(SHO) - Ngày 04/9, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch.
Du khách đến Huế
Cụ thể, quyết liệt áp dụng các biện pháp để tạo ra chuyển biến trong công tác quản lý môi trường, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch, coi đây vừa là nhiệm vụ cấp bách trước mắt, vừa là công việc lâu dài nhằm xây dựng Việt Nam trở thành điểm đến du lịch an toàn, thân thiện.
Đồng thời, giao cho một đơn vị trong ngành ở Trung ương và địa phương thực hiện nhiệm vụ đầu mối tham mưu, chỉ đạo, chịu trách nhiệm nếu để tình trạng mất an ninh, an toàn, chèo kéo, theo bám, chèn ép khách du lịch; tạo điều kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng, quản lý các trung tâm mua sắm cao cấp, khu vui chơi giải trí hiện đại, của hàng lưu niệm tiện nghi, hấp dẫn để hút khách du lịch.
Phát động sự tham gia của cộng đồng dân cư trong việc đấu tranh, phòng ngừa các hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường du lịch.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
Bộ VHTTDL chủ trì đề xuất các cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường vai trò quản lý nhà nước; xây dựng mô hình quản lý các điểm, khu du lịch.
Hướng dẫn các địa phương và cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch triển khai các giải pháp bảo vệ an toàn cho du khách, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Bộ trưởng Bộ VHTTDL có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chỉ thị này và tổng hợp định kỳ 6 tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết một năm thực hiện Chỉ thị này trong quý II năm 2014.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của cấp dưới đối với các yêu cầu của chỉ thị này…
P.V
Huyền Trân công chúa là một trong những người phụ nữ nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam, được đời sau nhắc đến cùng với những yếu tố đậm chất trữ tình của một cuộc hôn nhân ngoại giao và mối quan hệ ly kỳ, trái khoáy với Thượng thư Tả bộc xạ Trần Khắc Chung. Bài viết của chúng tôi, xuất phát từ việc phân tích các nguồn sử liệu và kế thừa các ý kiến của người đi trước, sẽ thảo luận về những điểm không logic trong những sự kiện được ghi lại về nhân vật lịch sử này.
NGUYỄN TRƯƠNG ĐÀN
Ngày 3/5/1916, trong khi bên trong Hoàng cung, nhà vua trẻ Duy Tân chuẩn bị xuất cung với những công việc và nghi thức hết sức khẩn trương, nghiêm trang và đầy bí mật, thì bên ngoài Hoàng cung, từ bốn phía, những đội nghĩa binh và các vị thủ lĩnh ở các tỉnh và các vùng lân cận Kinh đô Huế cũng đã bí mật tụ về ứng nghĩa.
Nằm sâu hút trong những cánh rừng bạt ngàn với các dãy núi đá cao ngất, nơi chỉ có gió, núi, thú hoang và những tán cây rừng, bản Hoo, thôn A Năm, xã Hồng Vân, huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) là một thung lũng nằm dưới chân núi A Noong- một nơi gần như biệt lập, "lãng quên” trước phố thị A Lưới ồn ào, náo nhiệt.
LÊ QUANG THÁI
Người xưa chỉ dạy rõ về cách thức viết tiểu sử bằng câu nhớ đời chẳng quên: “Phàm xem nhân vật nên xem về tiểu sử, sẽ thấy nhân vật”(1). Đông phương và Tây phương đều coi trọng việc viết tiểu sử đúng phương pháp, hợp quy cách, nói cho dễ hiểu là viết và dịch tiểu sử theo đúng bài bản quy định của bộ môn này.
CHƯƠNG THÂU
Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) người làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ Tĩnh là một người công giáo yêu nước, thông hiểu nho học và là người tiếp thu văn hóa tiến bộ của phương tây sớm nhất ở nước ta.
