Về giải thưởng Văn học Nghệ thuật Bình Trị Thiên lần thứ nhất (1976 - 1982)

09:07 17/06/2016

Ngày 18 tháng 9 năm 2015, được sự nhất trí của lãnh đạo tỉnh, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thành lập. Đây là một hoạt động có ý nghĩa lịch sử và cũng vô cùng giàu chất nhân văn, nhằm ôn lại những trang sử vẻ vang của một vùng đất giàu văn hóa - về một trung tâm văn hóa - văn học nghệ thuật tiêu biểu của nước nhà.

Ảnh lưu niệm anh em văn nghệ sĩ Huế 1988

Trong quá trình tìm kiếm tư liệu lịch sử để góp phần biên soạn thật đầy đủ cho cuốn kỷ yếu 70 năm Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, đáng tiếc là đến ngày kỷ niệm vẫn có một số tư liệu chưa tìm ra. Đến cuối năm 2015, nhà báo Dương Phước Thu mới tìm thấy thời gian tổ chức và danh sách các tác giả được tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Trị Thiên lần thứ nhất (1976 - 1982), thường gọi là Giải “Bông Sen Bạc” in trên báo Dân - cơ quan của Đảng bộ tỉnh Bình Trị Thiên thời đó. Để bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, chúng tôi xin công bố lại nguyên văn không khí trao giải và danh sách 83 văn nghệ sĩ tên tuổi được tặng Giải thưởng cao quý lần thứ nhất này.


Để biểu dương sự đóng góp vào thành tựu chung của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, động viên nhiệt tình lao động sáng tạo của những người làm công tác văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, góp phần thực hiện xuất sắc các Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ III, tiến tới Đại hội Văn Nghệ Bình Trị Thiên lần thứ II, tối ngày 3 tháng 4 năm 1983, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên đã tổ chức trọng thể Lễ trao tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Bình Trị Thiên lần thứ nhất (1976 - 1982).

Đồng chí Vũ Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Thái Bá Nhiệm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Văn Lương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh cùng nhiều đồng chí trong Ban Chấp hành Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh và các đồng chí lãnh đạo các ngành, các đoàn thể trong tỉnh đã tới dự. Tham dự buổi lễ còn có đồng chí Văn Phác, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa. Đoàn nhạc sĩ thành phố Hồ Chí Minh gồm các nhạc sĩ Hoàng Hiệp, Phạm Trọng Cầu, Trịnh Công Sơn đang công tác tại Huế cũng đã đến chia vui.

Đồng chí Lê Tư Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng đọc báo cáo tổng kết, khẳng định những thành tựu của lực lượng văn nghệ sĩ Bình Trị Thiên trong 7 năm qua. Các đồng chí Văn Phác, Vũ Thắng, Nguyễn Văn Lương đã lần lượt trao phần thưởng cho các tác giả được giải.

Thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, đồng chí Vũ Thắng đã biểu dương những đóng góp của anh chị em văn nghệ sĩ Bình Trị Thiên trong thời gian qua, ân cần nhắc nhở anh chị em không ngừng đi sâu vào cuộc sống phong phú, sinh động nhưng cũng đầy những khó khăn và thử thách, mạnh dạn khám phá và sáng tạo, xây dựng nên nhiều tác phẩm đáp ứng được những yêu cầu của cách mạng hiện nay, đồng thời tạo điền kiện để sớm có những tác phẩm có tầm cỡ xứng đáng với quê hương, có sức sống lâu bền và có tính khái quát cao.

Họa sĩ tuổi cao Phạm Đăng Trí và nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã phát biểu nói lên những xúc động của mình trước sự quan tâm của Đảng bộ và chính quyền trong tỉnh đối với hoạt động sáng tạo của anh chị em văn nghệ sĩ và niềm mong muốn làm việc tốt hơn cho quê hương.

Kết thúc buổi lễ, các văn nghệ sĩ đã đọc thơ, hát những bài hát vừa sáng tác.  

DANH SÁCH CÁC TÁC GIẢ ĐƯỢC TẶNG GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT BÌNH TRỊ THIÊN LẦN THỨ I (1976 - 1982)

+ Truy tặng Giải thưởng đặc biệt cho nhà thơ Thanh Hải.

+ 11 Giải A: Hoàng Phủ Ngọc Tường, Xuân Hoàng, Lâm Thị Mỹ Dạ, Tô Nhuận Vỹ, Nguyễn Khắc Phê (Văn học); Trần Hoàn (Âm nhạc); Xuân Đàm, Lê Bá Sinh, Kim Quý (Sân khấu); Vũ Trung Lương, Phạm Đăng Trí (Mỹ thuật).

+ 26 Giải B: Hoàng Vũ Thuật, Mai Văn Tấn, Lê Thị Mây, Lương An, Trần Công Tấn, Trần Thùy Mai, Nguyễn Quang Hà (Văn học), Lê Hải Anh, Bửu Chỉ, Trần Quốc Tiến, Trương Bé, Hoàng Đăng Nhuận (Mỹ thuật), Trần Hữu Pháp, Hoàng Sông Hương, Lê Anh, Hà Sâm (Âm nhạc), Việt Thành, Hồng Sáu, Thái Nguyên Hạnh, Sỹ Sô (Nhiếp ảnh), Trần Ngọc Tranh, Xuân Lư, Thu Song, Thái Quang Ngoạn, Văn Lang, La Thị Cẩm Vân (Sân khấu).

+ 30 Giải C: Ngô Minh, Đinh Duy Tư, Vĩnh Nguyên, Nguyễn Văn Dinh, Nguyễn Đắc Xuân, Lê Xuân Việt, Hải Bằng (Văn học), Tôn Nữ Tuyết Mai, Hồ Uông, Vĩnh Phối, Phan Xuân Sanh, Lê Hữu Nguyên, Đỗ Kỳ Hoàng, Phạm Đại (Mỹ thuật), Quách Mộng Lân, Mai Xuân Hòa, Đức Đình, Huy Chu, Minh Phương, Lê Quang Nghệ (Âm nhạc), Văn Hoằng, Đình Bá, Nguyễn Khoa Quả (Nhiếp ảnh), Nguyễn Văn Thanh, Hoàng Minh Hằng, Trương Minh Phương, Lê Khai, Phan Giang Nam, Nguyễn Ngọc Bình, Châu Dinh (Sân khấu).

+ 15 Tặng thưởng: Võ Quê, Lê Văn Hảo, Văn Lợi (Văn học), Đặng Mậu Tựu, Phan Thế Huề, Hải Bằng (Mỹ thuật), Thái Quý, Lô Thanh, Nam Vĩnh (Âm nhạc), Nguyễn Hữu Đính, Nguyễn Khoa Lợi (Nhiếp ảnh), Châu Thành, Mộng Điệp, Ngọc Yến, Hồ Ngọc Ánh (Sân khấu).  

DƯƠNG PHƯỚC THU sưu tầm, giới thiệu
(SHSDB20/04-2016)




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Chiều 15-4-89, 14 giờ. Phòng họp của Hội VHNT Bình Trị Thiên đã chật hết chỗ, nhiều người ngồi lên bậc cửa sổ.

  • HỒ VĨNH

    Nhà báo Nguyễn Cửu Thạnh sinh ngày 15/6/1905 tại Phú Hội, thành phố Huế. Thuở thiếu thời ông là người ngay thẳng, vui tính, thích văn chương nghệ thuật; ông bước vào nghề báo từ năm 1929 và tham gia hoạt động tích cực trong phong trào Mặt trận Dân chủ tại Huế và hoạt động báo chí do Xứ ủy Trung kỳ chỉ đạo.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Trong lịch sử xây dựng tổ chức văn nghệ trên đất Cố đô Huế 70 năm qua, nơi ghi dấu nhiều sự kiện, nhiều kỷ niệm nhất hẳn là ngôi nhà 26 Lê Lợi, bên bờ nam sông Hương.

  • Đó là đánh giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong điếu văn linh mục Phạm Bá Trực.

  • Từ Thượng thư Bộ Hình triều Nguyễn, cụ Bùi Bằng Đoàn đã vượt qua những định kiến của thời cuộc, của chế độ cũ - mới để tham gia chính quyền cách mạng.

  • HOÀNG VŨ THUẬT
                    Bút ký

    Hồi ấy tôi cũng là ông giáo làng, sáng đi tối về. Chiến tranh như cái máy ủi đã san phẳng bất cứ thứ gì dựng lên trên mặt đất.

  • Văn Cao là một trong những nhạc sĩ thuộc lớp tiền bối của nền tân nhạc Việt Nam. Cuộc đời và sự nghiệp của ông luôn gắn chặt và hoà trộn với dòng chảy lịch sử của dân tộc. Nhiều tác phẩm của ông đã trở thành di sản âm nhạc quý báu của nước nhà. Trong đó, có tác phẩm Tiến quân ca - Quốc ca Việt Nam – mà ông là tác giả.

