Từ năm học 2012- 2013, Bộ GD-ĐT tiến hành triển khai thí điểm “Mô hình trường học mới Việt Nam” (gọi tắt là VNEN). Tại TT Huế, 9 trường tiểu học trên 9 huyện, thị xã, thành phố đã được chọn thí điểm triển khai chương trình này.
Ưu điểm nổi bật của chương trình VNEN đó là đổi mới các hoạt động sư phạm, chuyển đổi hình thức giảng dạy truyền thụ từ giáo viên sang để học sinh tự học là chính. Tại TT Huế, năm học thứ 2 thực hiện thí điểm mô hình VNEN, dành cho học sinh các khối lớp 2, lớp 3, lớp 4 có nhiều thuận lợi và cả những khó khăn.
Điều khác biệt dễ nhìn thấy ở những lớp học VNEN so với các lớp học truyền thống đó là sơ đồ và sự tổ chức trong lớp. Lớp học có những góc hoạt động tự quản. Học sinh ngồi học theo từng nhóm, mọi hoạt động của tiết học được tổ chức theo nhóm, học sinh giữ vai trò trung tâm trong việc tự trải nghiệm, khám phá để hình thành kiến thức. Giáo viên là người hướng dẫn và đồng hành với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu kiến thức.
Tài liệu giảng dạy cho học sinh không phải là sách giáo khoa thông thường mà là tài liệu hướng dẫn học tập. Học sinh, giáo viên và cả phụ huynh đều có thể tham gia.
Theo mô hình VNEN, các môn học chính gồm Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên, Xã hội. Các môn học khác được chuyển thành hoạt động giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục âm nhạc, giáo dục thể chất và giáo dục kỹ năng sống. Ở các môn học chính hay các hoạt động giáo dục, thì học sinh vẫn đóng vai trò trung tâm trong việc chủ động tìm hiểu và thu nạp kiến thức.
Theo Sở GD-ĐT tỉnh cho biết, có khoảng 2000 học sinh tiểu học trên toàn tỉnh đang được học thí điểm chương trình VNEN. 9 trường tiểu học tham gia chương trình này đều là những trường đạt chuẩn quốc gia. 100% lớp VNEN được học 2 buổi/ngày, cơ sở vật chất trường lớp học khá đầy đủ theo yêu cầu của chương trình. Đội ngũ giáo viên được chọn tham gia ở các trường đều là các giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, năng động, nhiệt tình và đã được tập huấn phương pháp dạy theo mô hình mới. Thuận lợi này đã giúp chương trình thí điểm VNEN 1 năm qua ở TT Huế đi đúng hướng, bước đầu đem lại hiệu quả tốt trong việc đổi mới phương pháp dạy học, dạy cho học sinh thói quen làm chủ bài học, làm chủ việc học tập của mình.
Cô Hoàng Thị Trúc, Giáo viên trường tiểu học số 1 Tiến Lực, huyện Phú Lộc và cô Lê Thị Diễn, giáo viên trường tiểu học số 2 phường Phú Bài- thị xã Hương Thủy , 2 trong 9 trường tiểu học triển khai thí điểm chương trình VNEN nhận xét rằng, chương trình này đã đem lại một không khí học tập mới bổ ích cho học sinh, giúp các em mạnh dạn, tự tin và chủ động hơn trong giờ học. “Học sinh thì học khỏe hơn, nhưng giáo viên lại rất vất vả. Nói là chúng tôi không phải soạn giáo án trước khi lên lớp như trước, nhưng thực ra là phải nghiên cứu bài thật kỹ, rồi chuẩn bị cho các hoạt động trên lớp, nào là câu hỏi, thiết bị học cho học sinh, rồi điều hành các em làm việc nhóm như thế nào cho hiệu quả. Giáo viên phải chủ động tất cả, mặc dù không phải ai cũng đủ điều kiện ở nhà để làm việc. Vậy nên rất nhiều đồng nghiệp của chúng tôi rất vất vả khi tham gia chương trình này”, cả 2 cô đều cho biết như vậy.
Trong thời gian thí điểm, chương trình VNEN cũng bộc lộ một số hạn chế trong khâu biên soạn sách và tài liệu học tập. Việc đánh giá học sinh và giáo viên cũng chưa có nhưng công cụ và biện pháp chuẩn để đánh giá được chất lượng thực sự trong việc đổi mới phương pháp dạy và học, cụ thể là đánh giá đúng từng cá nhân học sinh trong các hoạt động nhóm.
Việc thiếu thốn về cơ sở vật chất cũng gây hạn chế cho người giáo viên rất nhiều trong việc chuẩn bị bộ tài liệu học tập cho học sinh, mà theo chương trình VNEN, đòi hỏi nhiều dụng cụ và thiết bị cho từng cá nhân học sinh trong từng tiết học. Ông Phan Văn Hải, Trưởng phòng Tiểu học Sở GD&ĐT TT Huế cho biết, vì chương trình mới nên không ít giáo viên và học sinh rất lúng túng khi triển khai bài học. Nhiều phụ huynh cũng chưa hiểu nên cũng chưa hưởng ứng thật sự. Ông Hải cho biết, ngành giáo dục tỉnh rất biết điều này và sắp tới, sẽ tiếp tục tập huấn cho giáo viên, đồng thời có ý kiến với Bộ GD-ĐT để tiếp tục hoàn thiện chương trình, đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện thêm cho giáo viên trong các khâu chuẩn bị bài giảng, bài học cho học sinh.
