LTS: - Tại sao chị làm thơ ?
Thùy Mai trả lời:
- Vì những giấc mơ nhỏ đôi khi giúp ta đủ sức đi hết những trớ trêu của cuộc đời này.
Thơ Trần Thùy Mai quyết liệt nhưng cũng không kém thơ mộng, ngọt ngào. Bạn đọc đã yêu thích những truyện ngắn tinh tế, nhân hậu của Trần Thùy Mai chắc cũng sẽ không kém phần ngạc nhiên, thú vị khi đọc thơ chị. Với 3 tập truyện ngắn đã xuất bản (Bài thơ về biển khơi; Cỏ hát, Thị trấn Hoa Quỳ Vàng) Trần Thùy Mai đã trở thành một cây bút có tên tuổi trong lớp nhà văn trẻ nước ta hiện nay. TCSH xin giới thiệu chùm thơ mới của chị.
TRẦN THÙY MAI
Cầm giữ
Anh là con ngựa hoang đồng vắng
Chẳng bao giờ chịu dừng chân
Bởi muốn cầm giữ anh
Em đã hóa ra bầu trời vô tận
Trời dang rộng vòng tay yên lặng
Trên đồng xanh ngựa ruổi đến vô cùng.
1989
Dấu ấn
Người đánh dấu vào ký ức tôi
Rồi thả tôi đi giữa trời cao đất rộng
Từ ấy tôi mang bản án chung thân
Vĩnh viễn chịu cầm tù trong cõi mộng.
Người đóng vào môi tôi
Con dấu sắt nung nóng đỏ
Như người nô lệ bị thích chữ trên vai
Suốt đời tìm cách chạy trốn
Nhưng số phận đã lặn sâu vào da thịt
Dòng chữ ấy chỉ phai mờ cùng cái chết.
1990
Và ngày ấy...
Và ngày ấy, ở trên đồng vắng
Lời tiên tri sẽ đến cùng ta
Nhắc nhở niềm tin về cây trái và hoa:
Đá là hoa, chỉ mọc lên từ đất
Rồi sẽ đến thời trái cây chín mọng
Trên bờ môi vị mát sẽ chan hòa.
Và ngày ấy, chìm trong năm tháng
Tình cờ thôi, anh sẽ nhớ về em
(Hình như có điều gì ta không thể nào quên)
... Có thể chỉ vu vơ một lúm đồng tiền
Còn sót lại trong mịt mù dĩ vãng
Hình ảnh quá xa xôi, nay chẳng còn thấy rõ.
Có thể là kỷ niệm ngày gặp nhau
Dù ký ức mong manh vụn vỡ
Không ngày ấy, ta còn chi để nhớ ?
Có thể là nỗi đau xót rụng rời trong quá khứ
Hay chính niềm tin về cây trái và hoa ?
Đá là hoa, phải mọc lên từ đất
Đã là yêu, phải tận cùng chân thực
Đã là em, chỉ rực sáng trong anh.
Cho dẫu đắng cay, cho dẫu ngọt lành
Ta từng đến, từng đi, từng vấp ngã
Từng đuổi bắt giữa chập chờn ảo ảnh
Những chân trời vừa đến đã dang xa
Nào ai biết vì sao trên cánh đồng tháng ba
Giữa cây lá căng thơm mùi nhựa ngọt
Anh và em,
cùng nhặt phải một nhành cỏ đắng ?
Và ngày ấy, ở trên đồng vắng
Lời sấm truyền theo gió cũng bay xa
Rồi sẽ đến thời trái cây chín rụng
...Bóng hình em khi ấy đã phai nhòa
T.T.M
(TCSH45/03-1991)
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI