Từ năm học 2012- 2013, Bộ GD-ĐT tiến hành triển khai thí điểm “Mô hình trường học mới Việt Nam” (gọi tắt là VNEN). Tại TT Huế, 9 trường tiểu học trên 9 huyện, thị xã, thành phố đã được chọn thí điểm triển khai chương trình này.
Ưu điểm nổi bật của chương trình VNEN đó là đổi mới các hoạt động sư phạm, chuyển đổi hình thức giảng dạy truyền thụ từ giáo viên sang để học sinh tự học là chính. Tại TT Huế, năm học thứ 2 thực hiện thí điểm mô hình VNEN, dành cho học sinh các khối lớp 2, lớp 3, lớp 4 có nhiều thuận lợi và cả những khó khăn.
Điều khác biệt dễ nhìn thấy ở những lớp học VNEN so với các lớp học truyền thống đó là sơ đồ và sự tổ chức trong lớp. Lớp học có những góc hoạt động tự quản. Học sinh ngồi học theo từng nhóm, mọi hoạt động của tiết học được tổ chức theo nhóm, học sinh giữ vai trò trung tâm trong việc tự trải nghiệm, khám phá để hình thành kiến thức. Giáo viên là người hướng dẫn và đồng hành với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu kiến thức.
Tài liệu giảng dạy cho học sinh không phải là sách giáo khoa thông thường mà là tài liệu hướng dẫn học tập. Học sinh, giáo viên và cả phụ huynh đều có thể tham gia.
Theo mô hình VNEN, các môn học chính gồm Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên, Xã hội. Các môn học khác được chuyển thành hoạt động giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục âm nhạc, giáo dục thể chất và giáo dục kỹ năng sống. Ở các môn học chính hay các hoạt động giáo dục, thì học sinh vẫn đóng vai trò trung tâm trong việc chủ động tìm hiểu và thu nạp kiến thức.
Theo Sở GD-ĐT tỉnh cho biết, có khoảng 2000 học sinh tiểu học trên toàn tỉnh đang được học thí điểm chương trình VNEN. 9 trường tiểu học tham gia chương trình này đều là những trường đạt chuẩn quốc gia. 100% lớp VNEN được học 2 buổi/ngày, cơ sở vật chất trường lớp học khá đầy đủ theo yêu cầu của chương trình. Đội ngũ giáo viên được chọn tham gia ở các trường đều là các giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, năng động, nhiệt tình và đã được tập huấn phương pháp dạy theo mô hình mới. Thuận lợi này đã giúp chương trình thí điểm VNEN 1 năm qua ở TT Huế đi đúng hướng, bước đầu đem lại hiệu quả tốt trong việc đổi mới phương pháp dạy học, dạy cho học sinh thói quen làm chủ bài học, làm chủ việc học tập của mình.
Cô Hoàng Thị Trúc, Giáo viên trường tiểu học số 1 Tiến Lực, huyện Phú Lộc và cô Lê Thị Diễn, giáo viên trường tiểu học số 2 phường Phú Bài- thị xã Hương Thủy , 2 trong 9 trường tiểu học triển khai thí điểm chương trình VNEN nhận xét rằng, chương trình này đã đem lại một không khí học tập mới bổ ích cho học sinh, giúp các em mạnh dạn, tự tin và chủ động hơn trong giờ học. “Học sinh thì học khỏe hơn, nhưng giáo viên lại rất vất vả. Nói là chúng tôi không phải soạn giáo án trước khi lên lớp như trước, nhưng thực ra là phải nghiên cứu bài thật kỹ, rồi chuẩn bị cho các hoạt động trên lớp, nào là câu hỏi, thiết bị học cho học sinh, rồi điều hành các em làm việc nhóm như thế nào cho hiệu quả. Giáo viên phải chủ động tất cả, mặc dù không phải ai cũng đủ điều kiện ở nhà để làm việc. Vậy nên rất nhiều đồng nghiệp của chúng tôi rất vất vả khi tham gia chương trình này”, cả 2 cô đều cho biết như vậy.
Trong thời gian thí điểm, chương trình VNEN cũng bộc lộ một số hạn chế trong khâu biên soạn sách và tài liệu học tập. Việc đánh giá học sinh và giáo viên cũng chưa có nhưng công cụ và biện pháp chuẩn để đánh giá được chất lượng thực sự trong việc đổi mới phương pháp dạy và học, cụ thể là đánh giá đúng từng cá nhân học sinh trong các hoạt động nhóm.
Việc thiếu thốn về cơ sở vật chất cũng gây hạn chế cho người giáo viên rất nhiều trong việc chuẩn bị bộ tài liệu học tập cho học sinh, mà theo chương trình VNEN, đòi hỏi nhiều dụng cụ và thiết bị cho từng cá nhân học sinh trong từng tiết học. Ông Phan Văn Hải, Trưởng phòng Tiểu học Sở GD&ĐT TT Huế cho biết, vì chương trình mới nên không ít giáo viên và học sinh rất lúng túng khi triển khai bài học. Nhiều phụ huynh cũng chưa hiểu nên cũng chưa hưởng ứng thật sự. Ông Hải cho biết, ngành giáo dục tỉnh rất biết điều này và sắp tới, sẽ tiếp tục tập huấn cho giáo viên, đồng thời có ý kiến với Bộ GD-ĐT để tiếp tục hoàn thiện chương trình, đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện thêm cho giáo viên trong các khâu chuẩn bị bài giảng, bài học cho học sinh.