Hiện Bộ GD-ĐT vẫn chưa có những đánh giá sơ kết, tổng kết chương trình thí điểm VNEN ở bậc tiểu học. Theo kế hoạch, việc thí điểm sẽ được kết thúc vào năm 2015 trước khi Bộ có những chủ trương tiếp theo. Từ nay đến 2015, 9 trường tiểu học được chọn tại TT Huế vẫn sẽ tiếp tục triển khai chương trình thí điểm VNEN và đóng góp ý kiến cho Bộ GD-ĐT để từng bước hoàn thiện Dự án đổi mới này.
Theo Nguyên Thu
Trường ĐHNN Huế vừa công bố điều chỉnh điểm trúng tuyển vào trường kỳ tuyển sinh 2014.
Đại học Huế sẽ tổ chức đón tiếp thí sinh trúng tuyển nhập học học vào ngày 25 và 26/8/2014 với hình thức trường nào tiếp đón sinh viên của trường đó.
Trường đại học Sư phạm - Đại học Huế vừa ký Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực học thuật với Đại học Tâm lý Chicago (Hoa Kỳ) thông qua Khoa Tâm lý học đường của Đại học Tâm lý Chicago.
Sáng 7/8, Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2013 - 2014 và triển khai nhiệm vụ năm học 2014 - 2015.
Ủy ban nhân dân huyện Nam Đông đã tiến hành sơ kết 2 năm thực hiện Đề án “ Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đối với học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2012-2016”.
UBND huyện A Lướivừa tổ chức Lễ Tuyên dương, khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc đỗ thủ khoa tại kỳ thi đại học năm 2014.
Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với Chương trình phát triển giáo dục trung học- Bộ GD&ĐT và Văn phòng PISA Việt Nam tổ chức Hội thảo tập huấn vận dụng cách đánh giá PISA vào nhà trường phổ thông.
Tại lễ bế mạc cuộc thi Olympic hóa học quốc tế lần thứ 46 (IChO 2014) tổ chức ngày 28/7 ở Hà Nội, Ban Tổ chức IChO 2014 đã trao 28 huy chương vàng (HCV), 63 huy chương bạc (HCB), 92 huy chương đồng và 10 giải khuyến khích cho các thí sinh.
Chiều tối 27/7, Đại học Huế công bố điểm thi đại học năm 2014. Năm nay, cả 5 thí sinh cùng đạt 28,5 điểm đều là người TT-Huế, cùng thi vào Trường ĐH Y Dược Huế.
Kết thúc kì thi tốt nghiệp THPT năm 2014 với kết quả lí tưởng xấp xỉ 100%, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng “Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp phần nào phản ánh kết quả học tập của học sinh phổ thông. Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp này sát chất lượng hơn năm trước”, và “kỳ thi đổi mới là đúng hướng nhưng đáp ứng đúng yêu cầu mong muốn thì chưa”(1).
Thi cử mang tính chất kỹ thuật – là công cụ kiểm định chất lượng giáo dục,mỗi thời mỗi khác, tôi nhớ ở miền Nam trước đây thi cử khá dày đặc, là những rào cảnthử thách các sĩ tử nhưng nếu cố sức chiến đấu vượt qua cầm lấy tấm bằng Tú tài toàn phần trong tay thì vô cùng tự hào sung sướng vì nó là thứ “chứng chỉ ISO” xác nhận chất lượng,hiệu quả đào tạo và đẳng cấp giá trị bản thân người học.
Trong đợt thi này, có nhiều khối thi và môn xã hội nên Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác coi thi.
Ngày 04/7/2014, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 3674/UBND-GD quy định số lượng học sinh của 1 lớp học. Quy định này được thực hiện bắt đầu từ năm học 2014 - 2015.
Sáng nay (8/7), trên 80% thí sinh đến làm thủ tục dự thi đợt 2 tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014.
Vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định không tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2014 tập trung tại thành phố Huế mà giao cho từng địa phương trực tiếp tổ chức thi cử, đã được dư luận xã hội và phụ huynh đồng tình cao.
Sáng 3/7/2014, thí sinh trên cả nước tập trung làm thủ tục dự thi đợt 1, các khối A, A1, V. Tại Hội đồng tuyển sinh Đại học Huế, đã có 17073 thí sinh có mặt làm thủ tục dự thi, chiếm 83% tổng số thí sinh đăng ký dự thi.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014, Tỷ lệ tốt nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đạt 99,08%. Toàn tỉnh có 3.271 học sinh đạt loại khá, giỏi. Trong đó có 446 em đạt loại giỏi (chiếm tỉ lệ 13,63%) và 2.825 em đạt loại khá.
Trường đại học Kinh tế Huế vừa tổ chức lễ phát bằng tốt nghiệp Đại học đợt 1 cho 9 sinh viên khóa 4 Chương trình liên kết đào tạo đồng cấp bằng Pháp - Việt ngành Tài chính - Ngân hàng của Trường Đại học Kinh tế Huế liên kết với Đại học Rennes 1, Cộng hòa Pháp.
Bộ GD&ĐT vừa công bố văn bản hợp nhất quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.
Ngày 09/06/2014, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 44/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/01/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.