TRẦN PHƯƠNG TRÀ
Tháng 6 năm 1983, Tạp chí Sông Hương của Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên đã xuất bản số 1, đáp ứng yêu cầu của đông đảo bạn đọc và bà con ở quê nhà. Là người con của Huế, xa Huế từ tháng 8 năm 1954, tôi vui mừng đón nhận Tạp chí Sông Hương và nhận làm đại diện cho Tạp chí tại Hà Nội.
Từ phải qua trái, các nhà văn, nhà thơ: Trần Phương Trà, Trần Công Tấn, Hồ Sĩ Vịnh, Hồng Nhu, Nguyễn Khắc Phê, Huy Phương, Hải Bằng
Từ mối quan hệ với cộng tác viên nhiều năm làm biên tập viên chương trình phát thanh Văn nghệ của Đài Tiếng nói Việt Nam, tôi mở rộng diện phát hành Tạp chí Sông Hương tại Hà Nội, đặt bài cho nhiều người; tôi đem tạp chí đến gửi cho các đại lý sách báo ở ga Hàng Cỏ, phố Tràng Tiền và một số nơi khác. Tôi cũng giới thiệu Tạp chí Sông Hương trong chương trình phát thanh Văn nghệ của Đài Tiếng nói Việt Nam. Tôi cũng đưa báo biếu và nhuận bút cho nhiều tác giả.
Một buổi tối, tôi vào khu An Dương ngoài đê Yên Phụ để tìm nhà thơ Đoàn Phú Tứ trao sách và nhuận bút cho bài thơ “Màu thời gian”. Nhà thơ Đoàn Phú Tứ cảm động nói:
- Cảm ơn anh đêm hôm đã tìm được nhà tôi. Cảm ơn Tạp chí Sông Hương đã in lại bài thơ và có cả nhuận bút. Tôi sẽ cố gắng tìm cách vào thăm Huế một lần nữa.
Nhưng rất tiếc, một thời gian sau, trước khi mất, nhà thơ Đoàn Phú Tứ không thực hiện được nguyện vọng đó.
NHUẬN BÚT CỦATÁC GIẢ CUỐN “BÀI THƠ THÔN VỸ”
![]() |
![]() |
Bản trả nhuận bút tác giả cuốn sách “Bài thơ thôn Vỹ”, có chữ ký của các nhà văn, nhà thơ. (Ảnh tư liệu của nhà văn Trần Phương Trà). |
Tôi còn giữ tờ giấy ghi nhuận bút một số tác giả cuốn “Bài thơ thôn Vỹ” có chữ ký của các nhà thơ Đoàn Phú Tứ, Hồ Dzếnh, Lưu Trọng Lư, Mộng Huyền, Nguyễn Thị Cẩm Thạnh ký thay nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh, ông Chiêu thư ký của nhà thơ Tố Hữu, Thanh Tịnh, Văn Cao, Vũ Đình Liên, Phan Mỹ Liên con gái nhà thơ Xuân Tâm, Trần Ngọc Dung con gái nhà thơ Hằng Phương, Hồ Quốc Cường con trai nhà thơ Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu).
Tạp chí Sông Hương luôn chu đáo cử người đi thăm người ốm và dự lễ tang những cộng tác viên thân thiết của tạp chí ở Thủ đô. Có lần nhà văn Tô Nhuận Vỹ, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương cùng tôi đi thăm cụ Đào Duy Anh lúc bị ốm và dự lễ tang cụ tháng 4 năm 1988.
Năm 1987, Tạp chí Sông Hương đã công bố lại ở vế thách đối của nhà thơ Thảo Am Nguyễn Khoa Vy ở Huế với giải thưởng là một con gà trống do chị Nguyễn Khoa Bội Lan, con gái nhà thơ trao. Vế thách đối: “Tết tới túng tiền tiêu tính toán toan tìm tay tử tế”.
Tạp chí đã nhận được 352 vế đối và Tòa soạn đã tặng giải thưởng cho giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, một nhà ngôn ngữ học quen biết với bài viết dài 5 trang đánh máy nhan đề: “Thử tìm cách đối lại vế ra của cụ Nguyễn Khoa Vy”. Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn đã công phu tra cứu từ điển khảo sát 5 phụ âm đầu C (K, Q), Đ, L, X và đề ra những khả năng để đối.
