Về với đất mẹ - cuối cùng và mãi mãi

08:51 14/10/2013

Đón Đại tướng về đất mẹ Quảng Bình, niềm thương đau của người dân hiện diện trên từng gương mặt trong cả biển người đứng bên đường hơn 60km từ sân bay Đồng Hới ra tới vũng Chùa, từ lúc chiếc máy bay chở linh cữu Đại tướng hạ cánh cho đến lúc nắng tắt trên núi Thọ.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và gia quyến tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Ảnh: Nguyễn Á

17g ngày 13-10, những tia nắng cuối ngày trượt dài trên mái Thọ Sơn, rọi ánh sáng lấp lánh xuống biển vũng Chùa. Những vốc đất cuối cùng cũng đã khỏa đầy trên huyệt mộ. Từ phút này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vĩnh viễn ngủ yên trong lòng đất mẹ Quảng Bình. Sinh ra ở Lệ Thủy, mảnh đất cực nam quê nhà, giờ ông về lại nằm ngay rặng núi địa đầu phía bắc, nơi đèo Ngang của dải Trường Sơn lan ra biển giăng bày thế trận.

15km biển người tiếc thương trên quốc lộ 1

Đầu giờ chiều, khi đoàn xe đưa linh cữu Đại tướng vừa ra khỏi sân bay Đồng Hới thì một dòng người, dòng xe đưa tiễn cũng đã hòa theo tạo thành một dòng chảy kéo dài đến 15km trên quốc lộ 1. Phải nhích lên từng chút. Xe đưa linh cữu Đại tướng đã ra tới nơi an táng vũng Chùa mà đoàn xe đưa tiễn vẫn còn ở cầu Gianh, thuộc địa phận xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch. Trung tá Bùi Quang Thanh, trưởng Phòng CSGT Công an Quảng Bình, nói: “Lòng người dân cả tỉnh, cả nước đã hướng về Đại tướng lớn như vậy thì kẹt xe trên đường đưa tiễn Đại tướng là điều khó tránh khỏi. Nhưng ai cũng vui lòng khi được tiễn biệt Đại tướng một đoạn đường”.

Hơn 15g tại vũng Chùa, khi đoàn xe chở linh cữu Đại tướng vừa xuất hiện phía xa xa thì có một người phụ nữ òa khóc nức nở. Bà không phải là người nhà, cũng không phải bà con thân thích của Đại tướng, bà khóc vì được thỏa lòng mong mỏi sau chặng đường dài từ Điện Biên vào đây. Bà tên Nguyễn Thị Hương Liên, 60 tuổi, nhà ở ngay chân đồi A1, thuộc phường Nam Thanh, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, vùng đất gắn liền với Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm xưa. Bà cũng từng là bộ đội chống Mỹ. Đã hai lần bà được gặp, được chụp ảnh chung với Đại tướng. Bà quyết định phải vào bằng được vũng Chùa để gặp Đại tướng lần cuối. Vậy nên từ Điện Biên về tới Hà Nội sáng 12-10, bà đã bắt tiếp xe khách để vào Quảng Bình. Đến đèo Ngang lúc 3g ngày 13-10, bà ngồi ở chân đèo đợi đến sáng để đi vào khu an táng viếng Đại tướng. “Chỉ cần có mặt ở đây là đã thỏa lòng” - bà Liên nói.

 

Những giọt nước mắt tiễn đưa của người dân Quảng Bình khi đoàn xe chở linh cữu Đại tướng đi qua - Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản tình quân dân

