Vào chiều ngày 16/12/2016, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Hội nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ tưởng niệm 10 năm ngày mất nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng tại toàn soạn Tạp chí Sông Hương.
Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng sinh ngày 30 tháng 8 năm 1966 tại Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Quê hương tổ phụ ở làng Vân Cù, xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuổi thơ của nhà văn gắn bó với quê mẹ làng Thanh Long, xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
Sự ra đi đột ngột của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng cách đây mười năm đã để lại sự tiếc thương vô hạn trong lòng người thân, bằng hữu và bạn đọc. Tại buổi tưởng niệm, nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc đã ôn lại những kỷ niệm đã trở thành máu thịt giữa anh với Nguyễn Xuân Hoàng. Cũng thông qua những sẽ chia, những hồi ức của nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, một lần nữa hình ảnh nhà văn, thi sỹ Nguyễn Xuân Hoàng lại sống về trong lòng bạn đọc. Về văn chương của Nguyễn Xuân Hoàng, nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc cho rằng: “Truyện và bút ký cũng như tạp bút của Hoàng, đau đáu trách phận làm người và những cõi phù hoa… Nói về Hoàng có lẽ không cần nói nhiều, chỉ có thể đúc kết rằng Hoàng sống đẹp và thì văn Hoàng đẹp….”
|
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc tại Lễ tưởng niệm |
Có thể nói lối sống của Nguyễn Xuân Hoàng cũng đã là một tác phẩm nghệ thuật. Trong lòng bạn bè, người thân, bạn đọc… Nguyễn Xuân Hoàng đã trở thành một điều gì đó khó gọi thành tên nhưng cứ âm thầm chảy mãi trong kí ức của mỗi người. Sinh thời, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã có những dòng ngôn từ tuyệt đẹp ngợi ca con người và văn chương của Nguyễn Xuân Hoàng: “ Tôi đã gặp trên những trang sách này cái bóng thầm lặng của Nguyễn Xuân Hoàng cúi xuống trên tấm vải của linh hồn mình để tìm cách giải mả từng sợi vải. Ở đó anh đã thấy hiện ra khuôn mặt của Huế: không phải là khuôn mặt của một người tình mà là những rung động của một thế giới còn trinh nguyên, đầy chất điền dã…”
Những ấn phẩm mà Nguyễn Xuân Hoàng để lại cho cuộc đời như: Hương mùa thu; Cõi tạm Phù Hoa; Hồn Mai… qua năm tháng đã làm mê đắm biết bao nhiêu tâm hồn yêu cái đẹp, yêu những cái đẹp bình thường nhưng kiêu hãnh. Văn chương của Nguyên Xuân Hoàng đẹp, cái đẹp được chiết xuất từ một tâm hồn đẹp, tâm hồn của một người hiến trọn mình cho thi ca.
|
Nhà báo Minh Tự tại Lễ tưởng niệm |
Cũng tại Lễ tưởng niệm, các nhà văn, nhà báo Ngô Minh, Trần Tuấn, Nguyên Quân, Nguyễn Duy Tờ và nhà phê bình văn học Trần Hoài Anh cũng đã có những cảm nhận về con người và văn chương của Nguyên Xuân Hoàng. Với nhà báo Minh Tự thì: “Nguyễn Xuân Hoàng đã hiến trọn mình cho văn chương, anh yêu văn chương một cách đắm đuối, Hoàng chính là minh chứng cho một kẻ tài hoa sống ở nơi mà những kẻ tài hoa thuộc về, nơi đó là địa hạt của thi ca, của mộng mơ thoát khỏi những trở lực của sự trần trụi…”
|
Người thân, bạn bè của Nguyễn Xuân Hoàng tại Lễ tưởng niệm |
Lễ tưởng niệm đã khép lại trong không gian ấm cúng, thân tình, trong những câu chuyện tưởng như không bao giờ vơi cạn như chính nguồn mạch văn chương mà Nguyễn Xuân Hoàng đã để lại cho thế gian, cho Cõi tạm phù hoa này.
PV
Ngày 18/12, Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021 đã diễn ra. Tham dự buổi lễ có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.
Chiều 17/12, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh đã tổ chức Lễ Bế mạc Trại sáng tác VHNT về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tham dự có ông Hoàng Khánh Hùng - UVTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Chiều ngày 22/11, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học Huế tổ chức Lễ khánh thành công trình chỉnh lý Nhà lưu niệm Bác Hồ và truyền thống Trường Quốc Học Huế. Sự kiện diễn ra nhân dịp chào mừng Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế, kỷ niệm Ngày di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.
UBND tỉnh vừa ban hành Công văn về việc chuẩn bị đón công dân từ Thành phố Hồ Chí Minh trở về địa phương đợt thứ 6.
Sáng 6/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh tổ chức họp trực tuyến toàn tỉnh. Tham dự có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.
Sáng ngày 20/7, tại trụ sở Sở Văn hóa và Thể thao, Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi lễ tọa đàm nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1991-2021).
Hôm nay (23/5), cùng với hơn 69 triệu cử tri cả nước, 894.432 cử tri toàn tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ đến khu vực bầu cử để thực hiện quyền công dân của mình, lựa chọn những đại biểu xứng đáng nhất để đại diện cho mình tại cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là Quốc hội (khóa XV) và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Một không khí tưng bừng của ngày hội non sông đã diễn ra tại các khu vực bỏ phiếu từ sáng sớm.
Chiều 5/4, Quốc hội đã bầu đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, giữ chức Thủ tướng Chính phủ.
Sáng 31/1, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII họp Hội nghị lần thứ nhất bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Trung tâm Báo chí Đại hội XIII trân trọng gửi các cơ quan báo chí Danh sách Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.
Trung tâm Báo chí Đại hội XIII trân trọng gửi các cơ quan báo chí Danh sách Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Sáng 2/2, Tại sảnh Điện Thái Hòa (Đại Nội Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức tái hiện lễ Nguyên đán thời Nguyễn bằng hình thức sân khấu hóa.
Nội dung các văn kiện được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, dân chủ, khoa học, chất lượng, thể hiện sự kết tinh trí tuệ, tư duy về tầm nhìn chiến lược của Ðảng ta và khát vọng phát triển của đất nước, dân tộc… là những ý kiến của các đại biểu tại buổi thảo luận về các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sáng 28/01.
Sáng 27/01, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục chương trình làm việc với phần thảo luận tại hội trường về các nội dung quan trọng trong các văn kiện của Đảng.
Sáng 25/1, tại trụ sở Đại học Huế, Đảng ủy Đại học Huế đã tổ chức Triển lãm tranh cổ động nhân sự kiện chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Kỷ niệm 91 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2021).
Ngày 13 và 14-1, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) khóa X (nhiệm kỳ 2020-2025) được tổ chức tại Hà Nội.
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 30-11, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước đến thăm và trao quà hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả thiệt hại do các đợt bão, lũ gây ra.
Chiều 28/11 tại Trung tâm Nghệ Thuật Lê Bá Đảng, và trung tâm nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Bảo Tàng Mỹ Thuật Huế phối hợp với New Space Arts Foundation đã tổ chức khai mạc triển lãm “Ảo ảnh” của hai nghệ sỹ song sinh Lê Ngọc Thanh và Lê Đức Hải.
Ngày 22/10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã chính thức khai mạc.
Sáng ngày 09/10, Liên đoàn Lao động tỉnh đã tổ chức lễ trao giải Cuộc thi sáng tác âm nhạc đề tài “ Công nhân và Công đoàn Việt Nam.
Chiều ngày 7/10, tại Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội và Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Khai mạc trưng bày chuyên đề "Từ Thăng Long đến Phú Xuân, Gia Định". Trưng bày diễn ra nhân dịp kỷ niệm 60 năm kết nghĩa 3 thành phố Hà Nội- Huế - Sài Gòn (8/10/1960 - 8/10/2020).