LIỄU TRẦN
Lưu lạc đến tay một tập viết nhỏ “Thiền sư ở đâu”, tác giả Bùi Long. Chợt nghĩ, thời này là thời nào còn viết kiểu này.
Nào thầy Nhất Hạnh, nào thầy Thanh Từ, nào Trúc Lâm nào Yên Tử, từ Nhật Bản, từ Trung Hoa, từ Tây Tạng, thiếu gì. Thời này là thời “phát” của tâm linh mà. Chùa đình miếu mạo mọc như nấm sau mưa. Đầu năm cuối tháng chuông mõ như sấm rền.
Thế rồi đọc, thấy mấy bài viết về các nhân vật cũng không có gì gây ấn tượng với tôi, dù cũng có nhiều cảm tình. Đọc xong cũng gần như quên luôn.
Nhưng, hóa ra, một tuần sau tôi vẫn không thể quên. Tôi khá thảng thốt khi câu hỏi “Thiền sư ở đâu?,” cứ váng vất trong đầu.
Tác giả viết rất nhẹ, hoặc nói thẳng ra là nhẹ “đô”. Đã quen với chữ nghĩa hiểm hóc, với thông tin ngập ứa, dường như cuốn này chẳng ép phê gì. Những nhân vật trong sách cũng khá thú vị, nhưng tôi đã gặp số người đủ dùng cho cả mấy kiếp, tôi chẳng tham gặp thêm, hơn nữa tôi cũng e sợ đâu phải tìm gặp là tôi bắt gặp họ giống như tác giả đã bắt gặp. Thực ra, mình cũng mong manh quá, sợ thất vọng.
Nhưng quả đúng là cơ duyên khi lúc tôi được đọc tập sách nhỏ này. Cảm xúc, chính cảm xúc trăn trở đi tìm của người viết đã gây xao động trong tôi. Một thời đại, một trạng huống xã hội thế này, mà anh còn câu hỏi đó. Ôi mạch nguồn của đức Gottama vẫn còn đây, dù hệ lụy của thế cuộc làm diện mạo con đường của Ngài quá nhiều biến hoặc.
Làm sao diễn tả được nỗi xao xuyến khi tôi nhận ra, đã nhiều năm nay, khi tôi tưởng tôi đang dũng mãnh đi vào những chủ đề lớn của xã hội, những sự kiện thời cuộc với tâm thế “đạo khả đạo phi thường đạo”, đã thả mình bơi vào những dòng thời sự với sự tự tin kiêu mạn rằng mình đang giữ “tâm bình thường”, một “đạo vô ngôn”. “Thiền sư ở đâu” hay “Sự thật ở đâu”, tôi nghĩ đó là câu hỏi vốn có từ lâu của mình, không thể nào mất được, còn đây, còn đây trong mọi nẻo đường đời. Ấy vậy, chỉ là tưởng mà thôi. Sự thôi thúc trăn trở về Đạo, về thiền, về giác ngộ đã từng là trường lực bảo bọc tôi, nhưng, chỉ cần thiếu huân tập, chỉ cần đặt sự thôi thúc ấy xuống một lát, tâm ta đã sẵn sàng trượt vào biển mơ. Qua nhiều năm tháng, dữ kiện cuộc sống nhiều lên, thì mỗi ngày một tí, câu hỏi kia cứ mờ dần mờ dần rồi chỉ còn là chiếc bóng bị bản ngã đè ép, vẽ vời, khiến ta lầm tưởng là ta vẫn đeo đuổi đường đạo, mà thực ra đã lạc khỏi từ lâu. Những tháng ngày bộn bề dự án, deadline, tiệc tùng, tình ái… thời gian đầu, tâm tôi còn luôn được quán sát, điều chỉnh, nhưng rồi sự phai nhạt tự đến, những cơn mộng tự kiến tạo mà tôi không hề hay biết, vẫn nghĩ mình đủ sức dụng pháp “đối cảnh vô tâm”. Than ôi!
Đang giữa mùa xuân, tôi ngậm ngùi nhìn lại mình, đã thấy trong mình những thất vọng đớn đau, những vết thương chữa trị bằng trốn chạy, những cao ngạo nhếch cười khi nhìn người lễ Phật, những lười biếng xa rời kinh kệ, thiền định. Tôi giờ đây biết rõ mình ảo vọng khi cho rằng mình đã đủ sáng để đi trong đêm. Tôi có ngờ đâu trí trăm năm kinh sử cũng vẫn chỉ là trí thế gian. Có hàng đệ tử xuất sơn hành đạo, cũng có hạng phải rời núi vì chẳng đủ trí. Hạng kia có đủ liêm sỉ để thừa nhận với đời dưới kia điều đó?