NGUYỄN THỊ MINH THÁI
Đối thoại với nhà sử học Lê Văn Lan về chủ đề “sự đi đây đi đó”, nhất là sự xuất dương nước ngoài của người Việt, từ xã hội cổ truyền đến xã hội hiện đại, hai chúng tôi đồng thuận: một dân tộc nông dân, sự sống sự chết đều diễn ra trong khung cảnh làng Việt cổ truyền, cả đời lo làm ruộng,“chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa” như nông dân Việt, thì rất không muốn nay đây mai đó, chỉ thích yên phận sau lũy tre làng.
LÊ THỊ ÁNH TUYẾT
Hiếu học không chỉ thể hiện ở người học mà còn thể hiện ở vai trò của gia đình, mà trước hết là ở những người mẹ, người vợ, người bà, người chị, người em gái trong nhà.
(SHO). Từ 12h trưa nay, 11/10, các cơ quan, công sở bắt đầu treo cờ rủ, cả nước để tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cũng từ sau 12h hôm nay, nhiều kênh truyền hình đã thông báo tạm ngưng phát sóng cho đến chiều 13/10.
TRƯƠNG SỸ HÙNG
Là một quan chức được nhà nước bổ nhiệm sau khi thi đỗ cử nhân năm 1876; lại trải qua nhiều địa vị xã hội khác nhau, Cao Xuân Dục đã đúc kết được nhiều thức nhận về việc học hành, thi cử và bước đầu thể hiện khá rõ những quan điểm giáo dục như: trọng thực học hơn là bằng cấp, tinh giản hay mở rộng kiến thức cơ bản về quốc sử cho Nho sinh tùy theo cấp học, tiếp thu vốn cổ văn hóa gia đình nhưng có chọn lọc và đổi mới. Thực học thì kiến thức dồi dào phong phú, khi nhập thế “chăn dân trị đời” theo quan niệm Nho giáo sẽ chủ động, sáng tạo linh hoạt trong thực tiễn, ít khi bị tác động ngoại cảnh.
LÊ VĂN HẢO
Thế kỷ XV - XVI ở nước ta, sau thắng lợi vĩ đại của khởi nghĩa Lam Sơn và của chiến tranh giải phóng dân tộc, đã bước vào một thời kỳ phục hưng mới của nền văn hóa Đại Việt.
HOÀNG MINH TIẾN
Nhắc đến các bậc danh nhân văn chương triều Nguyễn không ai không nhớ câu truyền tụng: "Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán, Thi đáo Tùng, Tuy thất Thịnh Đường". Thế mà cả Tùng Thiện Vương và Cao Bá Quát đều rất quí trọng tài năng thơ Nguyễn Hàm Ninh(1).
…Trời chung không đội với thù Tây
Quyết trả ơn vua, nợ nước nầy.
Một mối ba giềng xin giữ chặt
Thân dù thác xuống rạng đài mây.
(Trần Cao Vân)
NGUYỄN ĐẮC XUÂN
Trước và sau ngày Việt Nam độc lập thống nhất (1975), tôi rất thích bài hát “Người mẹ Bàn Cờ” của Trần Long Ẩn trong Phong trào Đấu tranh đô thị miền Nam.
NGUYỄN ĐẮC XUÂN Triều Nguyễn đã phạm một sai lầm với ngành sử học là đã tiêu hủy toàn bộ những sách vở, di tích, tư liệu có liên quan đến phong trào Tây Sơn, đặc biệt với người anh hùng dân tộc vĩ đại Nguyễn Huệ - Quang Trung.
VIỄN PHƯƠNG Kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ 27-7 Những gì hùng vĩ nhất khi ở lại với thời gian thì sẽ trở thành những dấu mốc tồn tại vĩnh hằng trong lịch sử. Tiểu đoàn 804 đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình và tự đi vào lịch sử như một giá trị vĩnh cửu. Sứ mệnh lịch sử và sự hoàn thành nó của những chiến sĩ 804 sẽ hiện hữu vĩnh hằng với thời gian.
TRẦN ANH VINH(Kỷ niệm 65 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9)Lịch sử đấu tranh kiên cường, bất khuất nhằm giải phóng khỏi ách đô hộ thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam thời kỳ cận - hiện đại, Phan Bội Châu là chiếc cầu nối.