(SHO). Từ 12h trưa nay, 11/10, các cơ quan, công sở bắt đầu treo cờ rủ, cả nước để tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cũng từ sau 12h hôm nay, nhiều kênh truyền hình đã thông báo tạm ngưng phát sóng cho đến chiều 13/10.
Treo cờ rũ ở Quảng trường Ba Đình từ 12h trưa 11/10
Theo quy định về việc tổ chức lễ Quốc tang, từ 12h trưa nay đến 12h trưa Chủ nhật, 13/10, tất cả các cơ quan công sở sẽ treo cờ rủ. Cả nước sẽ để tang Đại tướng trọn 48 giờ.
Ban lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban, có 30 thành viên là lãnh đạo các cơ quan TƯ, ban ngành của Đảng. Ban Tổ chức lễ tang được thành lập sau đó do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng Ban Tổ chức.
Theo thông báo của Ban Tổ chức Lễ Quốc tang, lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được bắt đầu tại Nhà tang lễ Quốc gia Trần Thánh Tông (Hà Nội) bắt đầu từ 7 giờ 30 phút đến 21 giờ, ngày 12/10.
Cờ rũ Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên Quảng trường Ba Đình
Trong buổi sáng, lễ viếng diễn ra từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ. Các đoàn vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp gồm đoàn viếng của Ban Chấp hành Trung ương, đoàn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đoàn của Chủ tịch nước, đoàn của Chính phủ, đoàn của Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn Quân ủy Trung ương, Gia quyến Đại tướng Võ Nguyên Giáp; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước; Các đoàn viếng của lãnh đạo cấp cao nước ngoài; Các đoàn viếng của Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ thành phố Hà Nội; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; Các đoàn quốc tế và ngoại giao; Đoàn Cựu chiến binh Việt Nam.
Buổi chiều cùng ngày, các đoàn vào viếng gồm các đoàn viếng của các tỉnh, thành phố (12 giờ đến 14 giờ); Các đoàn viếng của các ban, bộ, ngành đoàn thể Trung ương (14 đến 15 giờ); Các đoàn viếng còn lại và các cá nhân (từ 15 giờ đến 21 giờ).
Cùng thời gian tổ chức lễ viếng và lễ truy điệu đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội, sẽ tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu tại Trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình và Hội trường Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh.
Song song với đó, để ghi nhận, tôn vinh công lao to lớn, bày tỏ tình cảm kính trọng, ngưỡng mộ đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh tối cao - người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, thể theo nguyện vọng của nhân dân và cán bộ, chiến sỹ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, các cơ quan, đơn vị quân đội, từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên lập Ban thờ, tổ chức cho cán bộ, công nhân viên, chiến sỹ thuộc quyền và nhân dân nơi đóng quân viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, từ 7 giờ 30 ngày 12/10.
Lễ truy điệu trọng thể đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ ngày 13/10/2013.
Thể theo ý nguyện của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nguyện vọng của gia đình, lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức cùng ngày tại quê nhà (tỉnh Quảng Bình).
Thời gian đón linh cữu của Đại tướng dự kiến sẽ diễn ra khoảng 13 giờ ngày 13/10 tại Sân bay Đồng Hới. Sau đó, linh cữu Đại tướng sẽ được di chuyển bằng ôtô ra thẳng Vũng Chùa - Đảo Yến, thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch để tổ chức lễ an táng.
Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp lễ truy điệu và an táng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Từ sau 12h ngày 11/10, nhiều kênh truyền hình đã thông báo tạm ngưng phát sóng cho đến chiều 13/10.
PV
NGUYỄN THẾ
Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần đã sản sinh trong đời sống, quá trình lao động và sáng tạo của đồng bào dân tộc cư trú từ vùng Tây Bắc trải dài dọc Trường Sơn đến tận cùng phía Nam của tổ quốc.
PHONG LÊ
Bốn tháng sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập trên Quảng trường Ba Đình, 25 triệu người dân Việt Nam bước vào năm 1946, năm mở đầu kỷ nguyên Dân chủ - Cộng hòa, bằng một sự kiện vang động lịch sử: Cuộc bầu cử Quốc hội khóa I, cơ quan lập pháp cao nhất của đất nước, vào ngày 6/1/1946.
VÕ VINH QUANG
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Phò mã Nguyễn Văn Thuyên, con trai của Nguyễn Văn Thành, làm thơ ngông bị tố, bị bắt và bị tra khảo.
NGUYỄN DUY TỜ
1.
Không phải đến tận năm 1805, ở tuổi 41, được triều đình nhà Nguyễn bổ chức Đông Các học sĩ, trao cho tước Du Đức hầu, Nguyễn Du mới vào Huế.
