Từ năm học 2012- 2013, Bộ GD-ĐT tiến hành triển khai thí điểm “Mô hình trường học mới Việt Nam” (gọi tắt là VNEN). Tại TT Huế, 9 trường tiểu học trên 9 huyện, thị xã, thành phố đã được chọn thí điểm triển khai chương trình này.
Ưu điểm nổi bật của chương trình VNEN đó là đổi mới các hoạt động sư phạm, chuyển đổi hình thức giảng dạy truyền thụ từ giáo viên sang để học sinh tự học là chính. Tại TT Huế, năm học thứ 2 thực hiện thí điểm mô hình VNEN, dành cho học sinh các khối lớp 2, lớp 3, lớp 4 có nhiều thuận lợi và cả những khó khăn.
Điều khác biệt dễ nhìn thấy ở những lớp học VNEN so với các lớp học truyền thống đó là sơ đồ và sự tổ chức trong lớp. Lớp học có những góc hoạt động tự quản. Học sinh ngồi học theo từng nhóm, mọi hoạt động của tiết học được tổ chức theo nhóm, học sinh giữ vai trò trung tâm trong việc tự trải nghiệm, khám phá để hình thành kiến thức. Giáo viên là người hướng dẫn và đồng hành với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu kiến thức.
Tài liệu giảng dạy cho học sinh không phải là sách giáo khoa thông thường mà là tài liệu hướng dẫn học tập. Học sinh, giáo viên và cả phụ huynh đều có thể tham gia.
Theo mô hình VNEN, các môn học chính gồm Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên, Xã hội. Các môn học khác được chuyển thành hoạt động giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục âm nhạc, giáo dục thể chất và giáo dục kỹ năng sống. Ở các môn học chính hay các hoạt động giáo dục, thì học sinh vẫn đóng vai trò trung tâm trong việc chủ động tìm hiểu và thu nạp kiến thức.
Theo Sở GD-ĐT tỉnh cho biết, có khoảng 2000 học sinh tiểu học trên toàn tỉnh đang được học thí điểm chương trình VNEN. 9 trường tiểu học tham gia chương trình này đều là những trường đạt chuẩn quốc gia. 100% lớp VNEN được học 2 buổi/ngày, cơ sở vật chất trường lớp học khá đầy đủ theo yêu cầu của chương trình. Đội ngũ giáo viên được chọn tham gia ở các trường đều là các giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, năng động, nhiệt tình và đã được tập huấn phương pháp dạy theo mô hình mới. Thuận lợi này đã giúp chương trình thí điểm VNEN 1 năm qua ở TT Huế đi đúng hướng, bước đầu đem lại hiệu quả tốt trong việc đổi mới phương pháp dạy học, dạy cho học sinh thói quen làm chủ bài học, làm chủ việc học tập của mình.
Cô Hoàng Thị Trúc, Giáo viên trường tiểu học số 1 Tiến Lực, huyện Phú Lộc và cô Lê Thị Diễn, giáo viên trường tiểu học số 2 phường Phú Bài- thị xã Hương Thủy , 2 trong 9 trường tiểu học triển khai thí điểm chương trình VNEN nhận xét rằng, chương trình này đã đem lại một không khí học tập mới bổ ích cho học sinh, giúp các em mạnh dạn, tự tin và chủ động hơn trong giờ học. “Học sinh thì học khỏe hơn, nhưng giáo viên lại rất vất vả. Nói là chúng tôi không phải soạn giáo án trước khi lên lớp như trước, nhưng thực ra là phải nghiên cứu bài thật kỹ, rồi chuẩn bị cho các hoạt động trên lớp, nào là câu hỏi, thiết bị học cho học sinh, rồi điều hành các em làm việc nhóm như thế nào cho hiệu quả. Giáo viên phải chủ động tất cả, mặc dù không phải ai cũng đủ điều kiện ở nhà để làm việc. Vậy nên rất nhiều đồng nghiệp của chúng tôi rất vất vả khi tham gia chương trình này”, cả 2 cô đều cho biết như vậy.
Trong thời gian thí điểm, chương trình VNEN cũng bộc lộ một số hạn chế trong khâu biên soạn sách và tài liệu học tập. Việc đánh giá học sinh và giáo viên cũng chưa có nhưng công cụ và biện pháp chuẩn để đánh giá được chất lượng thực sự trong việc đổi mới phương pháp dạy và học, cụ thể là đánh giá đúng từng cá nhân học sinh trong các hoạt động nhóm.
Việc thiếu thốn về cơ sở vật chất cũng gây hạn chế cho người giáo viên rất nhiều trong việc chuẩn bị bộ tài liệu học tập cho học sinh, mà theo chương trình VNEN, đòi hỏi nhiều dụng cụ và thiết bị cho từng cá nhân học sinh trong từng tiết học. Ông Phan Văn Hải, Trưởng phòng Tiểu học Sở GD&ĐT TT Huế cho biết, vì chương trình mới nên không ít giáo viên và học sinh rất lúng túng khi triển khai bài học. Nhiều phụ huynh cũng chưa hiểu nên cũng chưa hưởng ứng thật sự. Ông Hải cho biết, ngành giáo dục tỉnh rất biết điều này và sắp tới, sẽ tiếp tục tập huấn cho giáo viên, đồng thời có ý kiến với Bộ GD-ĐT để tiếp tục hoàn thiện chương trình, đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện thêm cho giáo viên trong các khâu chuẩn bị bài giảng, bài học cho học sinh.
Hiện Bộ GD-ĐT vẫn chưa có những đánh giá sơ kết, tổng kết chương trình thí điểm VNEN ở bậc tiểu học. Theo kế hoạch, việc thí điểm sẽ được kết thúc vào năm 2015 trước khi Bộ có những chủ trương tiếp theo. Từ nay đến 2015, 9 trường tiểu học được chọn tại TT Huế vẫn sẽ tiếp tục triển khai chương trình thí điểm VNEN và đóng góp ý kiến cho Bộ GD-ĐT để từng bước hoàn thiện Dự án đổi mới này.
Theo Nguyên Thu
Ngày 16/4, Nhà Thiếu Nhi Huế đã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo, Thành Đoàn Huế tổ chức khai mạc Lễ hội Thiếu nhi "Sắc màu tuổi thơ" tại Nhà thiếu nhi Huế.
Ngày 10/4, Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc tiểu học cấp tỉnh năm học 2013 - 2014.
Đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở GD-ĐT Thừa Thiên - Huế vừa công bố kết luận thanh tra Trường THPT Cao Thắng (Huế) trước hội đồng sư phạm của trường này.
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình tặng 7 máy vi tính cho 2 trường thuộc huyện Phong Điền.
Đây là đề tài của nhóm học sinh Trường PTTH chuyên Quốc Học Huế là Phạm Nguyễn Hạnh Như (lớp 11A1). Đoàn Đại Thanh Long và Hoàng Phú (lớp 12 Sinh), đã đạt giải Nhì tại Cuộc thi khoa học – Kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia năm 2014 được tổ chức tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc vừa qua.
Đây là dự án nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Huế (Việt
Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế vừa tổ chức cuộc thi Sáng tạo Robot Hicol năm 2014 với chủ đề “Hướng về biển đảo Tổ quốc”.
Đây là khóa tập huấn tiếng Anh do các chuyên gia đào tạo của Cambridge English phối hợp với sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế tổ chức, vừa kết thúc vào ngày 29/3. Giảng viên tập huấn là ông Kim Pilger, chuyên gia đào tạo của Cambridge English, khu vực Đông Nam Á.
Tại TP Huế vừa diễn ra hội nghị quốc tế về Đổi mới giáo dục lần thứ 7 (ICER 7) với chủ đề “Đổi mới và thực hành tốt trong giáo dục theo quan điểm toàn cầu”.
Tại trường THCS Phú Bài, Công ty Điện tử Samsung Việt Nam vừa tổ chức trao tặng Thư viện thông minh cho trường. Đây là 1 trong 4 trường phổ thông đâu tiên của Thừa Thiên Huế được Công ty Điện tử Samsung Việt Nam trao tặng các thiết bị và cách bài trí thư viện.
Để thu hút được thật nhiều sĩ tử không ít lò luyện thi ĐH tại TP.Huế đã không ngại tung ra những lời "quảng cáo trên trời" về chất lượng của mình.
Diễn ra từ ngày 28/2 đến ngày 2/3/2014, Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm 2014 khu vực phía Bắc đã thành công tốt đẹp.
Ngày 11/3, Bộ GD-ĐT công bố Thông tư sửa đổi bổ sung quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 với nhiều thay đổi lớn, học sinh hết sức lưu ý.
Hệ thống giáo dục Huế Star vừa ký kết hợp tác với đại diện Cambridge English - Khu vực Đông Nam Á và Trung tâm ủy quyền khảo thí Tiếng Anh Cambridge VN503 và trao giấy chứng nhận Trung tâm vệ tinh của Cambridge cho Hệ thống giáo dục Huế Star.
Ngày 5.3, tại thành phố Huế, Sở GD-ĐT tổ chức cuộc thi Hùng biện tiếng Anh dành cho học sinh bậc THCS trên toàn tỉnh.
Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Trường THCS Nguyễn Tri Phương vừa tổ chức lễ tiếp nhận và khai trương hệ thống thư viện điện tử thông minh đầu tiên trên địa bàn toàn tỉnh.
Trong năm 2014, Đại học Huế sẽ tuyển sinh 11.900 sinh viên cho 103 ngành đào tạo thuộc 7 trường thành viên, 3 khoa và 1 phân hiệu trực thuộc.
Ngày 2-3, đã diễn ra cuộc thi “Vô địch Toefl Primary 2014” tại Huế do Sở GD-ĐT Thừa Thiên - Huế phối hợp với Viện Khảo thí giáo dục Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức.
Chiều 27/2, tại trường TH Trần Quốc Toản ( Huế), Lễ trao giấy chứng nhận Trung tâm Vệ tinh Cambridge English cho Trường TH Trần Quốc Toản Huế và Lễ ký kết hợp tác thành lập Quỹ Khuyến học tiếng Anh Cambridge và ra mắt CLB "Đại sứ thân thiện Cambridge English" đã diễn ra.
Sáng 26/2, tại Đại học Huế đã khai mạc Hội nghị đổi mới giáo dục đại học trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao năng lực quản trị đại học” - một trong bốn dự án thành phần của Chương trình hợp tác thể chế đại học giữa Đại học Huế và các trường đại học vùng Flanders, Bỉ (chương trình VLIR-IUC Đại học Huế).