Từ múa hoa đăng cung đình đến vũ khúc Bài bông

09:31 04/09/2008
NGUYỄN NGHĨA NGUYÊNChúng tôi xem qua vô tuyến truyền hình nên nhìn đi mà không được nhìn lại, ấy thế mà tiết mục đã để lại ở chúng tôi một ấn tượng sâu sắc.Các nghệ nhân như những nàng tiên hai bàn tay cặp hoa đăng uốn lượn vẽ ra một dải Ngân Hà trong một ánh sáng và tiếng nhạc cung kính, trang nghiệm gợi ra một cảm giác xa xưa của một thời vang bóng.

Một tiết mục nghệ thuật xuất sắc. Người phụ trách ca múa cung đình cho biết điệu múa được trình diễn vào những dịp triều đình có việc vui. Nó có thể từ múa Phật giáo và mang màu sắc múa Ấn Độ.
Từ vở múa Hoa đăng lấp lánh điệu múa hoa, chúng tôi lại liên tưởng đến điệu múa "Bài Bông" đã từng tồn tại trong quá trình phát triển của múa cung đình Việt Nam, kể cả múa cung đình Huế. Mong sao cùng với việc khôi phục và phổ biến vở múa Hoa đăng, Huế sớm phục dựng và giới thiệu vở múa "Bài Bông" với đông đảo công chúng cả nước.
Vũ khúc "Bài Bông" nguyên gốc là một vũ phẩm ca trù có từ đời nhà Trần...
Ca trù không phải duy nhất chỉ có hát mà cũng có bài vừa hát vừa múa. "Bài Bông'' là bài vừa hát vừa múa hoa. Hoa ở đây là hoa đăng. Xuất xứ của nó như sau.
Năm 1288, sau khi đánh bại Mông - Nguyên lần thứ hai, vua Nhân Tông cho mở Thái bình diên yến ba ngày để ăn mừng chiến thắng, Văn Chiêu Vương, Trần Nhật Duật đã chế tác ra bài này, ca từ bằng chữ Hán, ca ngợi cảnh bốn mùa (tứ thời), nhạc điệu đĩnh đạc, cung kính. Về mặt vũ đạo không dùng ngôn ngữ cơ bắp, các nghệ nhân trang phục như những nàng tiên, đôi bàn tay bên sấp bên ngửa (âm dương) cặp hai ngọn đăng, theo tiết tấu của đàn hát mà tiến lùi, uốn lượn, dàn thành đường tròn, đường ngang, đường dọc, lúc chụm lại, lúc dãn ra, cứ năm nhịp (ngũ hành) lại đổi tư thế, từ thân mình đến đầu cổ, tay chân, bàn tay sấp chuyển thành ngửa; bàn tay ngửa chuyển thành sấp. Các lớp múa tiến triển theo quy luật âm dương ngũ hành và cuối cùng vẽ thành một hình bát quái biểu hiện 8 hiện tượng cơ bản của vũ trụ: Càn (trời), Khôn (đất), Chấn (sấm sét), Tốn (gió), Khảm (nước), Ly (lửa), Cấn (núi), Đoài ( đồng cỏ).
Diễn xướng "Bài Bông" phải 64 nghệ nhân với 128 hoa đăng tạo thành một cảnh hoành tráng và hùng vĩ.
Thời Tam Quốc, Khổng Minh lập trận đồ bát quái đã đánh bại quân Tào hùng mãnh. Vua Trần cùng các vương hầu, tướng lĩnh với những chiến lược, chiến thuật khôn khéo và tài giỏi đã đánh tan Mông Nguyên, một kẻ thù khổng lồ. Ý nghĩa của "Bài Bông" thật là lớn lao và sâu xa.
Rút gọn lại với 8 nghệ nhân, các gánh hát ca trù đã đem "Bài Bông" diễn Xướng ở đình làng để đông đảo dân chúng thưởng thức.
Huế xa xưa không phải là đất ca trù, nhưng từ khi Huế là kinh đô của cả nước thì những tinh hoa văn hóa dân tộc ở các nơi đều được đưa về đây.
Vua Gia Long lên ngôi Hoàng đế ngày 1 tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802) thì tháng 7 năm đó đã có chỉ dụ chọn 50 ca công hai tỉnh Thanh, Nghệ để cuối mùa đông dân ca nhạc tế Thái miếu. Kép Phan Phú Gia ở Cổ Đam - Nghi Xuân, Hà Tĩnh được cử làm Cai ty của ngũ giáo phường.
Đời Minh Mạng ngũ giáo phường đổi là Thanh Bình thự. Phan Phú Truyền con Phan Phú Gia là thự trưởng, kiêm chức thị xướng phụ trách việc chầu hát ở cung điện. Kiêm quản nghệ nhân tuyển chọn từ Quảng Bình ra Bắc Hà.
Chắc hẳn "Bài Bông" như miêu tả trên đây cũng đã được diễn xướng ở cung đình Huế.
Đây là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao, tính đến nay sức sống trên 700 năm tuổi.
Những lễ hội lớn như Festival Huế và nhiều nơi khác, "Bài Bông" nếu đem ra diễn xướng, giới thiệu đầy đủ, chắc hẳn sẽ được đón nhận một cách nồng nhiệt.
Nghệ An ngày 12 - 5 - 2002
N.N.N
(nguồn: TCSH số 163 - 09 - 2002)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Người đi trước giúp người đi sau. Nhận và cho đã trở thành đạo lý được các nghệ sĩ thấm nhuần.

