Trò vui dân gian ngày xuân thuở xưa và ý nghĩa nhân văn của nó

15:03 04/08/2008
TRẦN HOÀNGThành ngữ Việt có câu: "Vui như tết". Quả là như vậy! Tết vui không phải chỉ vì Tết là dịp để sum họp gia đình, gia tộc, để chú, bác, cậu, dì, bà con nội ngoại và xóm giềng tề tựu, gặp gỡ, thăm viếng nhau dưới một mái đình, mái nhà chung.

Tết vui không phải chỉ bởi có:
 Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ.
 Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
 
những thứ mà ngày thường ít xuất hiện trong đời sống gia đình, làng xóm...
 Tết còn là cơ hội để nam, phụ, lão, ấu nghỉ ngơi và tổ chức các sinh hoạt vui chơi giải trí...
 Thuở xưa, người Việt Nam sau lũy tre xanh quanh năm chân lấm tay bùn, đầu tắt mặt tối nơi ruộng đồng, đầm phá, sông biển, núi đồi... kiếm miếng cơm, manh áo. Họ ít được nghỉ ngơi và cũng ít khi được thảnh thơi, được rảnh rang để tổ chức các sinh hoạt văn hóa tinh thần. Tết đến mọi công việc cấy cày, chài lưới, buôn bán... tạm dừng, tạm gác lại một bên. Nhà nhà lo việc sửa sang đường ngõ sạch sẽ, phong quang, sắp xếp trang hoàng lại cửa nhà sao cho gọn gàng đẹp đẽ và chuẩn bị cỗ bàn, bánh trái,. .v..v.. để lễ cúng tổ tiên, để tiễn năm cũ và chào đón năm mới. Cùng với những công việc ấy, hầu hết các làng xã đều tổ chức các trò vui để mọi người cùng vui vẻ, cùng thi tài, thử sức. Phong phú và đa dạng nhất phải kể đến các trò chơi dân gian. Có thể chia các trò vui này thành mấy loại sau:
 - Trò vui mang tính trí tuệ.
 - Trò vui rèn luyện cơ bắp và sự nhanh nhạy, khéo léo.
 - Trò vui có liên quan đến thơ ca và hát hò...
 - Trò vui sử dụng các con vật, đồ vật nhằm giải trí, mua vui.
 Tùy từng loại trò vui mà không gian diễn xướng rộng hẹp và người tham gia nhiều ít khác nhau.
 * Các trò mang tính trí tuệ.
 
Thuộc loại trò vui này có chơi cờ và đánh bài. Nhiều làng xã Tết đến tổ chức đánh cờ thẻ, cờ người. Bàn cờ là sân đình, quân cờ do các nam thanh, nữ tú đảm nhận. Cờ thẻ, cờ người không chỉ hấp dẫn những người mê cờ, giỏi cờ mà còn thu hút hàng ngàn người trong làng, ngoài xã đến xem coi và cổ vũ, động viên. Cuộc đấu cờ người nhiều nơi kéo dài đến vài ba ngày tết. Cùng với cờ người, các bàn cờ tướng cũng làm say lòng những kỳ phùng địch thủ ở thôn quê, nhất là các cụ ông và người biết chữ Hán, chữ Nôm.
 Ít mê cờ tướng, các cụ bà, các chị tuổi ba bốn mươi thường gặp nhau để đánh bài tam cúc, và các bé gái, bé trai thì chơi trò "cá, cua, bầu, bí"... Các loại cờ, loại bài này ngày xưa chủ yếu chỉ chơi cho vui, chơi lấy may, lấy "hên", không mấy ai chơi vì tiền, vì bạc...
 * Các trò vui rèn luyện cơ bắp và sự nhanh nhạy, khéo léo.
 
Con người xưa nay vốn ham thích vận động, nhất là nam nữ thanh niên. Từ nhiều sinh hoạt lao động hàng ngày như chèo thuyền, leo núi hái củi, đánh bắt cá trên sông biển,. .v..v.. ông cha ta đã nghệ thuật hóa một số động tác lao động để xây dựng nên các trò vui tổ chức vào dịp lễ tết, hội hè nơi thôn xã. Tùy từng địa phương, từng tập quán làm ăn, sinh sống, mà các loại trò vui này được tiến hành với các nội dung, các hình thức khác nhau. Người miền núi có trò tung còn, bắn nỏ, người đồng chiêm có trò bắt lươn, bắt chạch, đuổi vịt, đánh đu, nấu cơm thi, cơm cần; người vùng sông biển có bơi chải, đua ghe; còn đấu võ đấu vật thì cả ba miền Bắc, Trung, Nam đều có làng tổ chức. Ngoài ra, các trò chơi nhỏ như đập nồi niêu, leo cây chuối, ném vòng cổ chai... hầu như hội làng nào cũng thấy góp mặt. Các trò vui vừa nêu trên giúp người thi rèn luyện cơ bắp, phát huy sự nhanh nhạy, khéo léo và cả tài "thao lược" nữa. Cứ xem cái cảnh:
 Trai đu gối hạc khom khom cật
 Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng
 
(Chơi đu - Hồ Xuân Hương)
 chúng ta cũng đủ thấy sự vui vẻ, đẹp đẽ, sinh động và đầy tinh thần thể thao của các trò vui dân gian ngày tết.
 * Các trò vui có liên quan đến thơ ca và hò hát
Làm thơ, đặt vè, hát ví, hát ru, ca bài chòi, ca cải lương,. .v..v.. là những sinh hoạt văn nghệ có sức
hấp dẫn lớn. Yêu thơ ca, hò hát, người Việt Nam đưa cả loại hình nghệ thuật này vào một số trò vui ngày Tết. Chơi bài chòi và thả thơ được tổ chức ở một số làng xã miền Trung và trong phủ đệ của các ông hoàng, bà chúa chốn cố đô xưa là một loại trò vui thanh cao, sang trọng mà không mất đi tính dân giã của nó. Người tham gia các trò chơi này thường là người yêu thích và có tài văn chương hoặc hò hát. Một con bài, một câu thơ nêu ra làm lời đố đều được diễn xướng bằng một làn điệu dân ca, hoặc một giọng ngâm thơ trầm, bổng. Nó vừa làm thỏa mãn lòng mong muốn được nghe lời hát, tiếng thơ vừa kích thích, và vừa phát huy được tài phán đoán của người dự chơi trước những đề ra hóc búa.
 * Trò vui sử dụng các con vật, đồ vật nhằm giải trí mua vui.
 
Nhằm làm phong phú thêm các trò vui ngày đầu xuân, ông cha ta xưa đã sử dụng một số đồ vật và con vật tạo nên những hoạt động rất đặc biệt. Những trò vui này do con người đạo diễn, những con vật, đồ vật lại giữ vai trò diễn xướng.
 Lướt qua một số trò vui dân gian, chúng ta thấy chứa đựng trong nó bao điều tốt đẹp. Người tham gia các trò chơi cái chính là để tìm niềm vui, để được hòa trong cái vui chung của xóm làng, không lấy việc hơn thua và thu lợi về tiền của làm đầu. Tâm linh được thăng hoa, được giải tỏa, tinh thần được sảng khoái, trí tuệ và thân thể được dịp rèn luyện, phát huy... đã đem lại bao điều hữu ích cho những người sáng tạo và tham gia các trò chơi dân gian. Tất cả đều vì con người, phục vụ cho con người. Ấy là ý nghĩa tốt đẹp và đậm đà tính nhân văn của những trò chơi được tổ chức ở các làng xã, phố phường thuở xưa trong dịp Tết về, xuân đến.
 T.H

(nguồn: TCSH số 156 - 02 - 2002)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Theo TS Nguyễn Ngọc Mai, ngày nay, các nghi lễ trong hệ thống thờ Mẫu Tam phủ đã hội họp cả nghi lễ trong hệ thống Tam phủ thờ ba vị nam thần: Thiên Thần – Địa Thần – Thủy Thần và hệ thống thần linh các vùng miền khác.

  • Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La sẽ diễn ra từ ngày 8-13/3 tới đây tại vùng đất được mệnh danh là "Thủ đô kháng chiến" do Ủy ban Nhân dân thành phố Tuyên Quang tổ chức nhằm tôn vinh Di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

  • Ngày 21/2 (tức 25 tháng Giêng Âm lịch), nhân dân thôn Yên Trạch (xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân, Hà Nam) đã tưng bừng tổ chức lễ hội chạy ngựa tre truyền thống.
    Lễ hội thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách tham gia.

  • Bằng nhiều giải pháp, tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã và đang hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách nhà nước để tổ chức lễ hội, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực khi tổ chức lễ hội.

  • TÔN THẤT BÌNH

    Bàn về lễ hội, có một số ý kiến sâu sắc, xác đáng, cần suy nghĩ, về mặt văn hóa của Lễ hội, giáo sư Trần Quốc Vượng viết:
    "Lễ hội là một sản phẩm và một biểu hiện của một nền văn hóa. Tham gia lễ hội là một thế ứng xử văn hóa"(1).

  • Với người miền xuôi, dịp Rằm tháng Bảy - lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ hay còn là ngày xá tội vong nhân, người ta thường làm cỗ cúng gia tiên hoặc ăn chay nhẹ, còn với người Tày, người Nùng ở Cao Bằng, Rằm tháng Bảy - lễ "Pây Tái" - là một trong hai cái Tết quan trọng nhất của năm, sau Tết Nguyên đán.

