Tuỳ bút rừng

10:48 29/04/2008
Hoang vu. Đêm màu xanh trở dạ. Đom đóm lập loè ma trơi. Lũng sâu mưa khóc. Sáng ra rừng lộng lẫy triệu chồi non. Tôi ca vui trong nắng.


Mặc người bỏ rừng về phố ta bỏ phố lên rừng. Hai mươi năm lận đận dưới vòm xanh. Rừng chung thuỷ người không chung thuỷ. Rừng chết núi khát. Từng vùng đồi thi nhau chảy máu. Rồi mưa lũ. Làm sao cho nhau cuộc đời?

Tháng mười hai rừng phong thu muộn. Trăng chênh chếch tôi chênh chếch đầu non. Con hổ gầm lẻ bạn khi loài thú xa nhau. Dõi mắt theo màu bằng lăng tím xa xôi. Tôi xa xôi như màu bằng lăng tím. Nước chảy tôi mòn. Hai mươi năm nỗi buồn của lá.

Thức một đêm với rừng để biết rừng một đời mất ngủ. Đá trầm tư. Cành khô quằn quại. Lá thầm.. Võng mơ dấu người. Lửa nhảy múa tôi chập chờn.  Những giấc mơ thiêm thiếp một thời rừng nguyên sinh. Tình tôi - sợi mây song bền bĩ.

Hẹn mai sau về xanh với núi. Chút tiều phu bỏ lại bên ngoài. Biếc mắt nai về ôm lau lách ngủ. Những tưởng ta về buồn như chim giấu mỏ. Chợt lòng tươi non thơm hơi mưa.
                                    Krông Bông, 20/10/2000

VŨ DY
(nguồn: TCSH số 144 - 02 - 2001)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Phạm Ngọc Túy - Hà Duy Phương - Ngô Thị Ý Nhi - Phan Lệ Dung - Lê Vĩnh Thái - Đức Sơn - Nguyễn Hoàng Thọ - Mai Văn Phấn - Huỳnh Ngọc Thương - Lan Hoàng Miên

  • LGT: Sinh tháng 10, tuổi con Ngựa, là tác giả truyện ngắn với tên thật Vũ Thanh Lịch, Nguyễn Hải Minh là bút danh dành cho thơ, chị hiện công tác tại Hội VHNT Ninh Bình. Hải Minh làm thơ lúc 16 tuổi, thơ của chị ăm ắp hơi thở của núi, vị mặn của biển, cùng những vui buồn mê thức trong cõi tình, cõi người mang mang… và cũng có lúc mê đắm, mải miết như con ngựa hoang rong ruổi qua từng cung bậc cảm xúc. Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, xin giới thiệu đến bạn đọc chùm thơ tác giả trẻ Nguyễn Hải Minh.
    Tường Thi (gt)

  • LTS: “Niềm đam mê vô tận của tôi là đọc, làm thơ, viết văn và khao khát đến cháy bỏng là có đủ thời gian để thực hiện niềm đam mê ấy”. Khát khao ấy đã đi cùng năm tháng với nữ thi sĩ Vũ Thiên Kiều từ khi còn là cô học trò giỏi văn toàn quốc (1985), cho đến hôm nay, khi công tác tại Ban Dân vận huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.

  • Ngôn ngữ như một phương tiện truyền đạt thông tin, đối với thi sĩ, ngôn ngữ là công cụ để truyền cảm xúc của mình đến mọi người. Người làm thơ, điều quý nhất là cảm xúc. Nghệ thuật tu từ là phần kế tiếp để tác giả chia sẻ trọn vẹn cảm xúc của chính mình đến với mọi người.

  • (SHO). Người đã ra đi thật rồi

    Đại Tướng Huyền Thoại của chúng ta – Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

    Người Đại Tướng Vĩnh Viễn, Người Đại Tướng Của Nhân Dân

  • Đặng Huy Giang - Nguyên Quân - Mai Văn Hoan - Nguyễn Miên Thảo - Phan Văn Chương - Phạm Xuân Phụng

  • Ngàn Thương - Nguyễn Khoa Như Ý - Công Nam - Nguyễn Thanh Mừng - Nguyễn Văn Thanh - Phan Lệ Dung - Lê Ngã Lễ

  • Dăm năm cuối của thập niên 90, tác giả Ngọc Khương nổi lên với những tập thơ viết cho thiếu nhi như Bim bim và mướp vàng, Cây đàn và bông hồng (in chung với con gái út Kiều Giang). Dạo đó thơ anh được các nhạc sĩ chú ý, tìm đọc và chắp cánh cho những bài: Em là gió mát, Búp bê cổ tích, tập đàn, Nhà cười thành những ca khúc “đứng” được với thời gian.

  • Tôi không có ý định vẽ một chân dung bụi bặm mang hồn cốt lãng tử của kẻ phiêu bạc muốn “đày đọa” hồn mình trong mọi ưu phiền phiêu linh chữ nghĩa. Tôi biết Phùng Hiệu “bị thơ làm” vì lòng anh vốn đa đoan, trắc ẩn với mọi thứ trên đường đời anh gặp.

  • Nguyễn Trọng Văn - Hồ Đắc Thiếu Anh - Nguyễn Giúp - Nguyễn Loan - Nguyên Hào - Vũ Thanh Lịch - Huỳnh Minh Tâm - Nguyễn Đạt - Đỗ Thượng Thế