất cả những gì đã đi đến tột cùng của đời sống con người: từ sự hủy diệt của chiến tranh cho đến sức hồi sinh của sự sống, từ nỗi khổ đau do tội ác của giặc gây nên đến niềm sung sướng, hạnh phúc được sống trên miếng đất giải phóng. Những giá trị nhân bản, những tầm vóc con người, cho đến nghị lực của cháu bé ở đây cũng đều mang một kích thước lớn.

Cuộc đời to rộng mà vạt áo nhà văn chúng ta dường như lại quá ngắn hẹp, chẳng nói được bao nhiêu. Mà thời gian lại đi nhanh quá! Thế mà trong cuộc sống hàng ngày, một đôi khi chúng ta lại có động tác thừa khiến tiêu phí sức lực và thì giờ.

Quả thực mỗi lần trở lại vùng đất này, cái điều khiến tôi ao ước là giá có một nhà văn đầy tài năng để viết về nó.

Trên những triền đất như một chân trời vỏ đạn đang trôi chảy những dòng sông xanh mang tâm hồn thi sĩ đầy lãng mạn kia, những con người hôm nay vẫn như bao đời. Không bao giờ ngừng cuộc chiến đấu với địch họa và thiên tai.

Bên dưới tầng lớp đất dưới bàn chân chúng ta là những lớp thời gian, và gói kín trong những lớp thời gian là tầng tầng lớp lớp ký ức của nhân dân.

Tôi đã sống ít nhiều trong bom đạn ác liệt ở đây, nhưng sau chiến tranh mỗi lần trở lại thung lũng Khe Sanh hoặc thành cổ Quảng Trị, đứng một mình lắng nghe cái im lặng thẳm sâu và mênh mông - tôi mới sực hiểu thế nào là ký ức của đất cát, là cái lớn lao cùng sự huyền nhiệm của đời sống. Đời sống quanh ta cứ mới mãi, và bao giờ cũng dấy lên, chính vì thế?

Thành cổ Quảng Trị bây giờ đã sầm uất, đông vui lắm! Nhưng có một thời ở đây là một khu rừng hoang mạc đầy lau lách và chuối dại. Không biết bao nhiêu lần, tôi đã đến đây; lang thang giữa rừng lau và những dãy phố đổ sập im vắng đến rợn người. Bỗng nghe một tiếng hót rụt rè. Quái nhỉ, vẫn cái tiếng chim ấy, tôi đã nghe trong quang cảnh đầy vắng vẻ giữa sân bay Tà Cơn, trên các điểm cao 544, Động Toàn, Ba Hồ, hoặc ngoài cánh đồng hoang suốt hàng chục năm dưới chân Ba Dốc. Đâu đâu cũng vẫn cái tiếng chim ấy, đầy rụt rè và ngập ngừng, và giá lắng nghe kỹ, mới thấy cái tiếng hót của con chim bay ra từ trong khói lửa chiến tranh mới bình thản và trong trẻo làm sao!

Chỉ một lần, giữa một triền rừng chuối dại mọc lan tận mép nước bờ sông Thạch Hãn, tôi trông thấy một con chim bỗng nhiên bay vụt lên như có bàn tay của một người lính tinh nghịch nào đó ném thia lia lên giữa trời xanh một hòn cuội màu xám.

Có lẽ đã ngoài mười năm, ngày nay mỗi lần trở lại thị trấn Thành Cổ, đi giữa phố xá, hiệu giải khát, tiệm may, hiệu ảnh, nhà hàng đóng giày, và chợ búa, bến đò tấp nập những người, tôi lại thấy con chim bé nhỏ của ngày nào bay vụt lên, từ trên vùng cao xanh gieo xuống mặt đất vất vả vẫn còn đầy rẫy vết tích chiến tranh những tiếng hót thanh mảnh, đầy bình thản và trong ngần.

N.M.C
(16/12-85)







Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • TRẦN CHINH VŨChỉ mấy ngày nữa là hết năm, vậy mà tôi vẫn chưa rời khỏi đất Tây Nguyên. Cái vùng đất đến lạ, tới được đã khó, đến lúc về lại cứ lần lữa, hết hẹn này qua hẹn khác.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG                                     Bút kýMỗi dân tộc đều có một quan niệm về sắc đẹp riêng, ví dụ tranh Tố Nữ là quan niệm về sắc đẹp của người Việt một thời nào. Tôi đi Tuyên Quang trong một tour du lịch mà tôi gọi là tour Lương Tâm, nghĩa là đến những nơi mà bất cứ ai là người Việt đều không thể không đến.

  • HỒ VĨNH(Thấp thoáng cố đô)

  • NGUYỄN VĂN DŨNG                        Bút kýMùa hè năm 1965, tôi nhận sứ vụ lệnh về dạy học ở trường Trần Quốc Tuấn - Quảng Ngãi. Biết tôi thích ngao du sơn thuỷ, đám đệ tử thân thiết khao thầy một chầu du ngoạn Lý Sơn.

  • NGUYỄN THỊ SỬU1. Thời gian là thước đo sự tồn tại của vạn vật trong vũ trụ bao la. Vạn vật luôn chuyển động và biến đổi không ngừng theo thời gian. Với người Ta Ôi, thời gian được tri nhận rõ nhất qua sự chuyển động và biến đổi của con trăng.

  • ĐẶNG VIỆT BÍCHGần đây các nhà khảo cổ học nước ta đã phát hiện ra nhiều di tích quan trọng của một nền văn hóa chịu ảnh hưởng sâu sắc của Ấn Độ giáo tại Cát Tiên, ở cả Bắc Cát Tiên lẫn Nam Cát Tiên trên vùng Đồng Nai Thượng.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ                     Ghi chépChúng tôi rời thị xã Điện Biên đã nhiều ngày và những hoạt động sôi nổi kỷ niệm 45 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã qua, nhưng những ấn tượng trong thời gian ở Điện Biên thì mãi còn đậm nét trong tôi.

  • VĂN HÁCHĐã bốn thập kỷ qua, nhiều thế hệ học sinh, nhiều thế hệ người Việt ta và cũng nhiều người trên thế giới đã từng quen, từng biết câu thơ:Mường Thanh, Hồng Cúm Him LamHoa mơ lại trắng vườn cam lại vàng…

  • NGUYỄN HỮU NHÀNTương truyền đức Thánh Mẫu (mẹ Thánh Tản Viên) là người làng Yên Sơn. Chồng bà là người vùng biển. Họ dựng nhà, sống ở ngay dưới chân núi Thụ Tinh ngày nay gọi chệch là núi Thu Tinh. Một lần bà đi qua đồng Móng làng Tất Thắng ướm chân vào hòn đá to rồi về thụ thai ba năm mới sinh nở. Vì thế khi đang bụng mang dạ chửa bà đã bị dân làng đồn đại tiếng xấu về sự chửa hoang. Chồng bà nghi ngờ rồi bỏ vợ, về quê ở miền biển sinh sống.

  • DƯƠNG PHƯỚC THUChỉ hai ngày sau khi nước rút, tôi lại chạy về huyện Phú Vang. Nắng vàng sau lụt, vào tiết lập Đông oi nồng như đổ lửa. Con đường nhựa từ Huế về biển Thuận An bị bùn, đất, cát phủ dầy hàng gang tấc có đoạn lên cao cả thước, xe chạy người chạy vội vã cuốn bụi tung mù trời, hai bên lề đường ngấm nước lũ được đánh dấu bằng rác rều cỏ cây đeo bám vật vờ cao qúa đầu người. Mùi bùn non, rong rêu, xác chết gia súc gia cầm tấp vào, mùi ủng mục của lúa gạo ngấm nước bạc bốc lên tanh hôi khó chịu.

  • YÊN CHÂUQuảng Điền là một trong những huyện bị lũ lụt nặng nhất Thừa Thiên.Có thể kể ra đây mấy con số: 42 người chết, 13.000 tấn lúa bị thối, 3078 con trâu bò bị chết, 34 cây số đê bị vỡ.

  • NGUYỄN THỊ SỬU Cư trú trên dãy núi Trường Sơn kéo dài từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Trị của lãnh thổ nước ta, dân số Ta-Ôi chỉ 34.960 người (theo Tổng điều tra dân số 1/4/1999) và ít được biết đến. Nhưng khi đi sâu vào đời sống văn hóa, chúng ta mới thấy sự kỳ thú, kỳ vĩ của dân tộc này. Với tư cách là một thành viên bản địa của cộng đồng tộc người Ta-Ôi và sau một chuyến khảo sát điền dã khắp 21 xã, thị trấn của huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế, chúng tôi phát hiện ra một nét văn hóa đặc sắc có tính truyền thống của dân tộc Ta-Ôi. Đó là Trách nhiệm cộng đồng.

  • HOÀNG CÁTVới riêng tôi, thì những cái địa danh bình thường, thuộc nông thôn vùng sâu, vùng xa của tỉnh Thừa Thiên Huế như: Triều Dương, Cao Xá, Quảng Thái, Phong Chương, Phù Lai, An Lỗ, Đồng Lâm, Phong Sơn, xóm Khoai, xóm Mắc vv… từ lâu đã trở thành một phần máu thịt của tâm hồn mình, của ký ức mình; chưa bao giờ - và sẽ không bao giờ - tôi nguôi quên cho được.

  • NGÔ MINH             Ghi chép

  • NGUYỄN THANH TÚ                          Bút ký Bến phà Xuân Sơn nằm trên dòng sông Son thơ mộng ở đoạn thượng nguồn. Từ đây đi bằng thuyền máy khoảng nửa giờ đồng hồ ngược lên phía tây sẽ đến động Phong Nha. Anh Lê Chiêu Nguyên cán bộ hướng dẫn của Trung tâm du lịch văn hóa sinh thái Phong Nha - Kẻ Bàng đã nói như vậy khi đoàn chúng tôi chuẩn bị lên thuyền làm cuộc hành trình tới hang động mà UNESCO vừa công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.

  • NGUYỄN THẾTừ Huế, muốn đến khu nước khoáng nóng Thanh Tân, ta cứ theo Quốc lộ I ra phía Bắc, đi khoảng 20 km, tới cầu An Lỗ; qua cầu, rẽ trái theo tỉnh lộ 11, đi khoảng 12 km là đến. Còn nếu đi từ hướng Quảng Trị vào, đến km 26, rẽ phải vào cổng làng Đông Lâm thẳng theo con đường trải nhựa khoảng 7 km, gặp tỉnh lộ 11, rồi rẽ trái 1km.

  • NGUYỄN QUANG HÀ                       Ghi chépNói đến Vĩnh Linh, không ai không nhớ hai câu thơ đầy hãnh diện của Bác Hồ tặng cho mảnh đất này:                “Đánh cho giặc Mỹ tan tành                Năm châu khen ngợi Vĩnh Linh anh hùng”

  • …Chưa bao giờ các văn nghệ sĩ Huế lại tranh thủ “đi” như ở Trại viết này. Không chỉ “săn” cảnh đẹp, người đẹp, các anh còn chú trọng hơn những nét đẹp trong lao động sản xuất của người dân Bà Rịa-Vũng Tàu…

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNG                                Bút ký...Bảy trăm năm trở về với Đại Việt, lịch sử đèo Hải Vân đã dày lên cùng với lịch sử nước Việt. Đó là những trang sách được viết bằng mồ hôi, máu và số phận của cả một dân tộc. Ngày Huyền Trân đi qua cửa Tư Dung (Tư Hiền ngày nay), nàng đã nhìn thấy gì nếu không phải là con ngựa trắng tung bờm lao ra biển đông, và đèo Hải Vân cao mịt mùng đã lặng lẽ đưa một Chiêu Quân vì nước non ngàn dặm ra đi. Cuộc vu qui nhiều nước mắt ấy theo tôi là trang sử đầu tiên của đèo Hải Vân. Để sau đó nơi hiểm trở này đã tiễn chân Cao Bá Quát, cái ngày ông đi giang hồ rèn chí, con chim hồng quì chân uống nước sông Trà mà vọng về phương Bắc lòng tha thiết nhớ quê...

  • NGUYỄN VĂN VINH                                 Bút kýAi về cầu ngói Thanh ToànCho em về với một đoàn cho vui