Về tiễn đưa Đại tướng lần cuối, bên vùng đất vũng Chùa có đông đủ đại diện lực lượng hải - lục - không quân, những người lính truyền nối qua bao thế hệ của Đại tướng. 200 người lính hải quân của Bộ tư lệnh Vùng 3 hải quân đã vượt qua quãng đường hơn 330 cây số từ Đà Nẵng ra tận vũng Chùa để tham gia đội hình đại diện cho lực lượng hải quân đưa tiễn Đại tướng. Giọng một chỉ huy nói với một người sĩ quan dưới quyền khi vừa lên tới khu vực tập kết các lực lượng đại diện: “Cậu lái xe từ 3g sáng sao không ở lại xe nghỉ đi để chiều đưa anh em vào?”. Tiếng người sĩ quan: “Báo cáo thủ trưởng, em vẫn dự và vẫn đảm bảo lái được an toàn ạ!”. Người vừa trả lời là thượng úy Trương Minh Đức, sĩ quan lái xe của Vùng 3 hải quân. Anh cho biết đội hình đi viếng Đại tướng với 200 người đi trên tám ôtô của Vùng 3 hải quân xuất phát lúc 3g sáng. Ra tới vũng Chùa lúc 10g và tập kết về đây, buổi tối sau lễ tiễn đưa Đại tướng, anh và đồng đội sẽ trở lại Đà Nẵng. “Được đưa Đại tướng về nơi an nghỉ cuối cùng là một vinh dự, huống nữa mình là một người lính” - thượng úy Đức nói.

Gặp thiếu tướng Nguyễn Chí Hướng, phó tư lệnh Quân khu 4, đã hơn một tuần nay lăn lộn tham gia chỉ đạo việc chuẩn bị đón thi hài Đại tướng về với vũng Chùa, hỏi ông về những vất vả của người lính trong những ngày qua, nhất là trong điều kiện thời tiết mưa gió tầm tã, thiếu tướng Hướng nói: “Hôm qua thấy mưa to, anh em quyết định đi làm cái khung lọng bọc vải để che trên linh cữu Đại tướng phòng khi mưa to. Anh em đi làm về kể: May cái lọng che linh cữu xong, người thợ may cương quyết không chịu lấy tiền! Xe cộ của anh em lính điều động phục vụ tang lễ mấy ngày qua, ra tiệm rửa xe bà con biết xe phục vụ lễ tang Đại tướng cũng quyết không lấy tiền, còn bảo: Có xe nào bẩn mang ra rửa cho sạch đẹp để đi đón Đại tướng về quê”. Ai cũng nhận ra vẻ đẹp của tình quân dân riêng có ở nước Việt, tình quân dân ấy cũng là một di sản có được từ tinh thần, từ trái tim và tầm vóc của Đại tướng để lại cho toàn quân, toàn dân.

Nhóm phóng viên Tuổi Trẻ tại Quảng Bình

 

 

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đoàn lãnh đạo Đảng và Nhà nước ra tận cửa máy bay tiễn đưa linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp về Quảng Bình - Ảnh: Võ Văn Thành

 

Đưa linh cữu Đại tướng về nơi an nghỉ cuối cùng ở vũng Chùa - Ảnh: Nguyên Linh

Cùng mây trắng về quê mẹ

Xuyên qua từng lớp mây trắng, linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên trời trong chiếc chuyên cơ đặc biệt (mang số hiệu VN 103 lấy theo tuổi thọ Đại tướng) rời Hà Nội lúc 10g25 sáng.

Trước đó, các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã đưa tiễn linh cữu Đại tướng ở sân bay Nội Bài. Đội tiêu binh bước trên thảm đỏ, bằng những động tác nghiêm trang di chuyển linh cữu từ cỗ linh xa lên chuyên cơ đặc biệt, giữa hàng quân danh dự.

Quân nhạc cất lên nhịp điệu trầm hùng.

Lần lượt Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh... cúi mình trước linh cữu. Đại tướng Phùng Quang Thanh - bộ trưởng Bộ Quốc phòng - đôi mắt đỏ hoe, kính cẩn giơ tay chào trước linh cữu người anh cả của quân đội. Cạnh đó, trung tướng Đồng Sĩ Nguyên bước chậm đến bên linh cữu và đứng lặng hồi lâu.