  • Sáng 23/4 tại Khu di tích lịch sử đặc biệt Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Lễ hội Đền Hùng chính thức được khai mạc. Lễ hội sẽ diễn ra trong 6 ngày (từ 23-28/4/2015, tức từ 5-10/3 năm Ất Mùi).

  • Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm nay lễ hội Mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc và Kỷ niệm 50 năm Bác Hồ về thăm Côn Sơn sẽ diễn ra từ ngày 28/2 đến hết ngày 13/3 với nhiều chương trình, hoạt động đặc sắc tại hai khu di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc.

  • Liên hoan năm nay cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của tín ngưỡng thờ Mẫu trong đời sống tâm linh của người dân thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

  • Sáng 23.10 (nhằm ngày 1.7 Chăm lịch), tại tháp Pô Klong Garai ở TP.Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận), lễ hội Katê năm 2014 của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn người dân địa phương và du khách.

  • “21 Lê Lai, 22 Lê Lợi”, đã thành thông lệ, cứ đến ngày 21, 22/8 Âm lịch hàng năm, lớp lớp cháu con lại tụ hội về Lam Kinh (huyện Thọ Xuân- tỉnh Thanh Hóa) để thắp nén tâm nhang tưởng nhớ người anh hùng dân tộc Lê Lợi và các vua Lê đã có công giành lại độc lập, yên bình cho đất nước.

  • TRẦN VIẾT NGẠC

    Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 hằng năm là ngày bông hồng lên ngôi. Bông hồng để tặng người yêu, tặng bạn gái, bông hồng cho mẹ, cho chị, cho cô giáo, cho nữ đồng nghiệp… nói chung là “một nửa nhân loại” được vinh dự nhận những bông hồng tuyệt đẹp! Nhưng, một bông hồng cho Hai Bà Trưng, hai nữ anh hùng đã đốt lên ngọn lửa bất khuất đầu tiên của dân tộc, thì không!

  • TÔN THẤT BÌNH

    Vào những ngày đầu xuân, tại làng Phò Trạch, xã Phong Bình, huyện Hương Điền, tỉnh Bình Trị Thiên trước đây dân làng thường tổ chức các trò vui xuân như đánh đu lấy giải, hát trò và hát sắc bùa.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN

    Đường thủy từ Huế về Thuận An đi ngang qua một ngã ba sông nước trời bao la, những người vô tình nhất đến đó cũng phải kêu lên "đẹp quá".

  • Từ khi công bố câu đối thách cách nửa thế kỷ của nhà thơ Nguyễn Khoa Vy, tòa soạn đã đi từ trạng thái hồi hộp, lo lắng đến... bối rối.

  • MAI KHẮC ỨNG  

    Nước Việt Nam nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương. Bán đảo Đông Dương một thời được gọi là Indo - Chine bao gồm ba nước Việt Nam, Lào, Cambodia. Bởi vị thế Đông Dương cùng với Thái Lan, Mianma nằm giữa vùng ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ cổ đại, nên từ đầu văn hóa Ấn Độ đã sớm gia nhập vào Việt Nam trong đó có đạo Phật.

  • TÔN THẤT BÌNH Trong ba ngày tết, tất cả các chợ đều nghỉ mua bán, chỉ có một chợ độc nhất đã mở đó là chợ Gia Lạc, đông vui chỉ trong ba ngày tết.

  • NGUYỄN VĂN UÔNGTết nông thôn Huế thực sự đến từ chiều 30, khi bữa cơm cúng dọn từ bàn thờ bưng trải ra mâm, cả nhà quây quần trên chiếu phản trong khi bên ngoài trời chuyển màu dần sang tối. Đó là bữa cơm cúng mời tổ tiên và Táo quân, Thổ địa trở về nhà ăn Tết.

  • TÔN THẤT BÌNH Sinh hoạt hò đối đáp nam nữ ở Bình Trị Thiên được thể hiện trong lao động tập thể, trong các hình thức giải trí vui chơi, và ngay trong các ngày hội lễ, mặc dù tính chất trang nghiêm, nhưng không vì thế mà hò đối đáp không được sử dụng.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNNgày xưa ở Huế, việc chuẩn bị Tết có từ nhiều tháng trước. Thậm chí có những món bánh, mứt làm từ mùa hè (mứt thơm) rồi đậy kín dán giấy bảo quản cho đến tết. Ngày 1 tháng chạp là ngày chính thức được bắt đầu chuẩn bị cho năm mới. Ngày này, Khâm Thiên giám làm và ấn loát xong lịch, ban phát cho dân. Lễ phát hành lịch này gọi là lễ Ban sóc.