Có thể nói ký ức về chiến tranh là một chủ đề lớn xuyên suốt "Ngôi nhà hoang bí ẩn". Như một vết thương lòng, chiến tranh đã đi qua nhưng mất mát thì vẫn hãy còn đây... Quá khứ như một thì chưa hoàn thành vẫn tiếp tục nối dài trong hiện tại. Nhân vật Tâm (Những người bạn của tôi) gần như chỉ sống trong quá khứ. Anh trân trọng những mất mát như đã trân trọng yêu thương cuộc đời này. Cái triết lý sống giản dị của Tâm gói trọn trong một câu hỏi là phải sống làm sao khi bao nhiêu bạn bè đã chết cho mình sống. Đó là Hà, Thanh, Bình - những liệt sĩ vô danh trong truyện ngắn "Chuyện về hồn ma liệt sĩ vô danh". Từ những miền quê khác nhau, tuổi đời khác nhau, họ đã hy sinh lặng lẽ cho đất nước. Suốt đời mình, Bình chỉ "ước ao được trở về quê, về với dải đất bồi ven biển có những con dã tràng chạy tíu tít mỗi khi nước triều lên, về với cánh cò trắng lấp loá nắng chiều chấp chới trên những cánh rừng ngập mặn trải xa tít mờ"... Còn với Thanh thì lúc nào anh cũng bồi hồi như thời sinh viên tranh đấu. Nhớ "tiếng hát vọng trời đêm. Hoa phượng rụng xuống và hoa lửa bay lên đều đỏ rực nỗi khát khao. Sáng ra cảnh sát đàn áp. Máu loang trên áo trắng học trò đỏ như màu hoa phượng". Biết bao nhiêu sự hy sinh thầm lặng của một dân tộc bất khuất. Bà Tam (Ngôi nhà hoang bí ẩn) là cơ sở giao liên cách mạng nhiều năm tháng âm thầm đưa bộ đội vượt sông. Vợ chồng bà không hề gian khó và không sợ cả cái chết. Ngày hoà bình khi được hỏi vì sao không kể lại thành tích, bà trả lời với một chân lý đơn giản: "Hồi đó mỗi lần đưa anh em vượt sông, lúc đón lên chẳng bao giờ đủ người. Có đêm xuống hơn ba chục chỉ lên có bốn. Anh em nằm lại dưới đó làm sao kể công?". Trong khi có nhiều người chối bỏ quá khứ, vội quên ngay cả thân phận mình, thắp nhang cho đồng đội "như lần đầu đi tập cấy"... làm quấy quá cho xong chuyện, thì vẫn còn đó những Phú, những Tâm, những bà Tam... nhìn quá khứ (mà ở đây là máu đỏ) với sự biết ơn sâu xa như ơn nghĩa sinh thành. |
MAI VĂN HOAN
Lẽ ra tôi không viết bài này. Thiết nghĩ văn chương thiên biến, vạn hóa, mỗi người hiểu một cách là chuyện bình thường. Tốt nhất là nên tôn trọng cách nghĩ, cách cảm thụ của người khác.
TRIỀU NGUYÊN
1. Đặt vấn đề
Nói lái được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp thông thường, và trong văn chương (một lối giao tiếp đặc biệt). Để tiện nắm bắt vấn đề, cũng cần trình bày ở đây hai nội dung, là các hình thức nói lái ở tiếng Việt, và việc sử dụng chúng trong văn chương.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc tiểu thuyết “Huế ngày ấy” của Lê Khánh Căn, Nxb. Quân đội nhân dân, 2006).
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
(Đọc “Song Tử” của Như Quỳnh de Prelle)
VŨ TRỌNG QUANG
Trần Thiên Thị viết tắt TTT hay đọc là 3 Tê, tôi liên tưởng đến những T thơ ca:
GIÁNG VÂN
Tôi gọi chị là “ Người truyền lửa”.
LGT: Trong khi giở lại tài liệu cũ, tình cờ chuỗi thơ xuân năm Ất Dậu 2005 của Thầy Trần Văn Khê xướng họa với chị Tôn Nữ Hỷ Khương và anh Đỗ Hồng Ngọc rơi vào mắt.