Bốn người con của Đại tướng cùng lên chuyên cơ đặc biệt với linh cữu, người con trai cả ôm chặt trước lồng ngực chiếc mũ màu trắng của cha mình. Những người khác trong gia quyến Đại tướng và Ban tổ chức lễ quốc tang lên chiếc chuyên cơ thứ hai (mang số hiệu VN 1911 theo năm sinh của Đại tướng) cùng vào Quảng Bình. Máy bay đã cất cánh nhưng dưới kia dòng người đưa tiễn vẫn còn chắp tay hướng theo. Trên chuyên cơ, nhiều người gạt nước mắt khi ai đó nhắc chuyện chàng thanh niên Võ Nguyên Giáp, mấy chục năm trước, lần đầu tiên vượt chặng đường thiên lý từ miền Trung ra Hà Nội, và giờ đây Đại tướng đang trở về quê mẹ lần cuối.

Sau hơn 40 phút bay trên biển Đông, hai chiếc chuyên cơ hướng về đất liền, hạ cánh xuống sân bay Đồng Hới.

Đại tướng đã về.

VÕ VĂN THÀNH

Theo TTO

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • 1. Trung tâm văn hóa tôi muốn đề cập ở đây là thành phố Huế của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đã là một Trung tâm văn hóa thì bao giờ cũng quy tụ nhiều nhân tài lớn, trên nhiều lĩnh vực, từ mọi miền đất nước, thậm chí từ cả ngoài nước, trải qua nhiều thế hệ, nhiều thử thách khó khăn mới vun đắp lên nổi một truyền thống, mà có được truyền thống văn hóa lại càng khó khăn hơn. Trong bài viết này tôi chưa đề cập tới những nhà khoa học, những nhà văn hóa và văn nghệ sĩ xuất sắc đang sống và hoạt động tại Thừa Thiên Huế, mà tôi chỉ muốn nói tới chủ yếu các vị đã qua đời nhưng đã để lại dấu ấn sâu đậm, lâu dài cho mảnh đất này, góp phần quan trọng hình thành nên truyền thống văn hóa Huế.

  • Trên thế giới có nhiều nền văn hóa khác nhau. Trong mỗi nước, ngoài mẫu số chung về nền văn hóa của cả dân tộc, còn có văn hóa vùng miền được phân định căn cứ vào đặc điểm nhân văn riêng của từng nơi. Nơi nào có được tính cách nhân văn đặc thù thì nơi ấy có văn hóa địa phương hay văn hóa bản địa. Một từ mà các nhà văn hóa học năng sử dụng khi đề cập đến lĩnh vực này là “bản sắc”. Nếu dùng từ bản sắc làm tiêu chí để nhận diện văn hóa thì Việt Nam có nền văn hóa riêng của mình, trong đó có văn hóa Huế.

  • Tôi quê Hà Tĩnh, nhưng lại sinh ra ở Huế, khi ông cụ tôi ngồi ghế Phủ Doãn, tức là “sếp” cái cơ quan đóng bên bờ sông Hương ở giữa Bệnh viện Trung ương Huế và Trường Hai Bà Trưng - Đồng Khánh xưa, nay đang được xây dựng to đẹp đàng hoàng gấp nhiều lần ngày trước. (Thời Nguyễn phong kiến lạc hậu, nhưng lại có quy chế chỉ những người đậu đạt cao và thường là người ngoại tỉnh mới được ngồi ghế Phủ Doãn để vừa có uy tín, học thức đối thoại được với quan chức trong Triều, vừa tránh tệ bênh che hay cho người bà con họ hàng chiếm giữ những chức vụ béo bở. Nói dài dòng một chút như thế vì nhiều bạn trẻ thời nay không biết “Phủ Doãn” là chức gì; gọi là “Tỉnh trưởng” cũng không thật đúng vì chức Phủ Doãn “oai” hơn, do Huế là kinh đô, tuy quyền hành thực sự người Pháp nắm hầu hết).

  • *Từ tâm thức kính sợ trời đất đến lễ tế Giao: Từ buổi bình minh của nhân loại, thiên nhiên hoang sơ rộng lớn và đầy bất trắc, với những hiện tượng lạ kỳ mưa gió, lũ lụt, sấm chớp, bão tố... đã gieo vào lòng người nhiều ấn tượng hãi hùng, lo sợ. Bắt nguồn từ đó, dần dần trong lịch sử đã hình thành tập tục thờ trời, thờ đất, thờ thần linh ma quỷ. Đó là nơi trú ẩn tạo cảm giác an toàn cho con người thuở sơ khai. Ở phương Đông, tập tục thờ cúng trời đất, thần linh gắn liền với việc thờ cúng tổ tiên, ông bà, phổ biến từ trong gia đình đến thôn xóm, làng xã. Khi chế độ quân chủ hình thành, một số triều đình đã xây dựng những “điển lệ” quy định việc thờ cúng trời đất, thần linh, với những nghi thức trang trọng, vừa biểu thị quyền uy tối thượng của nhà vua, vừa thể hiện khát vọng mong cầu quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, phong hoà vũ thuận của muôn dân.

  • Sông Hương thuộc loại nhỏ của Việt Nam, nhưng với Thừa Thiên Huế có thể nói là “tất cả”. Hệ thống sông Hương cung cấp nước, tạo môi trường để phát triển gần như toàn bộ nền kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế, đặc biệt sông Hương còn là biểu tượng của Huế, hai bên bờ mang nặng di sản văn hoá nhân loại. Nhưng đồng thời nó cũng đưa lại những trận lụt lớn vào mùa mưa, nhiễm mặn vào mùa hè...

  • Huế được Chính phủ xác định là một trong 5 thành phố cấp quốc gia, nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm của miền Trung, cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ du lịch. Quá trình phát triển đô thị, Huế đồng thời cũng đứng trước những thử thách mới, còn nhiều bất cập nhưng Huế vẫn giữ được nét kiến trúc riêng. Hình ảnh một thành phố mà kiến trúc và thiên nhiên hoà quyện, phải chăng đó là bản sắc Huế, khó trộn lẫn với bất kỳ một đô thị nào khác trong cả nước.

  • I. Toàn cầu hóa và lý luận văn học: I.1. “Toàn cầu hóa” làm cho “thế giới trở nên phẳng” (Thomas F.Fredman). Lý luận văn học là một lĩnh vực khoa học nhằm cắt nghĩa, lý giải, khái quát văn chương, đặt trong khung cảnh đó, nó cũng được “thế giới hóa”, tính toàn cầu hóa này tạo nên một mặt bằng chung, hình thành một ngôn ngữ chung. Từ đó mới có sự đối thoại, tiếp biến học hỏi lẫn nhau giữa các nền lý luận của các châu lục, quốc gia tạo nên một thể thống nhất trong đa dạng.

  • Đêm Nguyên tiêu 15 tháng giêng Quý Mùi 2003, thực hiện chủ trương của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại TTH đã tổ chức trên sông Hương một đêm thơ rất tuyệt vời. Ban tổ chức cho biết Hội Nhà văn Việt Nam đã được phép quyết định kể từ năm nay lấy ngày 15 tháng giêng âm lịch hằng năm làm Ngày Thơ Việt Nam. Quyết định ấy lay động tâm trí tôi vốn đang ưu tư với Huế Thành phố Festival, thay vì đọc thơ, trong đêm Nguyên tiêu ấy tôi đã phác họa sơ lược về một Festival thơ. Không ngờ ý kiến của tôi được Đêm thơ Nguyên tiêu hưởng ứng và các nhà thơ đã đề nghị tôi nên thực hiện một Hồ sơ cho Festival Thơ.

