Một bông hồng cho Hai Bà Trưng

16:34 10/04/2014

TRẦN VIẾT NGẠC

Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 hằng năm là ngày bông hồng lên ngôi. Bông hồng để tặng người yêu, tặng bạn gái, bông hồng cho mẹ, cho chị, cho cô giáo, cho nữ đồng nghiệp… nói chung là “một nửa nhân loại” được vinh dự nhận những bông hồng tuyệt đẹp! Nhưng, một bông hồng cho Hai Bà Trưng, hai nữ anh hùng đã đốt lên ngọn lửa bất khuất đầu tiên của dân tộc, thì không!

Hai Bà Trưng trong tranh giấy dó dân gian

Oái ăm ở chỗ là chúng ta kỷ niệm ghép ngày Hai Bà Trưng tử tiết ở dòng sông Hát ngày 6 tháng 02 âm lịch với ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 dương lịch.

Kỷ niệm ghép (sinh viên khoa Du Lịch của tôi còn cay đắng gọi là kỷ niệm khuyến mãi!) một ngày kỷ niệm dương lịch với một ngày kỷ niệm âm lịch là không ổn! Những ngày húy nhật của các danh nhân dân tộc trong lịch sử, của ông bà tổ tiên trong gia phả luôn luôn được ghi chép bằng ngày tháng âm lịch. Lễ hội lịch sử, lễ hội dân gian từ làng đến nước cũng được tổ chức theo ngày tháng âm lịch. Đó là truyền thống văn hoá dân tộc đã trải qua nghìn đời, khắc sâu vào ký ức, vào tâm linh dân tộc. Kỷ niệm Hai Bà Trưng vì thế phải nên tổ chức vào ngày truyền thống 6 tháng 2 âm lịch, không thể kỷ niệm vào một ngày tháng dương lịch!

Thứ đến, Hai Bà Trưng xứng đáng được chúng ta ghi ơn một cách khác hơn!

Henry Kissinger, trong cuốn hồi ký “Những năm ở Nhà trắng” đã có nhận định khá sâu sắc về truyền thống lịch sử của dân tộc ta. Rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc sinh ra với lòng tự trọng bẩm sinh, không chịu cúi đầu trước kẻ thù. Tinh thần bất khuất đó đã được un đúc và thử thách suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, nó thấm vào trong dòng máu của mỗi người Việt, khiến cho “Những anh hùng tứ xứ đã tìm đến đất nước hiền hoà đó, một đất nước rặt một màu xanh của rừng, của đồng ruộng và của biển, với mong muốn áp đặt lên đó một trật tự mới đã thất bại và nếu không nằm vĩnh viễn lại đó thì cũng ra đi với sự thất vọng não nề!”

Lòng tự trọng bẩm sinh, tinh thần bất khuất đó đã được khởi đầu với Hai Bà Trưng.

Lễ Kỷ niệm Hai Bà Trưng năm 1957 - (Ảnh tư liệu)


Dân tộc ta, sau thời đại Hùng Vương, đã chìm vào đêm dài nô lệ. Kể từ khi Triệu Đà xâm lược nước Âu Lạc của An Dương Vương năm 179 trước công nguyên cho đến khi Ngô Quyền đuổi được quân Nam Hán ra khỏi bờ cõi, xây dựng nền tự chủ (938) dân tộc ta đã trải qua một cuộc trường kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc suốt 1.117 năm!

Ai là người khởi đầu cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trường kỳ ấy? Thưa, Hai Bà Trưng.

Khi bị Triệu Đà xâm lược rồi sau đó bị nhà Hán đô hộ, dân tộc ta đang ở thời kỳ buổi đầu dựng nước. So với Trung Quốc đã thống nhất từ nhà Tần, Lạc Việt là một dân tộc nhỏ yếu hơn nhiều, có lẽ vì thế, cuộc khởi nghĩa đầu tiên đã diễn ra rất chậm. Gần hơn hai thế kỷ (219 năm), kể từ khi bị Nam Việt thôn tính rồi nhà Hán đô hộ, dân tộc ta mới đủ sức mạnh để quật khởi! Thời gian hơn tám thế hệ tưởng như có thể xoá đi vĩnh viễn dân tộc Lạc Việt thì may thay, Hai Bà Trưng đã cùng dân tộc trổi dậy đuổi được kẻ thù ra khỏi bờ cõi, dựng nên một nhà nước độc lập, tồn tại được ba năm (40 - 43).