Do phải đi nước ngoài hai tháng nên giữa năm 1989, tôi xin thôi làm đại diện Tạp chí Sông Hương ở Hà Nội.
Sáu năm gắn bó với tạp chí luôn để lại trong tôi những kỷ niệm tốt đẹp. Chân thành cảm ơn tạp chí đã đăng một số bài viết của tôi như: “50 năm gặp lại” viết về Đội Tuyên truyền xung phong Việt Minh Trung Bộ 1945 - 1946, “Từ chương trình Tiếng thơ đến chiến trường Trị Thiên Huế”…
Mừng Tạp chí Sông Hương tròn tuổi 40, kính chúc các nhà văn, nhà thơ và cán bộ, nhân viên Tạp chí luôn dồi dào sức khỏe và tiếp tục có nhiều cống hiến mới, giữ cho Tạp chí luôn khởi sắc và hấp dẫn bạn đọc.
Hà Nội, tháng 4/2023
T.P.T
(TCSH412/06-2023)
PHAN TUẤN ANH
Chảy đi sông ơi
Băn khoăn làm gì?
Rồi sông đãi hết
Anh hùng còn chi?…
[Chảy đi sông ơi - Nguyễn Huy Thiệp]
ĐẶNG THỊ NGỌC PHƯỢNG - PHẠM PHÚ PHONG
Sông Hương là dòng sông được đất trời ban phát, chuyên cần chảy mãi từ bao đời. Con người hết thế hệ này đến thế hệ khác, từ nhiều nơi khác nhau trên khắp hành tinh từng đến đây uống nước, tắm gội, nghiêng mình soi bóng và chiêm ngưỡng, hít thở và hưởng thụ bầu không khí tràn ngập hương hoa.
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
Mùa hè này, Tạp chí Sông Hương tròn 40 năm góp mặt với làng báo chí Việt Nam, một chặng đường có thể nói là khá dài của một tạp chí, mà lại là một tạp chí văn nghệ địa phương thì lại càng có ý nghĩa thiết thực hơn. Và 40 tuổi, tôi thấy Tạp chí Sông Hương đang mang trong mình là một độ chín chắn, chững chạc và được bạn bè trong và ngoài nước mến mộ.
ĐỖ MINH ĐIỀN
Trong suốt chặng đường 40 năm (1983 -2023) kể từ khi ra đời, Tạp chí Sông Hương trở thành diễn đàn uy tín, góp phần truyền tải đến độc giả trong và ngoài tỉnh nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật giá trị; đồng thời, giới thiệu những nghiên cứu về các giá trị truyền thống văn hóa Huế.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Cách đây 40 năm, vào ngày 04 tháng 4 năm 1983, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Trị Thiên ra Quyết định về việc thành lập Tạp chí Sông Hương.
Bốn mươi năm hình thành và phát triển của Tạp chí Sông Hương là 40 năm nhận được sự tin tưởng, vun đắp, chia sẻ, gửi gắm tác phẩm, công trình của đông đảo cộng tác viên trong cả nước.
ĐOÀN MẠNH PHƯƠNG
Mới đó mà đã một hành trình 40 năm của một thương hiệu văn học mang tên Tạp chí Sông Hương. 40 năm của Sông Hương thì tôi có cơ duyên tròn 30 năm gắn bó cùng với những kỷ niệm in đậm những dấu ấn khó quên.
Nhà thơ Nguyễn Đông Nhật đã sống xa Huế tròn 40 năm. Trong những kỷ niệm đẹp của mình, anh nhớ hồi đó, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tổng Biên tập Sông Hương - ghé đến anh (ở Thư viện, 20 Lê Lợi) đọc thơ và chọn bài “Khu nhà số 20” để in trong số đầu tiên.
DƯƠNG HOÀNG
Sông Hương tức Hương Giang, tùy cách gọi theo âm Hán Việt hay thuần Việt. Tuy được gọi theo tên này hay tên kia nhưng đều chỉ về một dòng sông thơ mộng chảy qua giữa lòng thành phố Huế cổ kính.