  • Trí thức trong bất cứ thời đại nào và ở đâu cũng là một nguồn lực quan trọng, là sức mạnh tinh thần nối kết truyền thống của dân tộc với thành tựu trí tuệ của thời đại. Khi nguồn lực trí tuệ của đội ngũ trí thức gắn kết được với sức mạnh cộng đồng thì xã hội sẽ có những chuyển biến tích cực. Ngược lại, nguồn lực trí tuệ không được phát huy thì năng lực phát triển của xã hội sẽ bị suy thoái. Thừa Thiên Huế có một thời là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Đàng Trong và trở thành kinh đô của cả nước. Vì thế Huế đã từng là nơi hội tụ nhiều thế hệ trí thức tinh hoa của đất nuớc. Lớp trí thức lớn lên tại Thừa Thiên Huế có điều kiện tiếp cận với những thiết chế và sinh hoạt văn hoá, học thuật có tầm cở quốc gia (Quốc Tử Giám, Quốc Sử Quán, Hàn Lâm Viện, Thái Y Viện. Khâm Thiên Giám.. ), năng lực trí tuệ của trí thức ở kinh kỳ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, cả trên lĩnh vực tư duy sáng tạo và quản lý, thực hành.

  • I. Sự hình thành và phát triển hệ thống đường phố ở Huế: Trước khi Huế được chọn để xây dựng kinh đô của nước Việt Nam thống nhất, đất Phú Xuân - Huế kể từ năm 1738 đã là nơi đóng đô thành văn vật của xứ Đàng Trong dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Rồi Phú Xuân lại trở thành kinh đô Đại Việt của nhà Tây Sơn. Năm 1802, Nguyễn Phúc Ánh toàn thắng quân Tây Sơn; từ Thăng Long ông trở về Phú Xuân, chọn lại đất ấy, lấy ngày lành, lên ngôi vua, xưng hiệu là Gia Long. Tháng 5 năm 1803, nhà vua sai người ra ngoài bốn mặt thành Phú Xuân, xem xét thực địa, định giới hạn để xây dựng kinh thành mới. Trên cơ sở mặt bằng thành Phú Xuân cũ, lấy thêm phần đất của 8 làng cổ lân cận, mở rộng diện tích để xây dựng nên một kinh thành rộng lớn hơn trước. Cùng với việc xây dựng thành quách, cung điện, nha lại, sở ty... thì đường sá trong kinh thành cũng được thiết lập.

  • Thừa Thiên Huế là thủ phủ Đàng Trong thời các chúa Nguyễn, là kinh đô của cả nước dưới thời Tây Sơn và triều Nguyễn, nay là cố đô, một trong những trung tâm văn hoá và du lịch quan trọng của Việt Nam , trải qua quá trình đô thị hoá, vừa mang dấu ấn của một đô thị cổ phương Đông, vừa có đặc trưng của một đô thị mới. Để góp phần định hướng phát triển và tổ chức quản lý vùng đất nầy, một trong những việc cần làm là nên soát xét lại kết quả của quá trình đô thị hóa để lựa chọn những giải pháp quản lý phù hợp.

  • Trong quá khứ, mảnh đất Phú Xuân - Huế đã được chọn để đóng đô thành của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, rồi đến kinh đô Đại Việt của nhà Tây Sơn Nguyễn Huệ, sau nữa là kinh đô Việt Nam thống nhất dưới thời họ Nguyễn Phúc trị vì và cuối cùng trở thành cố đô từ sau Cách mạng Tháng 8.1945. Huế đã và đang là thành phố Festival - một thành phố lễ hội mang nhiều thành tố văn hóa đặc trưng của Việt Nam theo một quy chế đặc biệt. Để có cái nhìn khách quan về lịch sử, thiết nghĩ, chúng ta hãy điểm lại vài nét quá trình đi lên của thành phố Huế để trở thành đô thị loại I - đô thị đặc biệt hôm nay.