Hiện Bộ GD-ĐT vẫn chưa có những đánh giá sơ kết, tổng kết chương trình thí điểm VNEN ở bậc tiểu học. Theo kế hoạch, việc thí điểm sẽ được kết thúc vào năm 2015 trước khi Bộ có những chủ trương tiếp theo. Từ nay đến 2015, 9 trường tiểu học được chọn tại TT Huế vẫn sẽ tiếp tục triển khai chương trình thí điểm VNEN và đóng góp ý kiến cho Bộ GD-ĐT để từng bước hoàn thiện Dự án đổi mới này.
Theo Nguyên Thu
Theo báo cáo mới nhất Kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2014, Đại học Huế đã và đang thực hiện 24 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước.
Sáng ngày 3/12, Trường ĐH Khoa học – ĐH Huế đã có buổi làm việc với GS. Yasuto Shirai về chương trình cầu nối Châu Á của ĐH Shizouka, Nhật Bản (ABP-SU). Tham dự có: PGS.TS Hoàng Văn Hiển, Hiệu trưởng; Phòng KHCN-HTQT; đại diện Ban chủ nhiệm, cán bộ và sinh viên các khoa: CNTT, Hóa học, Sinh học, Vật lý, Toán, ĐL-ĐC, Môi trường...
Trong khuôn khổ dự án DAAD “Nâng cao năng lực đào tạo Thạc sĩ Quản lý đất đai 2014 – 2017 thông qua mạng lưới các khóa học”, giữa Trường ĐH Nông Lâm và ĐH Goettingen Trường Đại học Nông Lâm đã có 3 ngày làm việc với đoàn Giáo sư đến từ trường Đại học Goettingen, CHLB Đức.
Trong các ngày từ 17 – 21/11/2014, Giám đốc Đại học Huế, PGS.TS.Nguyễn Văn Toàn, cùng các giám đốc, hiệu trưởng các trường đại học Đông Nam Á, bao gồm các nước Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Campuchia, Philippines, TháiLan, Đông Timor và Việt Nam đã dự Hội thảo thông tin dành cho lãnh đạo cấp cao (High Level Information Visit) các đại học tham gia vào dự án ASEAN-QA tại Đại học Potsdam, Đức.
Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế vừa tổ chức khai mạc Hội thi Giáo viên dạy giỏi nghề phổ thông cấp tỉnh lần thứ 5. Đây cũng là dịp tuyển chọn và công nhận giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi nghề phổ thông năm học 2014-2015.
Sáng ngày 18-11, Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế đã tổ chức Lễ khánh thành Trung tâm hợp tác đào tạo HBI- HUEIC giữa Công ty Hanesbrands Việt
Chiều 18.11, trường ĐH Y Dược- ĐH Huế đã tổ chức Hội nghị sáng tạo lần thứ 6.
Sáng 18/11, Sở Giáo dục& đào tạo tổ chức Tọa đàm kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế vừa tổ chức buổi gặp mặt, tọa đàm với các Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Giáo sư, Phó Giáo sư và Ban Giám hiệu đã và đang công tác tại Trường, hiện đang sinh sống tại Huế.
Chương trình
Sáng 18/11, Đại học Huế đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam và công bố Quyết định của Chủ tịch Nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú cho các nhà giáo của Đại học Huế năm 2014.
Chiều 17/11 tại Trung tâm Văn hóa TP Huế. Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Công đoàn ngành GD&ĐT TP Huế tổ chức buổi gặp mặt truyền thống nhân kỷ niệm Ngày truyền thống Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Trong số 39 Nhà giáo được Chủ tịch Nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm nay, có 2 nhà giáo thuộc Đại học Huế, đó là GS.TS. Cao Ngọc Thành, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế và PGS.TS. Trần Văn Minh, Giảng viên Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế.
Hội đồng tuyển sinh Đại học Huế vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng vào Đại học Huế năm 2014 nhằm đánh giá kết quả của kỳ thi tuyển sinh vào Đại học Huế năm 2014.
Khoa Địa lý - Địa chất (Đại học Khoa học Huế) vừa phối hợp tổ chức buổi báo cáo kết quả hoạt động từ năm 2012 đến năm 2014 của dự án “Hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực trong đánh giá địa chất và công nghệ đối với một số khoáng chất công nghiệp dùng làm phụ gia cho ngành công nghiệp thủy tinh tại tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Đại học Huế vừa có thông báo về chương trình học bổng Alfabet đến giảng viên, chuyên viên hành chính và đào tạo, nghiên cứu sinh Tiến sĩ, học viên Cao học và sinh viên Đại học Huế.
Sáng 9/11 tại trường THPT chuyên Quốc Học Huế, Công đoàn ngành GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức vòng chung kết hội thi Nét đẹp giáo viên tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ I.
Các phòng giáo dục cấp huyện, thành phố của tỉnh Thừa Thiên - Huế đang loay hoay xử lý tình trạng thừa giáo viên (GV).
Để giải quyết vấn đề ATGT quốc gia thì giáo dục ATGT ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là công tác đang được ngành giáo dục coi trọng.
Nhằm đánh giá lại phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi trong các trường phổ thông và trường chuyên, sáng 4.11, tại trường THPT Chuyên Quốc Học, Sở GD-ĐT đã khai mạc kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh năm học 2013- 2014.