  • Thông tin từ Nhà hát Tuồng Việt Nam cho hay, đơn vị này đang tiến hành phục dựng vở tuồng lịch sử “Tiếng gọi non sông” của tác giả Kính Dân.

  • Đoàn kịch nói Kim Cương đã thành công rực rỡ và Kim Cương “trở thành người nghệ sĩ của nhân dân”. Nhưng bà đã dũng cảm rời xa ánh đèn sân khấu mà chọn công việc từ thiện, phục vụ người nghèo một cách thầm lặng.

  • Sau NSND Bảy Nam, dòng họ nghệ thuật này còn một nữ nghệ sĩ danh tiếng lẫy lừng nữa, chính là NSND Kim Cương. Lẫy lừng bởi Kim Cương đi tiên phong trong việc thành lập bộ môn kịch nói ở miền Nam, làm rạng rỡ cho sân khấu với hàng loạt vở diễn để đời.

  • NSND Bảy Nam đã để lại hàng loạt chân dung bà mẹ trên sàn diễn mà không ai thay thế nổi. Bà diễn như không. Những cảnh đời trên sân khấu cứ chân thật và giản dị nhưng làm người xem phải rúng động con tim.

  • NSND Bảy Nam là em ruột của nghệ sĩ Năm Phỉ, là mẹ của NSND Kim Cương. Bà không chỉ là diễn viên xuất sắc mà còn là một “bà bầu” máu lửa, nhưng hầu như suốt cả đời phải vất vả chống chèo lo cho cả gia đình.

  • Ông Nguyễn Ngọc Cương có ba người vợ, người nào cũng lẫy lừng tiếng tăm. Người vợ thứ 2 là cô đào Năm Phỉ tài sắc lạ lùng, từng sang Pháp chinh phục khán giả, và đã ra đi như một cành hoa mong manh…

  • Bà Ba Ngoạn sinh con trai là Nguyễn Ngọc Cương, sau này trở thành một trong những người tiên phong gầy dựng cải lương trong buổi đầu hình thành. Ông cũng là người đào tạo ra những ngôi sao Năm Phỉ, Bảy Nam, Ngọc Sương, Thanh Tùng...

  • Đã 10 năm NSND Bảy Nam qua đời (2004), để lại nỗi tiếc thương khó phai trong lòng NSND Kim Cương - con gái bà -  và người hâm mộ. Để tưởng nhớ cây đại thụ của cải lương và kịch nói miền Nam, chúng tôi xin phác họa những ngày tháng quang vinh trong dòng họ nghệ thuật của bà.

  • Xây dựng nhà lưu niệm, thiết kế lăng mộ, đúc tượng đồng…, nhiều nghệ sĩ muốn lưu lại dấu tích của mình cho hậu thế

  • Một khi sự giả dối tồn tại trong cuộc sống gia đình, trong tình yêu lứa đôi thì hạnh phúc sẽ không thể trọn vẹn, bền vững. Và sai lầm trong nhất thời dễ dàng dẫn dắt những niềm vui và hạnh phúc của cuộc đời con người đến với những khổ đau, chia ly, mất mát… Đó là một thông điệp ý nghĩa về giá trị cuộc sống và hạnh phúc gia đình trong kịch mới Lạc giữa phố người (tác giả, đạo diễn: Bùi Quốc Bảo), vừa công diễn tại sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh.

  • HOÀNG DIỆP LẠC


    Văn hóa xi nê
    Có thể nói rằng cinema (điện ảnh hay còn gọi là chiếu bóng) là món ăn hấp dẫn cho nhãn căn và nhĩ căn của một thời.

  • E.GRAS
    (Chủ sự Tài chính An nam, Huế 1910)

    Vào một buổi tối ở vùng Gia Hội, cuối con đường hẹp đầy ổ gà, chỉ có ánh sáng lờ mờ của những cây đèn tim ở bọng của những túp nhà tranh An nam, và đây là một ngôi nhà lớn hơn, sau dãy hàng rào bông bụt và chè tàu dưới rặng tre sẫm bóng.

  • TÔ NHUẬN VỸ

    Đêm xem phim Hà Nội mùa đông năm 46 vừa rồi là lần thứ 3 tôi xem phim này. Tôi không còn nhớ cảm xúc của tôi 2 lần xem trước. Nhưng lần này, không chỉ một lần nước mắt tôi trào ra. Tôi cầm máy gọi Đặng Nhật Minh: “Cảm ơn anh vô cùng. Vô cùng!”

  • SÂM THƯƠNG        

    Bối cảnh lịch sử Việt Nam thời Điện ảnh du nhập
    Sau rất nhiều những cuộc tranh cãi kéo dài, cuối cùng tất cả những người hoạt động điện ảnh khắp nơi trên thế giới đã nhất trí coi ngày 28/12/1895 mà anh em Auguste và Louis Lumière chiếu phim trong nhà hầm của Quán cà phê số 14 đại lộ Capucines, Paris là NGÀY KHAI SINH của điện ảnh.

  • VŨ NGỌC LIỄN

    Vụ án này khởi đầu từ vở tuồng Quần tiên hiến thọ của hai tác giả: Minh Mạng và Nguyễn Bá Nghi (1). Người phê bình tác phẩm là Vương Hữu Quang.

  • LGT: Ngày 19/5 vừa qua, nghệ sĩ Ngọc Bình đã vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND). Cùng với Nghệ sĩ Bạch Hạc, anh là một trong hai NSND đầu tiên của nghệ thuật biểu diễn tại Huế. Trong sự nghiệp hơn 40 năm qua, nghệ sĩ Ngọc Bình đã đóng trên 70 vai diễn cả kịch và điện ảnh, đồng thời là đạo diễn dàn dựng trên 100 vở bao gồm kịch và ca múa nhạc và giành được nhiều giải thưởng cao quý về nghệ thuật…

  • XUÂN HẢI

    (Kịch 1 Màn 1 Cảnh)

  • Vừa qua, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức giám sát tình hình hoạt động và thi hành chính sách pháp luật về nghệ thuật biểu diễn (NTBD) tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Thừa Thiên Huế và Gia Lai; tổ chức lấy ý kiến giới chuyên môn và các nhà quản lý. Ủy ban cũng đã làm việc với lãnh đạo các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Nội vụ, Tài chính về tình hình hoạt động và thi hành chính sách pháp luật về NTBD. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với GS Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Ủy ban sau khi ông tham gia đoàn giám sát nói trên.

  • MINH HẰNGTừ trước đến nay vấn đề không ngừng nâng cao chất lượng nghệ thuật là một yêu cầu hàng đầu, thường xuyên và nghiêm túc đối với anh chị em văn nghệ sĩ. Thông qua chất lượng nghệ thuật chúng ta có thể đánh giá sự trưởng thành của mỗi đơn vị nghệ thuật trên các mặt chính trị, tư tưởng và khả năng chuyên môn của một tập thể nghệ sĩ.