Chúng ta, không ai không khỏi rùng mình, rúng động tâm can trước giả thiết “Nếu cuộc khởi nghĩa Mê Linh thất bại!” Thử ngẫm nghĩ mà xem, sau 219 năm bị ngoại thuộc, cuộc khởi nghĩa mới nổ ra, và nếu cuộc khởi nghĩa đó thất bại liệu có thể có cuộc khởi nghĩa thứ hai của Bà Triệu năm 248? Và cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đã thất bại! Liệu sau hơn bốn thế kỷ (179 - 248) mà dân tộc ta chưa một lần quật khởi thành công, có còn tinh thần và niềm hy vọng để tiếp tục khởi nghĩa? Và như thế, liệu có thể có thời đại Vạn Xuân trong lịch sử dân tộc?

Rùng mình, rúng động tâm can vì nếu cuộc khởi nghĩa Mê Linh thất bại thì dân tộc ta đã bị diệt vong, cùng chung số phận với các dân tộc trong cộng đồng Bách Việt. Vị cứu tinh của dân tộc Lạc Việt, đã khiến cho dân tộc tiếp tục quật khởi để xây dựng nên những triều đại độc lập về sau như Đại Việt và Đại Nam, góp mặt với thế giới hôm nay chính là Hai Bà Trưng.

Nếu cần chọn một vị anh hùng biểu trưng cho lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc suốt 1.117 năm ngoại thuộc thì không ai khác hơn là Hai Bà Trưng.

Với ba năm độc lập sau khi đốt lên ngọn đuốc bất khuất đầu tiên, Hai Bà đã để lại cho các thế hệ sau một bài học quý giá.

“Đoàn kết toàn dân tộc, quyết tâm giải phóng dân tộc để giành lại nền độc lập, thì sớm muộn dân tộc ta cũng thành công!”

Hai Bà đã thành công trong cuộc khởi nghĩa đầu tiên, đã xây dụng một nước độc lập sau hơn tám thế hệ sống dưới ách ngoại thuộc. Đó là một kinh nghiệm bằng vàng, đó là khởi đầu một niềm tin tất thắng cho các cuộc khởi nghĩa tiếp theo. Xin hãy dành một bông hồng cho Hai Bà Trưng trong ngày kỷ niệm ghép 8/3 vì Hai Bà Trưng xứng đáng với vạn bông hồng trong ngày kỷ niệm 6 tháng 2 âm lịch truyền thống.

T.V.N
(SDB12/03-14)







 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • LÊ QUANG THÁI

    Lễ cầu mưa hoặc cầu tạnh đều được gọi chung là lễ đảo vũ. Trong lịch sử có những năm hết cảnh nắng hạn đến mưa sa kéo dài.

  • TÔN THẤT BÌNH

    Trong các loại dân ca nghi lễ ở Huế (hò đưa linh, hát bả trạo, hát sắc bùa v.v...) hát hầu văn chiếm một vị trí riêng trong đời sống tâm linh của những người theo Thiên Tiên Thánh Giáo.

  • TRẦN LÂM BIỀN

    Một thực tế không thể phủ nhận là: Trong quá khứ và cả hiện tại việc thờ Mẫu trên đất Việt đã có một địa bàn khá rộng lớn.

  • LÊ AN PHƯƠNG

    Ngay từ thời sơ khai, con người ý thức về sự tồn tại vật chất - bản - thân - mình: có hai con người - linh hồn và thể xác. Con người thể xác có thể chết, nhưng con người linh hồn sẽ sống mãi!

