DÃ LAN - NGUYỄN ĐỨC DỤ
Cách đây mấy năm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội có cho phát hành cuốn TỪ ĐIỂN VĂN HỌC (1983 - 1984). Sách gồm hai tập: tập I và tập II đầy cả ngàn trang, với sự cộng tác của nhiều tác giả.
Ảnh: sachxua.net
Đây là một tác phẩm khảo cứu về văn học công phu, chiếm kỷ lục lớn về số nhân vật nêu trong sách? So với một số sách của Nhà xuất bản KHXH phát hành trên mười năm nay: Tìm hiểu kho sách Hán-Nôm, Thơ văn Lý-Trần, Từ điển các tác giả và sân khấu..., cuốn Từ điển Văn học (TĐVH) nổi bật hơn hết? Trội ở sự sưu khảo công phu của Ban biên tập - mặc dầu khoảng thời gian đặt ra chưa cân xứng với tầm vóc của tác phẩm - đã giúp ích về nhiều mặt cho các nhà chuyên khảo cứu văn-học-sử.
Với số lượng nhà văn nhà thơ rải rác từ đầu sách tới cuối sách cùng với nhiều chuyên đề dồi dào súc tích, hỏi người Việt Nam nào lại không tự hào và hãnh diện về Tổ quốc, về giống nòi thân thương của mình? Nếu nói rằng TĐVH là một tuyệt phẩm thì cũng không có gì là quá đáng và phải công nhận rằng từ sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng thì đây là một công trình biên khảo độc nhất vô nhị, một tác phẩm văn học có giá trị.
Tuy nhiên, đã có khen thì phải có chê, như vậy mới đúng lẽ. Trước hết chê để xây dựng. Chê để góp ý, để khi sách có điều kiện tái bản - niềm hy vọng chung của mọi người - vốn đã có giá trị lại càng có giá trị hơn. Chắc có không ít người sẽ mỉm cười: chuyện đã cũ mèm từ đời nào bây giờ mới góp ý. Sao không để cho nó qua luôn cho được việc để đỡ tốn giấy mực? Đúng như vậy; chuyện đã cũ mèm nhắc lại làm chi. Nhưng gần đây, nhân dịp ra Bắc thăm quê, kẻ viết bài này được các văn hữu, cho hay là cuốn TĐVH có khả năng được tái bản và "có sự bổ sung". Nếu đúng thì âu cũng là một tin vui và lần tái bản này chắc chắn cuốn TĐVH sẽ có nhiều sắc thái độc đáo hơn đem lại cho người đọc những gì hợp với ý mong muốn có một tác phẩm đượm đà tính dân tộc. Vô tư mà nói, nội dung của tác phẩm cũng nên được Ban biên tập xem xét lại những chỗ chưa hợp lý cũng như nghiên cứu lại xem phần nào cần bổ sung, phần này nên lược bớt. Thật ra với một tác phẩm dày tới cả ngàn trang tránh sao khỏi những sơ sót về chi tiết, song đó chẳng qua cũng chỉ là đôi ba vết nhỏ trong một viên ngọc quý đâu có đáng kể gì...
Sau đây tôi xin mạo muội đưa ra mấy điểm gọi là xin được góp ý với Ban biên tập.
Điểm 1 - Những nhà văn nhà thơ có tên trong cuốn TĐVH tôi thấy phần đông là người ngoài Bắc (trước và sau kháng chiến 45) còn miền Nam chỉ có vài chục người trong số 300 người có tên trong tác phẩm. Các bậc thi hào lừng danh từ đời Lê - Lý - Trần (hoặc ở giai đoạn trước nữa) cũng chỉ được đề cập hạn chế, trong lúc tác phẩm nêu tên một số nhân vật chưa hoàn toàn gây được niềm tin đối với độc giả, chưa hẳn là thật sự nổi danh và cũng khó mà theo kịp các bậc thi hào kiệt xuất vào hàng tiền bối mà Ban biên tập sơ ý bỏ quên. (Xin coi: Thơ văn Lý - Trần I - llI - Lược truyện các tác giả Việt Nam, Nhà xuất bản KHXH Hà Nội, năm 1977, năm 1971 - Giai thoại Làng Nho, Sài gòn 1966 - Văn đàn Bảo giám, Mặc Lâm SG.1968).
Nhưng điều làm cho người ta ngạc nhiên hơn hết, là trong cuốn TĐVH, ngoài vài chục người như đã nói trên, thấy vắng bóng hẳn một số lớn nhân tài của miền Nam. Đây là một sự thiếu sót đáng tiếc. Nếu không phải do sự sơ xuất của Ban biên tập, hoặc vì một nguyên nhân nào đó (vì thiếu tư liệu, vì thì giờ hạn hẹp...) thì đó là một điều chưa được công bằng khiến độc giả băn khoăn. Như vậy sẽ rất có hại: vô tình đào sâu khoảng cách chia rẽ Bắc-Nam, đồng thời tạo thêm kẽ hở cho kẻ thù lợi dụng để tuyên truyền xuyên tạc ảnh hưởng không nhỏ đến khối cộng đồng người Việt hiện sinh sống ở các nước ngoài (được biết cuốn TĐVH đã qua Mỹ và Pháp).
Điểm 2 - Nên sưu tầm thêm những tư liệu thơ, truyện tích v.v... liên quan đến văn học dân gian: truyện Thạch Sanh, Nhị Độ mai, Tống Trân Cúc Hoa, Trê Cóc, Lục Vân Tiên... nói tóm lại, nên phong phú hóa những đề tài liên quan đến quần chúng là những người tuy ít chữ nghĩa song lại rất ưa thích được người ta nhắc đến ông bà mình. Ngoài ra, cũng nên giới hạn về mặt nào đó những tác giả, tác phẩm, truyện tích hãy còn mới mẻ xa lạ với Việt Nam.
Điểm 3 - Ban biên tập nên nghiên cứu lại sự tách rời tác giả với tác phẩm. Thiết nghĩ nên gộp cả hai lại làm một, vừa không rườm rà lại tiện cho việc khảo cứu. Trong cuốn TĐVH, tác giả, tác phẩm cách nhau quá xa, chẳng hạn ở trên nói bản Chinh phụ ngâm (trang 120/I) của Đặng Trần Côn, rồi mãi sau mới nói tới tác giả (Trang 195/I), hay tiểu thuyết Đoạn tuyệt của Nhất Linh nằm ở tập I (trang 21), còn tác giả thì nằm ở tập III (trang 112), hoặc Nhà văn hiện đại ở tập II (trang 107) trong khi tác giả Vũ Ngọc Phan nằm mãi cuối tập II (trang 563) v.v... Nên áp dụng trường hợp này cho cả tác giả là người vô danh hoặc tác phẩm không rõ xuất xứ. Nên theo cách trình bày của cuốn Lược truyện các tác giả Việt Nam thì tiện và đúng nhất, và ở cuối mỗi tập nên thêm mục chỉ dẫn (Index) sắp theo mẫu tự A, B, C.., để độc giả tra cứu cho dễ.
Điểm 4 - Về một số nhân vật nêu trong tác phẩm, tôi nghĩ nên thêm vài nét về tiểu sử (nếu có), đặc biệt chú trọng đến những nhân vật nổi tiếng như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo v.v... Việc dõi tìm lai lịch nhân vật xưa rất liên quan đến NGÀNH SỬ - ĐỊA VIỆT-NAM và cũng rất cần thiết cho các nhà nghiên cứu, đặc biệt là các nhà khảo cứu về xã hội học, nhân chủng học, dân tộc học... Hơn nữa, nó cũng giúp cho đời sau biết rõ được nguồn gốc, lai lịch các danh nhân giúp cho đời sau biết rõ nguồn gốc, lai lịch các danh nhân nước nhà.
Về mặt này, từ trước tới nay, trong các sách - kể cả sách sử ít ai chú trọng. Thông thường khi nói về một nhân vật nào, tác giả chỉ nêu sơ tên cha mẹ và làng quán (có khi còn bỏ luôn cha mẹ). Cũng có thể là người ta đặt nặng vấn đề văn học, về phần tiểu sử chỉ nói lướt qua. Do đó, người ta đã bỏ mất nhiều chi tiết quý báu phần nào có liên quan đến sử sách, ví dụ như nhà thơ yêu nước Nguyễn Quang Bích tổ tiên xa xưa là Ngô Quyền, hoặc tiến sĩ Nguyễn Tư Giản chính là dòng dõi nhà Lý, tổ tiên xưa kia chạy trốn Trần Thủ Độ sau vụ thảm sát ở thôn Thái Đường Hoa Lâm Bắc Ninh v.v...
***
Điều mong mỏi cuối cùng của người viết mấy dòng này là, sau cuốn TĐVH Ủy ban KHXH Việt Nam sẽ cống hiến độc giả bốn phương một tác phẩm có tầm vóc lớn hơn, một công trình biên khảo rộng khắp với đầy đủ nhân tài của đất nước, tương tự loại Bách Gia Chu Tử của Trung Hoa hay loại "Who's Who" của Tây phương. Chắc là sẽ khó khăn gấp bội, nhưng lại để cho đời sau một kho tàng vô giá. Và phải chăng đó là việc nên làm - Một việc làm để đời...
1-8-87.
(SH34/12-88)
HỒ VĨNH
Thi hữu Quốc Hoa Nguyễn Cửu Phương là một thành viên trong hội thơ Hương Bình thi xã do Ưng Bình Thúc Giạ Thị làm hội chủ. Năm 1933 thi đàn đặt tên là Vỹ Hương thi xã, qua năm 1950 các thi hữu bắt đầu đổi tên Vỹ Hương thi xã thành Hương Bình thi xã.
Mùa xuân chiếm một ví trí quan trọng trong thơ Nguyễn Trãi. Xuân hiện lên bằng nhiều vẻ dáng khác nhau, được khắc họa bằng nhiều cung bậc khác nhau. Mỗi một bài thơ xuân như là một trang nhật kí và cảm xúc của cuộc đời thi nhân.