  • Hội nghị cán bộ Việt Minh mở rộng vào cuối tháng 4 đầu tháng 5/1945 diễn ra trên đầm Cầu Hai đề ra chủ trương lớn để phát triển phong trào cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế, chuẩn bị cùng cả nước khởi nghĩa cướp chính quyền khi có thời cơ. Sau hội nghị, phong trào cách mạng phát triển đều khắp trong toàn tỉnh. Đầu tháng 8, được tin quân đội Nhật bị quân đồng minh đánh bại ở nhiều nơi, nhất là ở Mãn Châu Trung Quốc, Thường vụ Việt Minh dự đoán ngày Nhật theo chân phát xít Đức bị đánh bại không còn xa, đã quyết định đẩy mạnh chuẩn bị khởi nghĩa. Giữa tháng 8 được tin Nhật Hoàng sẵn sàng đầu hàng, Thường vụ Việt Minh chỉ đạo các huyện khởi nghĩa. Sau khi tất cả các huyện phụ cận Huế khởi nghĩa thành công, ngày 20/8 Thường vụ Việt Minh triệu tập 6 huyện bàn quyết định chọn ngày 23.8.1945 là ngày khởi nghĩa giành chính quyền. Cũng ngay chiều ngày 20.8.1945 phái đoàn Trung ương có cụ Hồ Tùng Mậu, anh Nguyễn Duy Trinh và anh Tố Hữu đã đến Huế, vì Huế là thủ đô của chính quyền bù nhìn lúc bấy giờ. Khởi nghĩa ở Huế mang sắc thái đặc biệt có tính chất quốc gia. Ta giành lại chính quyền không phải từ tay một tỉnh trưởng mà là từ triều đình nhà Nguyễn - Bảo Đại ông vua cuối cùng, bên cạnh Bảo Đại lại có cả bộ máy chính quyền Trần Trọng Kim do Nhật lập ra. May mắn thay đoàn phái bộ Trung ương vào kịp thời nên vẫn giữ nguyên ngày khởi nghĩa (23.8.1945). Đêm 20.8.1945 cuộc họp của phái đoàn Trung ương và Thường vụ Tỉnh ủy thông qua kế hoạch khởi nghĩa của tỉnh và cử ra Ủy ban khởi nghĩa gồm có: anh Tố hữu là Chủ tịch đại diện cho Trung ương, tôi làm Phó Chủ tịch (PCT) đại diện cho Đảng bộ và Mặt trận Việt Minh địa phương cùng một số ủy viên: Lê Tự Đồng, Lê Khánh Khang, Hoàng Phương Thảo, Nguyễn Sơn...

  • Ba mươi năm trước, cùng với lực lượng cách mạng, những người làm Báo Cờ Giải Phóng của Đảng bộ Thừa Thiên Huế sôi nổi chuẩn bị số báo đặc biệt và có mặt trong đoàn quân tiến về giải phóng quê hương. Tháng 10/1974, chúng tôi được tham gia hội nghị Tỉnh ủy mở rộng bàn về đẩy mạnh nhiệm vụ đánh kế hoạch bình định, mở rộng vùng giải phóng nông thôn đồng bằng, phối hợp có hiệu quả với các chiến trường, góp phần giải phóng miền Nam, Thường vụ Tỉnh ủy giao nhiệm vụ cho Báo Cờ Giải Phóng ra số báo đặc biệt, nội dung phong phú, hình thức hấp dẫn để chuyển tải khí thế cách mạng miền Nam và trong tỉnh, đưa mệnh lệnh, lời kêu gọi của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Thừa Thiên Huế và các chính sách của Mặt trận đối với vùng giải phóng.

  • Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc, lực lượng an ninh huyện Phú Vang đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, với 95 thương binh, 135 liệt sĩ và không có một cán bộ, chiến sĩ nào đầu hàng phản bội, lực lượng an ninh huyện Phú Vang và 4 cán bộ an ninh huyện đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

  • Trong mọi thời đại Hoàng đế và kẻ sĩ có mối quan hệ đặc biệt. Đó là mối quan hệ giữa người cầm quyền và người trí thức có nhân cách và tài năng. Khi Hoàng đế là minh quân thì thu phục được nhiều kẻ sĩ, khi Hoàng đế là hôn quân thì chỉ có bọn xu nịnh bất tài trục lợi bên mình còn kẻ sĩ bị gạt ra ngoài thậm chí có khi bị giết hại. Lịch sử bao triều đại đã chứng minh điều đó. Mối quan hệ giữa Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ và La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp của thế kỷ XVIII là cuộc hội ngộ lớn, mang đến nhiều lợi ích cho quốc gia và có ý nghĩa cho muôn đời. Nguyễn Huệ và Nguyễn Thiếp đều sống trong bối cảnh triều Lê suy tàn, chúa Trịnh lộng hành, chúa Nguyễn mới nổi dậy. Sau gần 300 năm hết nội chiến Lê Mạc đến Trịnh Nguyễn phân tranh đời sống nhân dân vô cùng khốn khổ. Trong bối cảnh đó Nguyễn Huệ cùng anh là Nguyễn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa, Nguyễn Thiếp cáo quan về ở ẩn.

