LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
Nhà thơ Ngô Kha - Ảnh: internet
Từ năm 1970, Ngô Kha tham gia phong trào trí thức yêu nước của thành phố Huế, cùng với một nhóm văn nghệ sĩ cho ra đời tập san tranh đấu Tự Quyết, rồi tiếp đến tập san Mặt trận văn hoá dân tộc mà anh vừa là chủ bút, vừa là chủ tịch lực lượng tranh đấu này của toàn miền Trung. Thơ văn yêu nước của Ngô Kha ra đời trong giai đoạn này mang tư tưởng và ngôn ngữ mới, sôi động trên diễn đàn tranh đấu.
Ngô Kha đã bị địch bắt giam 4 lần. Lần sau cùng, khoảng 10 ngày sau khi Hiệp định Pa-ri được ký kết, địch đã bắt và thủ tiêu anh. Ngô Kha đã hy sinh trong tư thế của một người chiến sĩ. Tổ quốc đã ghi công anh là một liệt sĩ.
Sông Hương trân trọng trích giới thiệu "Trường ca Hòa Bình" của anh.
Trường ca Hòa Bình
(trích)
… Ta mở cửa đón một bình minh lớn
Trong đau thương
cây cỏ biết tình người
trong một ngày quảng đại
như áo cũ nối tay
một sớm hồng ta nghe lời em học
trên đường làng
chị gánh gồng buổi chợ
mẹ vội vàng
nghe nắng mới bửa cau
khi con nước lưng giòng
em đem áo phơi ngô ngày bão lụt
có những phiên chợ đêm
người đi như cánh vạc
những bước chân tiết tấu đàn vui
từ xóm đông
cầu qua thôn Bắc
tình đầu sông
vọng tiếng cuối làng
nhịp chày giã gạo
vỗ ánh trăng xanh
khi đàn cò trắng giật mình
chòm bắc đẩu cũng vừa lên
tiếng em cười
liền theo tiếng chị
vào trong xóm có đèn
với đàn trẻ áo bông
đám rước mở lòng người
từ các ngả
cuộc vui lớn dần
khi cụ già mặc áo cưới của đời mình
tiếng mõ làng xa
vang lời rao hạnh phúc
ta chợt thấy giữa bình minh
một ban mai vừa cải thiện
từng đàn chim gieo hạt ở đồng xa
trong vườn cây
những mầm non vẫn còn lời ẩn ngụ
ta bước đi
dải đường quê mở rộng
những chùm sao nắng đổ ở lưng trời
như cơn say kéo dài
cho một ngày vừa sáng tạo
ta bước đi
từ giấc mơ hiện thực
từ trái tim hợp xướng hòa bình
từ niềm tin mở rộng cả nhân gian
khi sông núi cũng vang lời hạnh phúc
ta băng bưởi qua thăm đồng lúa mới
và nhớ em
như cõi chết trở về
trên bản thể còn nguyên
qua bao mùa tử thủ
linh hồn em sa thạch vẫn chưa chìm
ta nhớ sông xanh
mơ về
những buồm ghe mang đầy lúa lẫm
ta tỉnh dậy
từ ngàn năm bánh vẽ
từ văn chương phản bội áo cơm
ta trở lại nhân tình như mặc khải
từ giác quan mở rộng đến muôn người
cho thế hệ ngày mai
với ân tình thủy thổ
ta lắng nghe trường ca gọi
về một xã hội anh em
bởi một lần cuộc chiến đi qua
thời gian như bản án
từ hồi chuông báo động
những gót chân của hận thù
thôi chẳng còn gì tố cáo
chẳng còn gì để cách ngăn
giữa những người anh em
lịch sử nào mang tên
cho những ngày hằn đau như vết chém
thôi nhân danh trá ngụy
các lực lượng vô hình
với bàn chân bạo lực
còn những gì mai sau
quá khứ đã đào vong
chứng nhân và ngụy tín
với bao năm xiềng xích
trên số phận con người
những bất lực hàng giờ
trên lời ghi cáo trạng
ta đạp đổ nhân danh
những bài ca úp mặt
quanh ta rừng đao phủ
bằng nỗi chết xôn xao
ta khai trừ kỹ nghệ
dẫn độ cuộc chiến tranh
con đường về dân tộc
cho những ngày Việt Nam…
1968
(SH20/8-86)
LÊ TẤN QUỲNH
PHẠM TẤN HẦU
NGÔ MINH
LÊ HUỲNH LÂM
TRẦN VÀNG SAO
LÊ THỊ MÂY
Nguyễn Thanh Văn sinh tại Huế, hiện sống ở Tp HCM. Anh đã xuất bản: Bài ca buồn gửi cố hương (2001), Lỡ hội trăng rằm (2004), Dự cảm (2011).
BẠCH DIỆP
NGUYỄN QUANG HÀ
HẢI BẰNG Tặng Nguyễn Khoa Điềm
LÊ THỊ MÂY
VÕ QUÊ
LGT: Ưng Bình Thúc Dạ Thị sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877 tại Vĩ Dạ, Huế. Là chắt nội của vua Minh Mạng, hoạn lộ hanh thông, nhưng có lẽ vốn cũng là cháu nội nhà thơ Tuy Lý Vương nên ông đắm đuối trải lòng với thi ca.
LGT: Thơ, có thể không phải là câu chữ, có thể chỉ dành cho một số rất ít, đặc biệt điều đó càng được khẳng định trong thời đại ngày nay. Điều đáng nói đã được tác giả diễn ngôn và thi ca là những gì còn lại phía bên trong mỗi tâm hồn, như một sự khải huyền của thế giới khác trao gửi chúng ta. Trong chừng mực nào đó, Bạch Diệp đã tiếp nhận âm hưởng của thi ca từ bên ngoài rào cản duy lý. Đó là phần tinh túy của thơ chỉ dành riêng cho những thi sĩ không bị chi phối ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Sông Hương giới thiệu ba bài thơ mới nhất của Bạch Diệp.
XUÂN HOÀNG
Năm 1813, Nguyễn Du trở lại Thăng Long, chuẩn bị cho chuyến đi sứ sang Trung Quốc, dưới triều Nguyễn. Bấy giờ Nguyễn Du đã ngoài 40 tuổi, đã chứng kiến sự thay đổi của ba triều đại phong kiến, sự đổ vỡ, tàn lụi của chính gia đình ông, một gia đình quan lại lớn, gắn bó với các triều đại ấy.
L.T.S: Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1942 ở Vỹ Dạ, Huế. Anh là một trong những sinh viên đầu tiên tham gia cách mạng ở Huế trong kháng chiến chống Mỹ.
HỒNG NHU
VIÊM TỊNH