     

  • PHAN NỮ  

    Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi nằm cách đất liền 15 hải lý, về phía Đông Bắc, gồm 1 đảo lớn (Cù Lao Ré), 1 đảo bé (Cù Lao Bờ Bãi), và hòn Mù Cu, vốn là bãi đá nhô cao nằm ở phía Đông đảo lớn. Huyện Lý Sơn hiện có 3 xã là An Hải, An Vĩnh và An Bình với tổng diện tích tự nhiên là 9,97 km2, dân số 18.924 người (năm 2015).

  • NGUYỄN VĂN UÔNG   

    Đổ xăm hường là thú chơi tao nhã xuất phát từ nội cung triều Nguyễn. Trò chơi này lan truyền dần ra các gia đình quan lại, quí tộc và người khá giả chốn kinh kỳ.

  • HOÀNG HUYỀN THANH - LÊ CHÍ QUỐC MINH

    Lễ hội truyền thống là hình thức sinh hoạt cộng đồng xuất hiện và gắn liền với quá trình phát triển của cộng đồng người, là một loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống tổng hợp, vừa độc đáo vừa phong phú.

  • Làng Đông Hồ (xã Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh) vốn nổi danh với nghề làm tranh dân gian, nhưng nay do nhu cầu đời sống mà hầu hết người dân chuyển sang làm vàng mã.

  • Rẽ thân rơm rạ, vờn trên mặt cỏ rồi lấy đà phóng mình vút lên… Những con diều từng phút, từng giây thay đổi, đan cải, biến ảo với muôn hình hài và sắc màu, rồi chậm rãi rót xuống mặt đất thanh âm trầm bổng. Ấy là thức quà của đồng nội, cũng là hào quang ước mơ của đời nông dân chân lấm, tay bùn.

  • Trong những ngày tháng ba này, hàng triệu con dân nước Việt không kể gần xa lại cùng nhau hướng về đất Phong Châu - Phú Thọ, thành kính, tưởng nhớ, tri ân tiên tổ.

  • Dù chưa tới ngày chính lễ (6-4) nhưng lượng du khách đổ về Lễ hội Đền Hùng 2017 tăng đột biến. Trước tình trạng này, BTC Lễ hội Đền Hùng đã đưa ra các khuyến cáo dành cho du khách về tham dự lễ hội năm 2017.

  • Ngày 3/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại sân khấu hồ Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì, Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2017 đã tổ chức Hội Sách đất Tổ năm 2017.

  • Nằm trong khuôn khổ Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng 2017, tối 1/4 (tức 5/3 âm lịch), Lễ hội dân gian đường phố Việt Trì năm 2017 do Ủy ban Nhân dân thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) tổ chức đã diễn ra tưng bừng tại quảng trường công viên Văn Lang và các tuyến đường của thành phố.

  • Năm nay, Lễ hội diễn ra trong 6 ngày (từ 1-6/4/2017 tức từ ngày 5-10/3 năm Đinh Dậu) với phần Lễ có nghi thức trang trọng, gồm Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân (bắt đầu từ 6h30 ngày 6/3 âm lịch) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ sẽ diễn ra buổi sáng cùng ngày.

  • Năm Đinh Dậu - 2017, giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng diễn ra trong 06 ngày, từ ngày 01 - 06/4/2017 (tức từ ngày 05 - 10/3 âm lịch) do UBND tỉnh Phú Thọ chủ trì và có sự tham gia góp giỗ của 4 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Thái Bình, Bình Phước và Bến Tre. Các hoạt động đều có quy mô lớn hơn, nội dung phong phú, đa dạng và có nhiều nét mới.

  • Ngày 21/3, tại xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã diễn ra Lễ hội Thành Bản Phủ năm 2017 gắn với Ngày hội Văn hóa - Thể thao - Du lịch các dân tộc huyện Điện Biên lần thứ VI.

  • Lễ hội được tổ chức từ xa xưa tới nay, không chỉ là pho sử ngàn đời được mở ra mỗi năm một lần để trao truyền cho các thế hệ, cố kết cộng đồng... mà còn là dịp bán sản phẩm nhà nông, trao đổi sản vật địa phương... Nhiều tiềm năng, giá trị của lễ hội đã được chú ý khai thác, đặc biệt là gắn lễ hội với phát triển du lịch, nhưng hiệu quả chưa cao.