PHẠM XUÂN DŨNG
Từ một hòn đảo hoang vu chưa được nhiều người biết đến, bỗng một ngày đầu thế kỷ 20, Phú Quý được cả người trong nước lẫn người Phú-lãng-sa (Pháp) phải chú ý đến mảnh đất này.
NGUYỄN ĐẮC XUÂN
Vì một chữ Liêm
Cuộc đời làm tướng của Nguyễn Tri Phương ít khi ông được sống với gia đình. Không chinh Nam thì phạt Bắc. Quanh năm rong ruỗi không ngừng.
TA DƯR TƯ
Trong các nghi lễ vòng đời, lễ cưới, hỏi được xem là lễ quan trọng nhất và trang trọng nhất trong cuộc đời của mỗi con người Pa cô.
ĐINH VĂN TUẤN
Vào năm 1802 chúa Nguyễn Phúc Ánh chiến thắng Tây Sơn, thống nhất đất nước và lên ngôi, lấy niên hiệu là Gia Long.
NGUYỄN ĐÌNH ĐÍNH - VÕ VINH QUANG
Năm 1790 có một sự kiện ngoại giao tốn nhiều giấy mực, tâm sức của những ai quan tâm đến lịch sử nước nhà giai đoạn Tây Sơn, mà chính sử triều Nguyễn gọi: Giả vương nhập cận.
PHAN THUẬN AN
Không có tư liệu thì không có lịch sử. Nhưng, nếu có tư liệu mà tư liệu thiếu sót, bất nhất và không chắt lọc kỹ thì cũng dễ dẫn đến chỗ nhầm lẫn khi viết lại quá khứ.
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Đình làng Phú Xuân từng được các triều vua Nguyễn “quan tâm đặc biệt” và nay được cấp bằng di tích lịch sử quốc gia. Ở đình, dân làng Phú Xuân thờ một số thiên thần, nhân thần như các làng ở Thuận Hóa, ngoài ra còn thờ một số nhân thần bổn thổ là những nhân vật lịch sử thuộc triều Lê, triều Tây Sơn và triều Nguyễn.
VÕ VINH QUANG
LTS: Từ lâu, việc giải mã nơi đặt lăng mộ Hoàng đế Quang Trung, cung điện Đan Dương là những vấn đề khoa học được giới nghiên cứu trong nước chú ý tìm tòi. Tuy nhiên, tất cả các công việc chỉ nằm trên những bài viết, chưa có sự khảo sát thực địa, khai quật để hiển lộ những kiến giải và cả nghi ngờ.
LÊ QUANG THÁI
Nội dung của bài này chỉ nhằm khiêm tốn khơi gợi lại một số di tích tại chốn kinh sư liên quan đến các nhân vật lịch sử, làng xã, chùa quán mà nhà văn lớn Hà Đình Nguyễn Thuật đã ưu ái dành nhiều cảm xúc quan tâm trong sáng tác thơ văn.
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Thời gian gần đây các học giả, các nhà nghiên cứu đã bước đầu đánh giá, nhìn nhận lại công lao của các chúa Nguyễn đối với dân tộc, làm sáng vai trò của các chúa Nguyễn trong sự nghiệp mở mang đất nước vào thế kỷ 17, 18.
HUỆ VIÊN
Ngày nay, quá trình đô thị hóa trên toàn thế giới đang diễn ra với tốc độ chóng mặt. Nếu như năm 1800 có 29,3 triệu người sống ở các đô thị (chiếm 3,2% tổng số dân thế giới) thì con số này vào năm 2000 là 3,35 tỉ người (chiếm 51%), dự báo đến năm 2025 là 5,2 tỉ (chiếm 61%).
THÁI DOÃN HIỂU
Hương thơm của đức hạnh và tiếng tăm tài ba vị Trạng nguyên tân khoa Mạc Đĩnh Chi vang sang tận thiên triều. Vua tôi nhà Nguyên ở Yên Kinh xôn xao muốn thử tài xem hư thực ra sao liền gửi thông điệp cho vua nhà Trần yêu cầu cử đích danh Mạc Đĩnh Chi sang sứ Trung Quốc.
TRẦN QUỐC VƯỢNG
Hà Nội âm trầm rồi ào ạt chuẩn bị kỷ niệm 200 năm chiến thắng - Đống Đa, Xuân Lửa diệu kỳ Kỷ Dậu 1789 mà giới quân sự học hiện đại có thể gọi là Chiến dịch Thăng Long, giải phóng kinh thành, miền Bắc...
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Nhân theo vua Cảnh Thịnh đi thăm lăng vua Quang Trung, Ngô Thì Nhậm có làm một bài thơ (1) với lời chú thích rất lạ, như thế này: