Vào chiều ngày 16/12/2016, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Hội nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ tưởng niệm 10 năm ngày mất nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng tại toàn soạn Tạp chí Sông Hương.
Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng sinh ngày 30 tháng 8 năm 1966 tại Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Quê hương tổ phụ ở làng Vân Cù, xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuổi thơ của nhà văn gắn bó với quê mẹ làng Thanh Long, xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
Sự ra đi đột ngột của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng cách đây mười năm đã để lại sự tiếc thương vô hạn trong lòng người thân, bằng hữu và bạn đọc. Tại buổi tưởng niệm, nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc đã ôn lại những kỷ niệm đã trở thành máu thịt giữa anh với Nguyễn Xuân Hoàng. Cũng thông qua những sẽ chia, những hồi ức của nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, một lần nữa hình ảnh nhà văn, thi sỹ Nguyễn Xuân Hoàng lại sống về trong lòng bạn đọc. Về văn chương của Nguyễn Xuân Hoàng, nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc cho rằng: “Truyện và bút ký cũng như tạp bút của Hoàng, đau đáu trách phận làm người và những cõi phù hoa… Nói về Hoàng có lẽ không cần nói nhiều, chỉ có thể đúc kết rằng Hoàng sống đẹp và thì văn Hoàng đẹp….”
|
Nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc tại Lễ tưởng niệm |
Có thể nói lối sống của Nguyễn Xuân Hoàng cũng đã là một tác phẩm nghệ thuật. Trong lòng bạn bè, người thân, bạn đọc… Nguyễn Xuân Hoàng đã trở thành một điều gì đó khó gọi thành tên nhưng cứ âm thầm chảy mãi trong kí ức của mỗi người. Sinh thời, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã có những dòng ngôn từ tuyệt đẹp ngợi ca con người và văn chương của Nguyễn Xuân Hoàng: “ Tôi đã gặp trên những trang sách này cái bóng thầm lặng của Nguyễn Xuân Hoàng cúi xuống trên tấm vải của linh hồn mình để tìm cách giải mả từng sợi vải. Ở đó anh đã thấy hiện ra khuôn mặt của Huế: không phải là khuôn mặt của một người tình mà là những rung động của một thế giới còn trinh nguyên, đầy chất điền dã…”
Những ấn phẩm mà Nguyễn Xuân Hoàng để lại cho cuộc đời như: Hương mùa thu; Cõi tạm Phù Hoa; Hồn Mai… qua năm tháng đã làm mê đắm biết bao nhiêu tâm hồn yêu cái đẹp, yêu những cái đẹp bình thường nhưng kiêu hãnh. Văn chương của Nguyên Xuân Hoàng đẹp, cái đẹp được chiết xuất từ một tâm hồn đẹp, tâm hồn của một người hiến trọn mình cho thi ca.
|
Nhà báo Minh Tự tại Lễ tưởng niệm |
Cũng tại Lễ tưởng niệm, các nhà văn, nhà báo Ngô Minh, Trần Tuấn, Nguyên Quân, Nguyễn Duy Tờ và nhà phê bình văn học Trần Hoài Anh cũng đã có những cảm nhận về con người và văn chương của Nguyên Xuân Hoàng. Với nhà báo Minh Tự thì: “Nguyễn Xuân Hoàng đã hiến trọn mình cho văn chương, anh yêu văn chương một cách đắm đuối, Hoàng chính là minh chứng cho một kẻ tài hoa sống ở nơi mà những kẻ tài hoa thuộc về, nơi đó là địa hạt của thi ca, của mộng mơ thoát khỏi những trở lực của sự trần trụi…”
|
Người thân, bạn bè của Nguyễn Xuân Hoàng tại Lễ tưởng niệm |
Lễ tưởng niệm đã khép lại trong không gian ấm cúng, thân tình, trong những câu chuyện tưởng như không bao giờ vơi cạn như chính nguồn mạch văn chương mà Nguyễn Xuân Hoàng đã để lại cho thế gian, cho Cõi tạm phù hoa này.
PV
Hòa chung không khi đầu xuân mới, các địa phương trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đêm thơ Nguyên Tiêu lần thứ 17. Đây là hoạt động ý nghĩa của các văn nghệ sĩ những người yêu thơ trong dịp tết Nguyên Tiêu và chào mừng Ngày thơ Việt Nam.
Thông báo tuyển dụng nhân viên văn thư - lưu trữ
Trong không khí vui tươi mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh vui mừng xuân mới; hòa trong không khí Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 17. Tối ngày 18/02 (14 tháng giêng năm Kỷ Hợi), Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức Đêm Thơ Nguyên Tiêu Kỷ Hợi - 2019 với chủ đề “Sắc hoa biên cương”.
Sáng ngày 18/02 (14 Tháng Giêng năm Hỷ Hợi), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chuyến đi Viếng mộ thi nhân tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế tưởng nhớ các văn nghệ sĩ đã khuất .
Xác định được tầm nhìn và mục tiêu đi xa hơn cũng như những giải pháp "đột phá" về cơ chế và chính sách trong thời gian tới, đặc biệt là những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị phát triển du lịch miền Trung và Tây nguyên diễn ra ngày 16/2 đã mở ra cơ hội lớn cho các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên trong phát triển du lịch, trở thành những điểm đến có thương hiệu quốc tế; đưa du lịch của khu vực trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị.
Sáng 16/02, tại Tử Cấm thành, Đại Nội Huế; Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Phân viện KHCN xây dựng Miền Trung tổ chức buổi lễ khởi công Dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung.
Thể lệ Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VI (2013 - 2018)
Cụ thể như sau:
Trong hai ngày mùng 8 và 9 tháng Giêng Tết Kỷ Hợi (12 và 13/02), lễ hội đền Huyền Trân mang chủ đề “Ngưỡng vọng Tiền nhân” đã được diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (phường An Tây, TP Huế).
Sáng 20/01, Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình “Tết sum vầy 2019 – Phúc lợi Đoàn viên” năm 2019 cho công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Chiều ngày 6/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2019 và tình hình triển khai việc chuẩn bị đón tết Nguyên đán Kỷ Hợi trên địa bàn tỉnh.
Chiều ngày 05/01/2019, Ban chấp hành Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng tác phẩm, công trình Văn học Nghệ thuật xuất sắc năm 2018 đồng thời tôn vinh các văn nghệ sĩ đã được các giải thưởng cấp quốc tế, khu vực cũng như nhà nước.
Chiều ngày 21/12, tại Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ tổng kết hoạt động năm 2018.
Chiều 18/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi lễ gặp mặt toàn thể hội viên, nhằm ôn lại truyền thống của Liên hiệp Hội và cũng là dịp để giao lưu, động viên văn nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo nghệ thuật nhân ngày truyền thống thành lập Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế (18/9/1945 - 18/9/2018).
Chiều 8/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc trại sáng tác âm nhạc “Huế xưa và nay”.
Sáng ngày 11/6, Đại học Huế tổ chức khai mạc lớp đào tạo giảng viên đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Đây là chương trình trong khuôn khổ hợp tác giữa Đại học Huế và Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) năm 2018.
Chiều ngày 4/6, Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức kỳ họp bất thường để miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Nguyễn Văn Cao (nghỉ hưu theo chế độ) và miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Đinh Khắc Đính (chuyển công tác khác) và tiến hành bầu bổ sung chức danh Chủ tịch UBND tỉnh, nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Sáng 4/6, tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế diễn ra chương trình ra quân “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon”.
Sáng ngày 04/6, tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội đã tổ chức khai mạc Hội thi thiết bị đào tạo tự làm tỉnh Thừa Thiên Huế 2018.
Chiều ngày 01/6, trường Đại học Nghệ thuật Huế phối hợp với các họa sĩ Hiệp hội Mê Kông đã tổ chức triển lãm Mỹ thuật đương đại 2018.
Sáng ngày 01/6, vòng chung kết Hội thi “Chung tay cải cách hành chính năm 2018” đã diễn ra tại Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh.