Có thể nói ký ức về chiến tranh là một chủ đề lớn xuyên suốt "Ngôi nhà hoang bí ẩn". Như một vết thương lòng, chiến tranh đã đi qua nhưng mất mát thì vẫn hãy còn đây... Quá khứ như một thì chưa hoàn thành vẫn tiếp tục nối dài trong hiện tại. Nhân vật Tâm (Những người bạn của tôi) gần như chỉ sống trong quá khứ. Anh trân trọng những mất mát như đã trân trọng yêu thương cuộc đời này. Cái triết lý sống giản dị của Tâm gói trọn trong một câu hỏi là phải sống làm sao khi bao nhiêu bạn bè đã chết cho mình sống. Đó là Hà, Thanh, Bình - những liệt sĩ vô danh trong truyện ngắn "Chuyện về hồn ma liệt sĩ vô danh". Từ những miền quê khác nhau, tuổi đời khác nhau, họ đã hy sinh lặng lẽ cho đất nước. Suốt đời mình, Bình chỉ "ước ao được trở về quê, về với dải đất bồi ven biển có những con dã tràng chạy tíu tít mỗi khi nước triều lên, về với cánh cò trắng lấp loá nắng chiều chấp chới trên những cánh rừng ngập mặn trải xa tít mờ"... Còn với Thanh thì lúc nào anh cũng bồi hồi như thời sinh viên tranh đấu. Nhớ "tiếng hát vọng trời đêm. Hoa phượng rụng xuống và hoa lửa bay lên đều đỏ rực nỗi khát khao. Sáng ra cảnh sát đàn áp. Máu loang trên áo trắng học trò đỏ như màu hoa phượng". Biết bao nhiêu sự hy sinh thầm lặng của một dân tộc bất khuất. Bà Tam (Ngôi nhà hoang bí ẩn) là cơ sở giao liên cách mạng nhiều năm tháng âm thầm đưa bộ đội vượt sông. Vợ chồng bà không hề gian khó và không sợ cả cái chết. Ngày hoà bình khi được hỏi vì sao không kể lại thành tích, bà trả lời với một chân lý đơn giản: "Hồi đó mỗi lần đưa anh em vượt sông, lúc đón lên chẳng bao giờ đủ người. Có đêm xuống hơn ba chục chỉ lên có bốn. Anh em nằm lại dưới đó làm sao kể công?". Trong khi có nhiều người chối bỏ quá khứ, vội quên ngay cả thân phận mình, thắp nhang cho đồng đội "như lần đầu đi tập cấy"... làm quấy quá cho xong chuyện, thì vẫn còn đó những Phú, những Tâm, những bà Tam... nhìn quá khứ (mà ở đây là máu đỏ) với sự biết ơn sâu xa như ơn nghĩa sinh thành. |
TRẦN BẢO ĐỊNH
1. Là người con xứ Nghệ - vùng đất dày truyền thống học tập, tranh đấu, Võ Thu Hương nuôi chí thực hiện đam mê theo nghiệp văn và nhà văn nữ ấy, đã trưởng thành cùng gắn bó với văn chương Thành phố Hồ Chí Minh.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
LÊ THỊ HƯỜNG
Khi WHO công nhận đồng tính không phải là bệnh lí tâm thần1 và khi quan niệm đa giới tính đã công khai đối thoại với xã hội thì văn chương không thể đứng ngoài.
YẾN THANH
Nguyễn Quang Hà là một cây bút đã để lại nhiều dấu ấn trong nền văn học Việt Nam đương đại nói chung và văn học Cố đô Huế nói riêng.
TRẦN ĐẠI VINH
Sinh ra và trưởng thành trong một gia đình có truyền thống đạo đức ở vùng nông thôn Thừa Thiên - Huế, bác là một viên quan nhân chính, cha là thầy đồ, Đặng Huy Trứ đã hấp thụ một nền giáo dục nghiêm cẩn: thân dân và ái nhân.
NGUYỄN VŨ QUỲNH NHƯ
TRẦN BẢO ĐỊNH
Nhà văn, Tiến sĩ Phạm Ngọc Hiền có số lượng tác phẩm lớn, thuộc nhiều thể loại.
LÊ THANH NGA
PHONG LÊ
Có thể khẳng định: hành trình của văn chương là một cuộc đi tìm cái Chân, cái Thiện trên cơ sở cái Đẹp, và thông qua cái Đẹp.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Một trong những yếu tố tác động đến các nhà thơ trẻ đó là tính toàn cầu hóa, giao lưu văn hóa, tiếp nhận những trào lưu thi ca qua internet, sách báo, mạng xã hội...
LÊ THỊ HƯỜNG
Lịch lãm, nhẹ nhàng dẫu viết về vấn đề gì, đó là ấn tượng từ những trang tiểu thuyết của Vĩnh Quyền.
NGÔ ĐỨC HÀNH
Huế là vùng “đất thơ”. Không chỉ các nhà thơ gốc Huế mà các nhà thơ, nhà văn có dịp ghé Huế đều muốn chọn Huế làm “nhân vật trữ tình”.
TRÀ LÊ
Đọc lại chương Ái dân trong "Minh Mệnh chính yếu" chúng ta có thể rút ra được một số nét về vua Minh Mệnh như sau:
Nhà vua có một quan niệm khá đúng đắn về lòng thương dân.
HOÀNG KIM NGỌC
“Nhật ký người xem đồng hồ” là tên tập thơ mới của Nguyễn Quang Thiều, gồm 85 bài thơ chia làm 2 phần: Nhật ký người xem đồng hồ (63 bài) và Bản tự khai của một số đồ vật trong phòng (22 bài).
LƯƠNG AN
Vào đầu năm 1842, lúc tháp tùng Thiệu Trị ra Hà Nội nhận sắc phong của vua nhà Thanh, Miên Thẩm đã ở lại đất "cựu đế kinh" gần hai tháng và đi thăm nhiều nơi.
LÊ THANH NGA
Quả thật là tôi không biết Nguyễn Thị Minh Thìn cho đến khi đọc Trở lại cánh rừng thuở ấy.
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
(Trích Báo cáo tại Hội nghị thành lập Chi hội Nhà văn Bình Trị Thiên do Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trình bày)
HỒ THẾ HÀ
Nguyễn Thế Kỷ là nhà lý luận văn hóa, văn nghệ và là nhà viết kịch bản sân khấu, kịch bản văn học chuyên nghiệp. Sáng tác của anh rất đa dạng và đạt hiệu quả cao trong tiếp nhận và đối thoại của công chúng bạn đọc.
NGUYỄN KHẮC PHÊ