Là một nhà văn có sự nghiệp cầm bút truân chuyên và rực rỡ, sau cuốn tiểu thuyết “Chuyện ngõ nghèo”, có thể coi như cuốn tự truyện của nhà văn, Nguyễn Xuân Khánh chủ trương gác bút. Bởi ông biết mỗi người đều có giới hạn của mình, đến lúc thấy “mòn”, thấy “cùn” thì cũng là lúc nên nghỉ ngơi.
Nhà văn Ngô Minh nhớ ông và bạn văn cứ gặp nhau là đọc thơ và nói chuyện đói khổ, còn nhà thơ Anh Ngọc kể việc bị bao cấp về tư tưởng khiến nhiều người khát khao bày tỏ nỗi lòng riêng.
Tháng 4.1938, Toàn quyền Đông Dương đã “đặt hàng” học giả Nguyễn Văn Huyên thực hiện công trình Văn minh Việt Nam để dùng làm sách giáo khoa cho bộ môn văn hóa VN trong các trường trung học. Một năm sau, công trình hoàn thành nhưng lại không được người Pháp cho phép xuất bản.
TRẦN HOÀI ANH
NGUYỄN VĂN MẠNH
Kỷ niệm 140 năm ngày sinh Cụ Huỳnh Thúc Kháng
MAI VĂN HOAN
Vào một ngày cuối tháng 5/2016 nhà thơ Vĩnh Nguyên mang tặng tôi tác phẩm Truyện kể của người đánh cắp tượng Phật Thích Ca Mâu Ni vừa mới “xuất xưởng”.
Trong đời sống học thuật, nhất là khoa học xã hội, có rất nhiều thân danh dành cho số đông, công chúng (quen xem tivi, nghe đài đọc báo) nhưng cũng có những tiếng nói chỉ được biết đến ở phạm vi rất hẹp, thường là của giới chuyên môn sâu. Học giả Đoàn Văn Chúc là một trường hợp như vậy.
Dồn dập trong ba tháng Tám, Chín, Mười vừa qua, tám trong loạt mười cuốn sách của nhà nghiên cứu về Lịch sử Việt Nam thời Tây Sơn Nguyễn Duy Chính liên tiếp ra đời (hai cuốn kia đã ra không lâu trước đó). Cuộc ra sách ồ ạt này cộng thêm việc tác giả về thăm quê hương đã thu hút sự chú ý của bạn đọc và các nhà nghiên cứu ở Việt Nam.
NHƯ MÂY
Chiều 14/8/2016 không gian thơ nhạc bỗng trải rộng vô cùng ở Huế. Hàng trăm độc giả mến mộ thơ Du Tử Lê và bạn bè văn nghệ sĩ từ các tỉnh Kiên Giang, Đắk Lắk, Quảng Nam, Quảng Trị, Đà Nẵng, Hà Nội đã về bên sông Hương cùng hội ngộ với nhà thơ Du Tử Lê.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Trích Tự truyện “Số phận không định trước”
Từ ngày “chuyển ngành” thành anh “cán bộ văn nghệ” (1974), một công việc tôi thường được tham gia là “đi thực tế”.
NGÔ MINH
Nhà văn Nhất Lâm (tên thật là Đoàn Việt Lâm) hơn tôi một giáp sống, nhưng anh với tôi là hai người bạn vong niên tri kỷ.
NGUYÊN HƯƠNG
Ở Huế, cho đến hôm nay, vẫn có thể tìm thấy những con người rất lạ. Cái lạ ở đây không phải là sự dị biệt, trái khoáy oái oăm mà là sự lạ về tư duy, tâm hồn, tư tưởng. Thiên nhiên và lịch sử đã vô cùng khoản đãi để Huế trở thành một vùng đất sản sinh ra nhiều cá nhân có tầm ảnh hưởng lan tỏa. Và trong số những tên tuổi của Huế ấy, không thể không nhắc đến cái tên Thái Kim Lan.
GIÁNG VÂN
Cầm trên tay tập thơ với bìa ngoài tràn ngập những con mắt và tựa đề “Khúc lêu hêu mùa hè”(*), một cái tựa đề như để thông báo về một cuộc rong chơi không chủ đích, và vì vậy cũng không có gì quan trọng của tác giả.