LIỄU TRẦN
Lưu lạc đến tay một tập viết nhỏ “Thiền sư ở đâu”, tác giả Bùi Long. Chợt nghĩ, thời này là thời nào còn viết kiểu này.
Nào thầy Nhất Hạnh, nào thầy Thanh Từ, nào Trúc Lâm nào Yên Tử, từ Nhật Bản, từ Trung Hoa, từ Tây Tạng, thiếu gì. Thời này là thời “phát” của tâm linh mà. Chùa đình miếu mạo mọc như nấm sau mưa. Đầu năm cuối tháng chuông mõ như sấm rền.
Thế rồi đọc, thấy mấy bài viết về các nhân vật cũng không có gì gây ấn tượng với tôi, dù cũng có nhiều cảm tình. Đọc xong cũng gần như quên luôn.
Nhưng, hóa ra, một tuần sau tôi vẫn không thể quên. Tôi khá thảng thốt khi câu hỏi “Thiền sư ở đâu?,” cứ váng vất trong đầu.
Tác giả viết rất nhẹ, hoặc nói thẳng ra là nhẹ “đô”. Đã quen với chữ nghĩa hiểm hóc, với thông tin ngập ứa, dường như cuốn này chẳng ép phê gì. Những nhân vật trong sách cũng khá thú vị, nhưng tôi đã gặp số người đủ dùng cho cả mấy kiếp, tôi chẳng tham gặp thêm, hơn nữa tôi cũng e sợ đâu phải tìm gặp là tôi bắt gặp họ giống như tác giả đã bắt gặp. Thực ra, mình cũng mong manh quá, sợ thất vọng.
Nhưng quả đúng là cơ duyên khi lúc tôi được đọc tập sách nhỏ này. Cảm xúc, chính cảm xúc trăn trở đi tìm của người viết đã gây xao động trong tôi. Một thời đại, một trạng huống xã hội thế này, mà anh còn câu hỏi đó. Ôi mạch nguồn của đức Gottama vẫn còn đây, dù hệ lụy của thế cuộc làm diện mạo con đường của Ngài quá nhiều biến hoặc.
Làm sao diễn tả được nỗi xao xuyến khi tôi nhận ra, đã nhiều năm nay, khi tôi tưởng tôi đang dũng mãnh đi vào những chủ đề lớn của xã hội, những sự kiện thời cuộc với tâm thế “đạo khả đạo phi thường đạo”, đã thả mình bơi vào những dòng thời sự với sự tự tin kiêu mạn rằng mình đang giữ “tâm bình thường”, một “đạo vô ngôn”. “Thiền sư ở đâu” hay “Sự thật ở đâu”, tôi nghĩ đó là câu hỏi vốn có từ lâu của mình, không thể nào mất được, còn đây, còn đây trong mọi nẻo đường đời. Ấy vậy, chỉ là tưởng mà thôi. Sự thôi thúc trăn trở về Đạo, về thiền, về giác ngộ đã từng là trường lực bảo bọc tôi, nhưng, chỉ cần thiếu huân tập, chỉ cần đặt sự thôi thúc ấy xuống một lát, tâm ta đã sẵn sàng trượt vào biển mơ. Qua nhiều năm tháng, dữ kiện cuộc sống nhiều lên, thì mỗi ngày một tí, câu hỏi kia cứ mờ dần mờ dần rồi chỉ còn là chiếc bóng bị bản ngã đè ép, vẽ vời, khiến ta lầm tưởng là ta vẫn đeo đuổi đường đạo, mà thực ra đã lạc khỏi từ lâu. Những tháng ngày bộn bề dự án, deadline, tiệc tùng, tình ái… thời gian đầu, tâm tôi còn luôn được quán sát, điều chỉnh, nhưng rồi sự phai nhạt tự đến, những cơn mộng tự kiến tạo mà tôi không hề hay biết, vẫn nghĩ mình đủ sức dụng pháp “đối cảnh vô tâm”. Than ôi!
Đang giữa mùa xuân, tôi ngậm ngùi nhìn lại mình, đã thấy trong mình những thất vọng đớn đau, những vết thương chữa trị bằng trốn chạy, những cao ngạo nhếch cười khi nhìn người lễ Phật, những lười biếng xa rời kinh kệ, thiền định. Tôi giờ đây biết rõ mình ảo vọng khi cho rằng mình đã đủ sáng để đi trong đêm. Tôi có ngờ đâu trí trăm năm kinh sử cũng vẫn chỉ là trí thế gian. Có hàng đệ tử xuất sơn hành đạo, cũng có hạng phải rời núi vì chẳng đủ trí. Hạng kia có đủ liêm sỉ để thừa nhận với đời dưới kia điều đó?
Cảm xúc của tôi có từ tập sách này có gì giống như cảm xúc lúc người nhận ra một cành mai nhỏ vẫn nở trong đêm xuân tàn của sư Mãn Giác. Vẫn còn đây, cuộc kiếm tìm về diện mục hồn nhiên, Hồi đầu thị ngạn. Con tìm về đây, ơi quê cũ.
‘Thiền sư ở đâu” - ơn người không chỉ vì chia sẻ những trải nghiệm rất thiền, nhưng, đã thức dậy một nhành hoa muốn nở.
Tháng 3, mùa hoa gạo
L.T
(SHSDB28/03-2018)
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Chưa có ai thống kê và so sánh, nhưng hẳn là trong công cuộc kháng chiến giữ nước của dân tộc ta, không có đề tài nào được sách báo nói đến nhiều như cuộc chiến đấu trên đường Hồ Chí Minh.
YẾN THANH
Có nhiều thứ
Không thể chùi được bằng nước mắt
Như ánh sáng kia trên bầu trời hoàng hôn và bình minh của biển
Như sự nín lặng bất lực của cát.
Như bàn tay bên cạnh một bàn tay
(Bạch Diệp)
VĂN TOÀN - TUẤN VŨ
Trong cuộc đời đầy sôi nổi của mình, nhất là những tháng năm làm quan, Giá Viên Phạm Phú Thứ từng đến nhiều địa phương trong nước và nhiều nước trên thế giới.
LÊ THỊ HƯỜNG
Nói một cách kinh điển, ở tiểu thuyết, cái kết được xem là “sức mạnh của cú đấm nghệ thuật”(D. Furmanov).
PHONG LÊ
Quang Dũng1 - Dũng mà rất hiền, rất lành; tôi muốn dùng đến cả chữ lành để nói về ông mới thật sự đủ nghĩa và thỏa lòng.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc “Dám ngoái đầu nhìn lại” - Tập Phê bình văn học của Nguyễn Thị Tịnh Thy, Nxb. Hội Nhà văn, 2021)
NGÔ THỜI ĐÔN
Trước tác của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (1819-1870) lâu nay mới được dịch thuật, giới thiệu ít nhiều ở phần thơ.
PHẠM XUÂN DŨNG
(Nhân đọc tập thơ “Hóa vàng đi Tường” của Phạm Nguyên Tường, Nxb. Thuận Hóa, 2021)
HỒ THẾ HÀ
Nguyễn Vỹ (1912 - 1971) là một tác giả/ hiện tượng văn chương, báo chí và văn hóa ở Việt Nam đầy ấn tượng của thời hiện đại, nhưng trước tiên, ông được biết đến với tư cách một nhà thơ từ thuở Hoài Thanh viết Thi nhân Việt Nam (1942).
TÔN THẤT DUNG
Nghe tin nhà văn, nhà thơ Trần Hữu Lục qua đời, không hiểu sao trong tâm tưởng tôi dường như có ai đọc những câu ca từ trong bài Có một dòng sông đã qua đời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn!
LÊ THỊ ĐỨC HẠNH
Mộng Sơn là một trong số hiếm hoi những nhà văn nữ xuất hiện từ trước Cách mạng tháng Tám, sau này vẫn tiếp tục bền bỉ đóng góp cho nền văn học mới bằng những tác phẩm vừa phải, khiêm tốn, biểu lộ một tình cảm chân thành, một tấm lòng nhân ái.
NGUYỄN THANH TRUYỀN
Ấn tượng của tôi về Nguyên Hào bắt đầu từ một đêm thơ gần 20 năm trước. Lần đầu tiên đọc thơ trước đám đông, dáng vẻ vừa bối rối vừa tự tin, anh diễn giải và đọc bài “Rượu thuốc”: “Ngâm ly rượu trong/ Thành ly rượu đục/ Đắng tan vào lòng/ Ngọt trong lời chúc”.
PHẠM XUÂN DŨNG
(Đọc tập sách “Bên sông Ô Lâu” của tác giả Phi Tân, Nxb. Lao Động, 2021)
PHẠM PHÚ PHONG
Nguyên Du là sinh viên khóa 5 (1981 - 1985) khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay là Đại học Khoa học).
PHONG LÊ
Thanh Tịnh (12/12/1911 - 17/7/1988), trước hết là một nhà Thơ mới, tác giả tập thơ Hận chiến trường (1936) với hai bài Mòn mỏi và Tơ trời với tơ lòng được Hoài Thanh chọn đưa vào Thi nhân Việt Nam cùng với lời bình.
LÊ HỒ QUANG
Dưới “áp lực” của tiêu đề, khi đọc Thỏa thuận, gần như ngay lập tức, trong óc tôi nảy sinh hàng loạt câu hỏi: Thỏa thuận nói về cái gì?
VÕ QUÊ
Từ trước đến nay chúng tôi chỉ được đọc và trân quý thơ văn của nhà thơ Lê Quốc Hán qua những bài viết đăng trên các tạp chí, trên mạng thông tin, báo điện tử mà chưa được trực tiếp cầm trên tay một cuốn sách nào của ông.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc “Phùng Quán & Tôi” của Xuân Đài, Nxb. Phụ nữ Việt Nam, 2020)
HỒ THẾ HÀ
Hồng Nhu xuất phát nghiệp bút của mình bằng văn xuôi. Văn xuôi gắn bó với đời như một duyên mệnh.