VĂN THAO
Trích hồi ký Văn Cao - Đời & nghiệp
Mùa thu năm 1947, từ Lào Cai, Văn Cao trở về Vĩnh Yên. Ông cùng gia đình mở một quán cà phê tại chợ Me Lập Thạch tiếp tục làm báo Độc Lập và phụ trách một cơ sở in báo đóng tại Thản Sơn.
Nhạc sĩ Văn Cao - Ảnh: Nguyễn Đình Toán
Ông cảm thấy thanh thản khi được trở về với những công việc thân quen và yêu thích: Làm thơ - vẽ - sáng tác âm nhạc v.v. Quán cà phê của ông tại “Thị trấn Me Đồi” luôn đông vui, tấp nập. Nơi dừng chân của dân tản cư, nơi tụ tập, đàm đạo văn chương của giới văn nghệ sĩ kháng chiến… “Thị trấn Me Đồi” trong những năm đó là cửa ngõ giữa vùng địch tạm chiếm và căn cứ địa của cuộc kháng chiến.
Tháng 10/1947, Tây nhảy dù Bắc Cạn. Bọn giặc tập trung 12.000 quân bao vây và tấn công Việt Bắc, hòng tiêu diệt các cơ quan đầu não kháng chiến của ta. Chiến thuyền giặc theo đường sông Lô đánh lên Tuyên Quang. Giữa lúc “nước sôi lửa bỏng” đó, Văn Cao được lệnh của Tố Hữu điều lên Việt Bắc (ông Tố Hữu lúc đó mới được điều từ khu 4 lên phụ trách văn nghệ). Việc đầu tiên, Tố Hữu chủ chương là tập hợp cho được văn nghệ sĩ trong và ngoài Hội Văn hóa cứu quốc đi theo kháng chiến chuẩn bị thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam và ra báo Văn Nghệ. Người liên lạc theo lệnh của Tố Hữu, dẫn Văn Cao cùng vợ con ra bến Then để vượt sông Lô sang Phú Thọ. Trời chiều. Bầu trời ảm đạm - mùa đông năm ấy đến sớm, gió từ mặt sông thổi lên từng cơn làm mọi người ớn lạnh. Có hai tốp người đợi qua sông trên bến. Một tốp buôn vải và một tốp buôn muối, mỗi tốp khoảng hơn chục người. Người liên lạc đưa gia đình Văn Cao lên chuyến đò đầu tiên cùng với tốp người buôn vải từ dưới xuôi lên Việt Bắc. Con đò hối hả qua sông mọi người ngồi co ro trong thuyền một cách trật tự và yên lặng, thỉnh thoảng có tiếng trao đổi xì xào và tiếng sóng vỗ ì oạp vào mạn thuyền.
|
Sông Lô, đoạn chảy qua Phú Thọ - Ảnh: wiki |
Thuyền cập bến, mọi người vội vã khẩn trương rời xa bến đò càng nhanh càng tốt vì nơi ấy thường bị giặc phục kích. Đưa vợ con lên bờ, Văn Cao tìm không thấy người liên lạc đâu. Không có nhẽ người liên lạc đi chuyến sau với tốp buôn muối? Một thoáng nghi ngại trong đầu, Văn Cao quyết định đưa vợ con nhập theo toán buôn vải cho có bạn đường. Qua khỏi bến đò chừng một cây số, Văn Cao cho vợ con nghỉ lại ven một quả đồi. Người vợ trẻ lúc đó của ông đang mang thai. Chợt phía trước những tràng súng rộ lên dữ dội. Văn Cao giật mình, rồi không gian cũng yên tĩnh trở lại. Văn Cao hiểu rằng tốp buôn vải đã lọt vào ổ phục kích của giặc. Một lúc sau, tốp người buôn muối sang đò chuyến sau cũng đã đi đến. Không thấy người liên lạc. Linh tính cho Văn Cao biết có chuyện gì đó không bình thường. Bằng những kinh nghiệm hoạt động bí mật của mình, Văn Cao quyết định đưa vợ con đi luồn lách men dòng sông Lô ngược lên.
Ngày 24/10/1947, bộ đội pháo binh của ta đã chiến thắng giòn giã trên sông Lô. Bắn cháy hai tàu chiến của giặc, bắn bị thương hai chiếc khác, tiêu diệt hàng trăm tên địch. Tuyến vận chuyển đường sông Lô bị cắt đứt hoàn toàn, máy bay địch phải nhảy dù tiếp tế cho Tuyên Quang. Cùng chiến thắng Bình Ca - chiến thắng sông Lô lẫy lừng đã bẻ gẫy hoàn toàn cuộc bao vây và tấn công lên Việt Bắc của quân Pháp nhằm tiêu diệt các cơ quan đầu não kháng chiến của ta. Báo chí Pháp gọi đây là “thảm họa Đoan Hùng”.
Chuyến đi của Văn Cao lên Việt Bắc xảy ra đúng lúc giặc Pháp thua trận đang trên đường rút quân trở về. Đi đến đâu bọn địch cũng đốt phá, cướp bóc đến đó. Văn Cao đã nhìn thấy những xóm làng ven sông bị địch đốt trụi, những nền “nhà khô trơ than xám”. Những niềm vui trên khuôn mặt của dân chúng sau chiến thắng sông Lô. Họ trở về với xóm làng, dựng lại nhà cửa trong những đêm gió rét và “Từng sân vui bồng người bên lửa hồng” Văn Cao cũng chứng kiến những “Thây giặc trôi trở về ngập bờ” trên những khúc sông mà ông đã đi qua. Nỗi xúc động ngập tràn trong lòng ông. Âm hưởng của chiến thắng bừng sáng trong những gương mặt của các cụ già, của những bé thơ, của những “Đoàn quân thời chinh chiến” mà ông gặp gỡ trên đường lên chiến khu. Dòng sông Lô bình dị từ ngày xưa không còn nữa. Trước mặt ông dòng sông Lô trở nên hùng vĩ, bao la, tràn trề sức sống…
Vài ngày sau Văn Cao đã lên đến Vũ Ẻn. Ông sắp xếp cho vợ ở cùng với gia đình nhà ngoại (đã tản cư lên đây từ đầu năm 1947) rồi mới vào Gia Điền nơi cơ quan văn nghệ đang đóng ở đó. Nguyên Hồng - Nguyễn Đình Thi - Nguyễn Huy Tưởng… vui mừng được gặp lại Văn Cao bởi họ đã nhận được tin “Văn Cao cùng vợ và con đã chết vì bị Tây phục kích trên đường”. Văn Cao chỉ cười “Số mình cao lắm chết không dễ đâu…”. Nguyễn Huy Tưởng rỉ tai Văn Cao: “Tố Hữu được giao phục trách văn nghệ, bọn mình phải chuẩn bị tập hợp bài vở để ra báo Văn Nghệ, có cậu lên giúp một tay thì hay quá. Hôm Tố Hữu bảo gọi cậu lên, anh em không nhất trí. Giặc đang càn lớn, lên lúc này không an toàn… Vậy mà ông ấy nghe đâu…”.
Mấy ngày sau Văn Cao tìm gặp Doãn Tuế, người trợ lý của trung đoàn Pháo binh, trực tiếp theo dõi diễn biến trận đánh tàu chiến của giặc trên toàn tuyến sông Lô và Siêu Hải, người Trung đội trưởng trực tiếp chỉ huy một khẩu đội pháo bắn cháy một tàu chiến của giặc Pháp; hai người dẫn Văn Cao đi dọc theo bờ sông Lô nơi trận đánh xảy ra. Những vạt lau cháy loang lổ hai bờ sông vẫn còn ám khói súng. Qua lời kể của Siêu Hải, toàn cảnh trận đánh hiện ra trong mắt Văn Cao:
… Sông gầm âm vang súng trái phá
Bao rừng thu như bát ngát cười
Dân hoan hô chiến sĩ pháo binh Việt Nam ghi công
Tiếng trái phá quân thù gục chìm
Dòng Lô
Chiến thắng sông Lô đã làm tên tuổi của dòng sông sống mãi với lịch sử của dân tộc. Để cho “Bao dân trong khu mười mơ thành người sông Lô”. Và mãi mãi “Đoàn quân thời chinh chiến ca rằng/ Đây Vonga, đây Dương Tử, đây sông Lô…”. Trường ca sông Lô đã được ra đời trong những ngày Văn Cao “Về trong đêm gió rét” đó và được in trên số báo Văn Nghệ đầu tiên ra tháng 3/ 1948.
Thời gian cứ trôi đi, Văn Cao (người sáng tác ra bản trường ca sông Lô bất tử), Doãn Tuế (người sĩ quan pháo binh góp phần làm nên chiến thắng sông Lô) đều đã trở về cõi vĩnh hằng. Và kỳ lạ thay Văn Cao và Doãn Tuế lại cùng an nghỉ cạnh nhau tại nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội).
Chỉ còn lại dòng sông Lô thanh bình bất tử vẫn mãi chảy giữa “Sông ngàn Việt Bắc bãi dài ngô lau, núi rừng âm u…”.
V.T
(SDB14/09-14)
VĂN CAO
Sau triển lãm Duy nhất 1944 (Salon Unique), tôi về một căn gác hẹp đầu phố Nguyễn Thượng Hiền.
TRƯƠNG QUANG LỤC
Lần đầu tiên tôi quen biết nhạc sĩ Tôn Thất Lập là tại thành phố Hồ Chí Minh sau ngày thống nhất đất nước.
DƯƠNG BÍCH HÀ
Miền núi phía Tây Bắc huyện Minh Hóa ở Quảng Bình có nhiều nhóm tộc người cùng sinh sống như nhóm người Mày, Rục, Sách, Mã Liềng, A Rem (gọi chung là tộc người Chứt), và tộc người Nguồn (trước kia gọi là người bản địa Kẻ Sạt, Kẻ Xét, Kẻ Trem, Kẻ Pôộc bộ Việt Thường, nước Văn Lang).