  • PHAN QUANG
                Hồi ký

    Vua Hàm Nghi ghé làng tôi. Vua nghỉ lại ở nhà tôi. Điều đó xảy ra một trăm năm về trước. Và nhà ấy là nhà của ông nội tôi.

  • Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Ngân Giang viết như một dòng sông tuôn chảy điều hòa. Bà là một hiện tượng trên thi đàn Việt Nam: người làm thơ liên tục dài năm nhất (từ 1922 tới khi bà qua đời- 2002), có số lượng thơ thuộc loại nhiều nhất (hơn 5.000 bài) có nhiều bài được truyền tụng (như Trưng nữ vương, Xuân chiến địa...)

  • KỶ NIỆM 68 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ (27/7/1949 - 2015)

    PHẠM HỮU THU 

    Trước khi ông Lê Sáu, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế qua đời, tôi may mắn được ông kể cho nghe nhiều chuyện, phần lớn là những ân tình mà đồng bào, đồng chí đã dành cho cách mạng trong những năm ác liệt của chiến tranh, nhất là những tấm gương lặng lẽ hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

  • PHAN NAM SINH

    Thầy tôi mất trưa hôm 16/1/1959 tại số nhà 73 phố Thuốc Bắc - Hà Nội. Sau khi cùng các anh chị tôi lo xong đám tang cho ông, mẹ tôi thu dọn tất cả số sách báo, sổ tay ghi chép, di cảo... của ông để lại vào trong hai chiếc va li loại lớn được ông mang về từ lần đi Trung Quốc dự lễ tưởng niệm 20 năm ngày mất của Lỗ Tấn.

  • Nhiều người Huế ngày trước thuờng ngâm nga câu hát: “ Cô gái nữ sinh Đồng Khánh kia ơi/ Cô đi về đâu tan buổi học rồi?/ Cô xuôi Đập Đá hay về Nam Giao/ Cô về Bến Ngự hay về Đông Ba / Cô về Vĩ Dạ hay ngược Kim Luông/… Tôi mơ một bóng khi về đơn côi/ Áo dài dáng đẹp tóc còn buông lơi/ Ghi một kỷ niệm cuộc đời trong tôi”.

  • BÙI KIM CHI 

    Vào Thành nội, hai con đường nhỏ hai bên hông trường trung học Hàm Nghi có lá phượng bay, có vòm nhãn che đường làm nền cho ngôi trường uy nghi, bề thế nằm ở giữa. Trước cổng trường có con đường nhỏ chạy ngang qua với hai hàng mù u lấp lánh nắng vàng tươi chụm đầu vào nhau nghe và thủ thỉ chuyện học trò.

  • THÁI KIM LAN

    Từ xa nhận được hung tin Thầy nhập viện trong tình trạng nguy cập, tôi nôn nóng muốn về, hi vọng được gặp lại Thầy.

  • HƯỚNG ĐẾN KỶ NIỆM 70 NĂM HỘI VHNT THỪA THIÊN HUẾ

    LÊ TRỌNG SÂM

  • 90 NĂM BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM(21/6/1925 - 2015)

    THANH NGỌC

    Sự hình thành và phát triển của Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Thừa Thiên Huế kể từ khi ra đời đến nay đã gắn bó rất chặt với đời sống báo chí. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi những mầm xanh của VHNT rất cần được gieo trồng trên cánh đồng báo chí. Điều khác nữa, Huế - vùng đất từng là “thủ đô văn hóa” của cả nước, nơi báo chí phát triển cực thịnh mấy chục năm từ trước 1945 đến 1975, các nhà văn hoạt động mạnh mẽ trên lĩnh vực báo chí là lẽ đương nhiên.

  • TRANG ĐOAN

    “Một tiếng lôi đình kinh vũ trụ
    Tấm gương trung nghĩa động thần minh.”[1]

     

  • Nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tối 19/5 kênh VTV1 đã trình chiếu bộ phim tài liệu: Hồ Chí Minh - Bài ca Tự do. Có thể khẳng định: đây là một trong những bộ phim tài liệu đặc sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà tôi đã từng được xem.

  • NSND Trà Giang chia sẻ ký ức và cảm xúc về bức ảnh được chụp cùng Bác Hồ năm 1962.

  • Tháng 3-4/1975 Phó Cục trưởng Cục Quân nhu Từ Giấy và con trai Từ Đễ cùng hướng tới Sài Gòn bằng con đường khác nhau: người cha đi theo đường mòn Hồ Chí Minh, người con đi bằng máy bay.