LTS: - Tại sao chị làm thơ ?
Thùy Mai trả lời:
- Vì những giấc mơ nhỏ đôi khi giúp ta đủ sức đi hết những trớ trêu của cuộc đời này.
Thơ Trần Thùy Mai quyết liệt nhưng cũng không kém thơ mộng, ngọt ngào. Bạn đọc đã yêu thích những truyện ngắn tinh tế, nhân hậu của Trần Thùy Mai chắc cũng sẽ không kém phần ngạc nhiên, thú vị khi đọc thơ chị. Với 3 tập truyện ngắn đã xuất bản (Bài thơ về biển khơi; Cỏ hát, Thị trấn Hoa Quỳ Vàng) Trần Thùy Mai đã trở thành một cây bút có tên tuổi trong lớp nhà văn trẻ nước ta hiện nay. TCSH xin giới thiệu chùm thơ mới của chị.
TRẦN THÙY MAI
Cầm giữ
Anh là con ngựa hoang đồng vắng
Chẳng bao giờ chịu dừng chân
Bởi muốn cầm giữ anh
Em đã hóa ra bầu trời vô tận
Trời dang rộng vòng tay yên lặng
Trên đồng xanh ngựa ruổi đến vô cùng.
1989
Dấu ấn
Người đánh dấu vào ký ức tôi
Rồi thả tôi đi giữa trời cao đất rộng
Từ ấy tôi mang bản án chung thân
Vĩnh viễn chịu cầm tù trong cõi mộng.
Người đóng vào môi tôi
Con dấu sắt nung nóng đỏ
Như người nô lệ bị thích chữ trên vai
Suốt đời tìm cách chạy trốn
Nhưng số phận đã lặn sâu vào da thịt
Dòng chữ ấy chỉ phai mờ cùng cái chết.
1990
Và ngày ấy...
Và ngày ấy, ở trên đồng vắng
Lời tiên tri sẽ đến cùng ta
Nhắc nhở niềm tin về cây trái và hoa:
Đá là hoa, chỉ mọc lên từ đất
Rồi sẽ đến thời trái cây chín mọng
Trên bờ môi vị mát sẽ chan hòa.
Và ngày ấy, chìm trong năm tháng
Tình cờ thôi, anh sẽ nhớ về em
(Hình như có điều gì ta không thể nào quên)
... Có thể chỉ vu vơ một lúm đồng tiền
Còn sót lại trong mịt mù dĩ vãng
Hình ảnh quá xa xôi, nay chẳng còn thấy rõ.
Có thể là kỷ niệm ngày gặp nhau
Dù ký ức mong manh vụn vỡ
Không ngày ấy, ta còn chi để nhớ ?
Có thể là nỗi đau xót rụng rời trong quá khứ
Hay chính niềm tin về cây trái và hoa ?
Đá là hoa, phải mọc lên từ đất
Đã là yêu, phải tận cùng chân thực
Đã là em, chỉ rực sáng trong anh.
Cho dẫu đắng cay, cho dẫu ngọt lành
Ta từng đến, từng đi, từng vấp ngã
Từng đuổi bắt giữa chập chờn ảo ảnh
Những chân trời vừa đến đã dang xa
Nào ai biết vì sao trên cánh đồng tháng ba
Giữa cây lá căng thơm mùi nhựa ngọt
Anh và em,
cùng nhặt phải một nhành cỏ đắng ?
Và ngày ấy, ở trên đồng vắng
Lời sấm truyền theo gió cũng bay xa
Rồi sẽ đến thời trái cây chín rụng
...Bóng hình em khi ấy đã phai nhòa
T.T.M
(TCSH45/03-1991)
LÊ TẤN QUỲNH
PHẠM TẤN HẦU
NGÔ MINH
LÊ HUỲNH LÂM
TRẦN VÀNG SAO
LÊ THỊ MÂY
Nguyễn Thanh Văn sinh tại Huế, hiện sống ở Tp HCM. Anh đã xuất bản: Bài ca buồn gửi cố hương (2001), Lỡ hội trăng rằm (2004), Dự cảm (2011).
BẠCH DIỆP
NGUYỄN QUANG HÀ
HẢI BẰNG Tặng Nguyễn Khoa Điềm
LÊ THỊ MÂY
VÕ QUÊ
LGT: Ưng Bình Thúc Dạ Thị sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877 tại Vĩ Dạ, Huế. Là chắt nội của vua Minh Mạng, hoạn lộ hanh thông, nhưng có lẽ vốn cũng là cháu nội nhà thơ Tuy Lý Vương nên ông đắm đuối trải lòng với thi ca.
LGT: Thơ, có thể không phải là câu chữ, có thể chỉ dành cho một số rất ít, đặc biệt điều đó càng được khẳng định trong thời đại ngày nay. Điều đáng nói đã được tác giả diễn ngôn và thi ca là những gì còn lại phía bên trong mỗi tâm hồn, như một sự khải huyền của thế giới khác trao gửi chúng ta. Trong chừng mực nào đó, Bạch Diệp đã tiếp nhận âm hưởng của thi ca từ bên ngoài rào cản duy lý. Đó là phần tinh túy của thơ chỉ dành riêng cho những thi sĩ không bị chi phối ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Sông Hương giới thiệu ba bài thơ mới nhất của Bạch Diệp.
XUÂN HOÀNG
Năm 1813, Nguyễn Du trở lại Thăng Long, chuẩn bị cho chuyến đi sứ sang Trung Quốc, dưới triều Nguyễn. Bấy giờ Nguyễn Du đã ngoài 40 tuổi, đã chứng kiến sự thay đổi của ba triều đại phong kiến, sự đổ vỡ, tàn lụi của chính gia đình ông, một gia đình quan lại lớn, gắn bó với các triều đại ấy.
L.T.S: Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1942 ở Vỹ Dạ, Huế. Anh là một trong những sinh viên đầu tiên tham gia cách mạng ở Huế trong kháng chiến chống Mỹ.
HỒNG NHU
VIÊM TỊNH