  • Năm 2008 là một năm khá kỳ lạ và đặc biệt của loài người. Nửa năm đầu, cả nhân loại thăng hoa với các chỉ số chi tiêu mà ngay cả các chiến lược gia kinh tế cũng phải bàng hoàng. Nửa năm cuối, quả bóng phát triển, ổn định bị lưỡi dao oan nghiệt của khủng hoảng đâm thủng nhanh đến nỗi hàng ngàn đại gia bị phá sản rồi, vẫn chưa lý giải nổi hai chữ “tại sao”. Bất ổn và đổi thay còn chóng mặt hơn cả sự thay đổi của những đám mây. Không phải ngẫu nhiên mà người Nhật lại chọn từ “thay đổi” (kanji) là từ của năm, vì B. Obama đã chiến thắng đối thủ bằng chính từ này (change)...

  • Bạn đọc thân mến! Hiệp hội Đo lường Thời gian quốc tế đã quyết định kéo dài thời gian của năm 2008 thêm 1 giây, và chúng ta đã chờ thêm 1 giây để đón chào năm mới. Sau thời khắc 23 giờ 59 phút 59 giây của ngày 31.12.2008, không phải là giây đầu tiên của năm mới mà phải sau thời khắc 23 giờ 59 phút 60 giây cùng ngày, năm 2009 - năm lẻ cuối cùng của thế kỷ 21, mới chính thức bắt đầu. Nhân loại đã có thêm một giây để nhìn lại năm cũ và bước sang năm mới. Và trong một giây thiêng liêng ấy, chắc chắn nhiều ý tưởng sáng tạo đã xuất hiện, nhiều tác phẩm nghệ thuật vừa hoàn tất, âm tiết cuối của câu thơ cuối một bài thơ vừa được nhà thơ viết xong và buông bút mãn nguyện. Cùng với ly rượu vang sóng sánh chúc mừng năm mới được nâng lên, cái đẹp, cái cao cả tiếp tục xuất hiện để phụng sự nhân loại và chắc chắn, những nụ hôn của tình yêu thương đã kéo dài thêm một giây đầy thiêng liêng để dư vị hạnh phúc còn vương mãi trên môi người.

  • Tham luận tại cuộc tọa đàm “Văn học trẻ Huế- nhìn lại và phát triển” của nhà thơ trẻ Lê Vĩnh Thái: "một lần ngồi uống cà phê tôi được một nhà thơ, người anh trong Hội thống kê về đội ngũ sáng tác trẻ nữ của cố đô Huế chỉ có vỏn vẹn chưa đầy 5 người mà tuổi đã ngoài 30, còn tuổi từ 20, 25 đến 30 thì không thấy!?... "

  • Từ cuối tháng 6. 2008, trên mạng Internet, cùng lúc có những bài viết về nhiều nhà văn, nhà thơ ở Huế như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Vàng Sao, Tô Nhuận Vỹ và ở Quảng Trị, Quảng Bình. Các bài viết được đăng tải trên các báo điện tử nước ngoài (hoặc sách in ra được các tờ báo đó đưa lên mạng), cả trên tờ báo của một tổ chức chống nhà nước Việt Nam cực đoan nhất, và trên blogs của một số nhà văn trong nước (được một số báo điện tử nước ngoài nối mạng sau đó). Mục đích khác nhau nhưng các bài đó, tạm xếp vào hai loại, có một điểm giống nhau: DỰNG ĐỨNG những sự kiện của cuộc đời và hoạt động của các nhà văn nhà thơ này.