Đọc sách Lý Thường Kiệt - Lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý (ảnh, NXB Khoa học xã hội, Sách Khai tâm, quý 1/2015) của Hoàng Xuân Hãn là cách để “gặp lại” danh tướng Lý Thường Kiệt.
CAO HUY THUẦN
Từ trong mênh mông, một sợi mưa rơi vào lá sen. Nước vốn không có hình. Nằm trong lá, nước tròn như một viên ngọc, tròn như một hạt lệ, tròn như một thủy chung. Gió thoảng qua, lá sen lay động, nước rơi không để lại một dấu vết, rơi như chưa bao giờ có, rơi như một hững hờ.
NGUYÊN QUÂN
Những lúc bứt thoát được những hệ lụy cuộc sống, tôi chỉ thích được lang thang lên mạng, mong bắt gặp một câu thơ, một dòng văn nào đó gần gũi với tâm trạng để ru dỗ mình bằng những phút giây đồng điệu.
Trong các nhà thơ hiện đại Việt Nam, Tế Hanh có dáng vẻ của một thi sĩ hơn cả, không phải chỉ bởi “đôi mắt nồng nàn lạ” (Hoài Thanh-Hoài Chân: Thi nhân Việt Nam) mà còn là, hay chính là, bởi vẻ buồn ngơ ngác của ông, không phải chỉ trên vẻ mặt mà cả trong cách hành xử, ứng đối của ông với mọi người, mọi sự.
DA VÀNG
(Đọc tập thơ Tùng Gai của Bạch Diệp, Nhà xuất bản Văn Học, 8/2014)
NGUYỄN VĂN NHẬT THÀNH
Đồng hành cùng cuộc chuyển mình lớn lao của đất nước, văn học Việt Nam sau 1975 chứng kiến cuộc vật lộn âm thầm nhưng quyết liệt của bao văn nghệ sĩ trên hành trình tìm kiếm “sinh lộ” mới cho văn chương Việt.
Kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 -2014), NXB Quân đội Nhân dân vừa ấn hành cuốn sách Về cội nguồn Quân đội Nhân dân Việt Nam.
YẾN THANH
“Nếu nói một cách đơn giản rằng Đông phương luận hiện đại là một khía cạnh của cả chủ nghĩa đế quốc lẫn chủ nghĩa thực dân thì sẽ ít ai có thể tranh cãi được. Tuy nhiên, nói như thế chưa đủ. Cần phải trình bày nó một cách có phân tích, có tính lịch sử”. [Edward Wadie Said, Đông phương luận, Nxb. Tri thức, 2014, tr.200]
NGUYỄN KHẮC VIỆN
Với một Gavroche, Victor Hugo đã viết nên những trang bất hủ. Trẻ em của chúng ta đã anh dũng, hồn nhiên tham gia cuộc đấu tranh trường kỳ gian khổ của cha anh, dẫu chỉ một vài cá nhân; thế mà sách vở về mặt này còn quá ít. Nhà văn Việt Nam còn mắc nợ các em rất nhiều.
"Hạnh phúc tại tâm" là cuốn sách mới nhất của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa được dịch ra tiếng Việt. Sách chỉ ra hạnh phúc nằm trong bản thân mỗi con người, ở từng thời điểm chúng ta sống.
LÊ MINH PHONG
Chúng ta không rũ bỏ được Thượng Đế
Vì chúng ta vẫn tin vào ngữ pháp
(Nietzsche)
DƯƠNG PHƯỚC THU
Chiều ngày 12/5/2014, tôi nhận được món quà vô cùng quý giá, đó là cuốn sách Hải Triều Toàn Tập do chính gia đình của Nhà văn hóa, Nhà báo Hải Triều gửi tặng.
Nhà văn Trang Thế Hy đã bước vào tuổi 90. Một đời viết kéo dài suốt 70 năm, ông không viết nhiều nhưng hễ công bố tác phẩm là làng văn phải “giật mình”
Xin nói ngay rằng, đọc tập truyện Giọt nước mắt màu đất của Đức Ban (NXB Hội Nhà văn 2014), với tôi Chốn xưa là một truyện ngắn hay.
PHẠM XUÂN DŨNG
Trong số các nhà thơ, nhà văn quê hương Quảng Trị, Vĩnh Mai không phải là một tên tuổi lớn như Chế Lan Viên hoặc Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhưng ông vẫn là một tác giả đáng ghi nhận, một nhân cách đáng kính, một người trí thức đầy lòng tự trọng, một người yêu nước chân chính.
THẢO LINH
Đà Lạt thành phố của ngàn hoa với những con đường trập trùng quanh phố núi với ảo diệu sương mù. Đà Lạt với cảnh sắc hữu tình và thơ mộng đã đi vào thi ca, nhạc họa từ bao đời nay và còn tiếp tục làm say lòng bao người đến kẻ đi.
TRẦN TRIỀU LINH
(Đọc Đi ngược đám đông - Thơ Đông Hà, Nxb. Thuận Hóa, 2014)