TRÀ AN
Người ta gọi Trịnh Công Sơn là Sứ giả tình yêu, Kẻ du ca về phận người, hay Người tình mọi thế hệ… nhưng có lẽ với tên gọi mà nhạc sĩ Văn Cao đặc biệt yêu mến dành tặng ông: “Con người thi ca” thì chức danh ấy phù hợp hơn cả.
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
I. Vài nét về dân ca Tà Ôi
Trong hệ thống phân loại, dân ca Tà Ôi có đến 9 làn điệu gồm: Cà lơi, Ba bói, Cha chấp, Xiềng, Ân tói, Babởq, Ra rọi, Roin, Ru akay. Mỗi làn điệu đều có những quy định, cách thức thể hiện khác nhau.
Hoàng Nguyễn hiện là giảng viên thanh nhạc Trường Cao đẳng Nghệ thuật Huế. Anh bước vào nghề hát từ năm 1968. Từ 1973 đến 1978 học thanh nhạc Nhạc Viện Hà Nội, sau đó chuyển về giảng dạy ở trường âm nhạc Huế. Năm 1981 đến 1985 học thanh nhạc tại Bungari. Với kỹ thuật thanh nhạc điêu luyện, Hoàng Nguyễn đã góp phần quan trọng vào thành công buổi trình diễn thanh nhạc Thính phòng đầu tiên tại Hội văn nghệ Thừa Thiên - Huế.
NGUYÊN CÔNG HẢO
Sau Đại hội tháng 01 năm 2013, vừa ổn định xong công việc tôi được nhạc sĩ Nguyễn Trung, Chi hội trưởng Chi hội Âm nhạc của tỉnh Bắc Ninh mời đi dự chương trình Liên hoan âm nhạc các tỉnh, thành phố kết nghĩa tại thành phố Huế vào tháng 4 năm 2013.
NGUYỄN XUÂN HOA
Tại Diễn đàn Nghệ thuật Châu Á - Thái Bình Dương (Forum of Asian and Pacific Performing Art) năm 1996 ở Hyogo, Nhật Bản, những nhạc công Nhã nhạc Huế đã có các buổi giao lưu, cùng biểu diễn với Nhã nhạc Nhật Bản; đồng thời một số nhà nghiên cứu Nhã nhạc của hai nước cũng đã có dịp trao đổi về mối quan hệ giữa Nhã nhạc Á Đông (Gagakư Nhật Bản, Ahak Hàn Quốc, Yayue Trung Hoa và Nhã nhạc Việt Nam).
Thất lạc suốt 150 năm - và bị hiểu lầm là tác phẩm của em trai bà – một bản nhạc táo bạo và phức tạp của Fanny Mendelssohn mới đây đã nhận được sự chú ý xứng đáng dù muộn màng. Hậu duệ cách bà sáu thế hệ kể lại câu chuyện.
Theo thông tin mới nhận được từ phía Cục NTBD, ca khúc “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã chính thức được cấp phép lưu hành và phổ biến rộng rãi trên toàn quốc.
Gần 1 tháng, sau khi Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) có công văn yêu cầu tạm dừng lưu hành 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975, công chúng yêu nhạc vẫn chưa hết băn khoăn. Mới đây, việc tìm thấy bản gốc ca khúc “Con đường xưa em đi” lại càng khiến dư luận băn khoăn hơn: Mất bao lâu để nhà quản lý hoàn tất việc đối chiếu giữa bản gốc và dị bản của ca khúc? Sau sự việc này, việc xác minh dị bản ca khúc nói chung sẽ được thực hiện ra sao?
Bà Kha Thị Đàng - vợ cố nhạc sỹ Châu Kỳ đã bật mí về con đường mòn xuyên qua một cánh đồng lúa mà bà cho rằng chính con đường này đã tạo cảm hứng cho chồng bà và nhà thơ Hồ Đình Phương viết lên ca khúc “Con đường xưa em đi”.
Nói đến văn hóa Quảng Bình, không thể không nhắc đến hò khoan Lệ Thủy. Với lối hát dung dị, mộc mạc và gần gũi, làn điệu dân ca này là món ăn tinh thần bao đời nay của người dân nơi đây. Những ngày qua, hò khoan Lệ Thủy đã vang lên giữa Thủ đô, tạo điểm nhấn trong chương trình “Quảng Bình trong lòng Hà Nội”.
Vừa qua UNESCO đã chính thức ghi danh công nhận di sản “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Từng đứng trước nguy cơ mai một, nhưng giờ đây, những làn điệu Then không chỉ đã dần tìm lại được chỗ đứng của mình mà còn đang trên hành trình trở thành di sản văn hóa của nhân loại. Đó chính là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của các cấp, chính quyền và các nghệ nhân, những người tâm huyết với Then.
Erik Satie (1866-1925) được các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc ngợi ca vì đã có công mở đường tới chủ nghĩa tối giản trong âm nhạc cổ điển từ trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn giải thích việc gửi văn bản gửi Sở VH-TT TP HCM yêu cầu tạm dừng lưu hành 5 bài hát đã cấp phép phổ biến để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.