Cảm xúc của tôi có từ tập sách này có gì giống như cảm xúc lúc người nhận ra một cành mai nhỏ vẫn nở trong đêm xuân tàn của sư Mãn Giác. Vẫn còn đây, cuộc kiếm tìm về diện mục hồn nhiên, Hồi đầu thị ngạn. Con tìm về đây, ơi quê cũ.
‘Thiền sư ở đâu” - ơn người không chỉ vì chia sẻ những trải nghiệm rất thiền, nhưng, đã thức dậy một nhành hoa muốn nở.
Tháng 3, mùa hoa gạo
L.T
(SHSDB28/03-2018)
YẾN THANH
Rất nhiều nhà văn thành danh hiện nay, sau những thành công trên trường văn trận bút, đột nhiên họ làm bạn đọc bất ngờ bằng cách chuyển hướng sang viết cho thiếu nhi, như trường hợp của Nguyễn Lãm Thắng, Nguyễn Đình Tú, Phong Điệp, Dương Thụy, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Đỗ Bích Thúy…
ĐỖ THU THỦY
1.
Trường ca Ngang qua bình minh là ấn phẩm thứ ba của nhà thơ Lữ Mai, sau hai tập tản văn và ký sự: Nơi đầu sóng, Mắt trùng khơi viết về đề tài biển đảo.
NGƯỜI THỰC HIỆN:
Lê Thị Mây là một cô gái cực kỳ ít nói. Nhà thơ chi thích lặng lẽ nhìn, lặng lẽ nghe, lặng lẽ suy ngẫm... Và nếu như phải nói gì trước đám đông thì đó là một "cực hình" - Kể cả đọc thơ mình - Mây vẫn như vậy.
NGUYỄN THỊ LIÊN TÂM
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất của nhà thơ Quang Dũng (1921 - 1988).
LÊ NGUYỄN LƯU
Trong nền văn học đời Đường, thơ ca có một vị trí đặc biệt, trội hơn cả phú đời Hán, từ đời Tống, khúc đời Minh...
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc “Miền quê thơ ấu” - Hồi ký của Thanh Tùng, Nxb. Thuận Hóa, 2020)
VÕ QUÊ
Cố đô Huế - Dấu ấn thời gian” là công trình nghiên cứu thứ ba của nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Vĩnh do Nhà xuất bản Đại học Huế cấp giấy phép, tiếp theo 2 ấn bản “Dấu tích văn hóa thời Nguyễn” (in năm 1996 và 2 lần tái bản có bổ sung năm 1998, 2000); “Giữ hồn cho Huế” (2006).
PHONG LÊ
Anh "nhà quê" "chơi trèo" thành phố, với những thất bại và bi kịch khó tránh của nó. Mối quan hệ so le, bất bình đẳng giữa nông thôn và thành thị...
KỶ NIỆM 35 HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM (1957-1992) - 60 NĂM PHONG TRÀO THƠ MỚI (1932-1992)
NGÔ MINH
+ Cái đêm thẳm khuya Cửa Tùng gió ấy, tôi ngồi với Nguyễn Khắc Thạch bên này bờ sông, bên này chai rượu Huế, bên này mũi Si và bên này những nén nhang lập lòe như hồn ma nơi xóm Cửa!
VƯƠNG HỒNG HOAN
Vài năm gần đây truyện ngắn của Triều Nguyên xuất hiện trên Sông Hương. "Tháng bảy không mưa" là tập truyện ngắn đầu tay tập hợp một số những sáng tác chưa được công bố của anh. Đề tài chủ yếu trong tập truyện là viết về nông thôn.
PHONG LÊ
Một sự nghiệp viết chẵn năm mươi năm, tính từ Yêu sách của nhân dân An Nam (1919) đến Di chúc (1969).
NGUYỄN THÙY TRANG
THÍCH CHẤN ĐẠO
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là một Thiền phái nhất tông mang tinh thần nhập thế tích cực đã góp phần quan trọng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
MAI VĂN HOAN
Nhà thơ Trần Vàng Sao, tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1941 ở thôn Vỹ Dạ, thành phố Huế.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc “Gánh gánh… gồng gồng…”, Hồi ký của Xuân Phượng, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, 2020; Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2020)
VŨ NGỌC GIAO
Có một lần tôi đã chia sẻ với nhà văn Vĩnh Quyền rằng, tôi rất thích Rừng Na uy.
VƯƠNG HỒNG
Ưng Bình Thúc Giạ Thị quê phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877, mất ngày 4 tháng 4 năm 1961. Ông là cháu nội Tuy Lý vương Miên Trinh, một nhà thơ nổi tiếng với "Vỹ Dạ Hợp tập".