Trong số những người cùng làm việc chung những năm đó, bên cạnh Lê Văn Ngăn, Ngụy Ngữ, Trần Phá Nhạc, Trần Đình Sơn Cước, Nguyễn Đông Nhật… vốn đã viết lách ít nhiều thì Trần Thị Tường Vy được biết đến như một nữ sinh viên trường Luật có giọng Huế đặc biệt, và là Giáng-Kiều của một họa sĩ.
Trần Thị Tường Vy (Tranh của họa sĩ Bửu Chỉ)
Có lẽ, lúc đó nếu có đọc được thơ Tường Vy tôi cũng không lấy làm ngạc nhiên. Tôi sẽ cho rằng, âu là cùng chia sẻ không khí sáng tạo đậm đặc của gia đình cô và những người bạn ở cơ quan.
Thế nhưng, phải đến gần 40 năm sau đó anh hoa mới phát tiết, Trần Thị Tường Vy làm thơ theo cách cô gìn giữ thế giới của mình. Đó là thế giới được vẽ lại bằng thứ ngôn ngữ giàu cảm xúc, những phong cảnh trữ tình của một miền cổ tích, “những con đường co rút lại thành những món đồ chơi của ký ức”. Vậy đó, thời gian có thể đẩy chúng ta xa dần tuổi trẻ, nhưng thơ ca sẽ làm chúng ta thay đổi được sắc màu không gian, mùa màng để “đêm hè miền nhiệt đới” luôn trở lại bên đời, như Trần Thị Tường Vy đã làm với thơ ca của mình.
Phạm Tấn Hầu giới thiệu
TRẦN THỊ TƯỜNG VY
Đường về lối cỏ chiều mưa
Anh có hứa đưa em về phía ấy
chẳng có ngọn núi nào nổi tiếng
chẳng có dòng sông nào trôi qua
có một chút gió trong trí tưởng
có một chút mây trong bồng bềnh
khi buổi chiều mới tới
cơn mưa đột ngột về
trút xuống dữ dội
làm tan đi tất cả nỗi niềm mong ước
nhen nhóm lên khi vừa thức dậy đầu ngày
nước mắt người ta chỉ vài ba giọt
cớ làm sao mưa trời lại quá nhiều
có cái gì là lằn ranh thương yêu
giữa những bước chân bước đi và dừng lại
của anh và của em
trên con đường ngắn ngủi
hướng về hoàng hôn
buổi chiều đẹp xinh quá đỗi
chỉ còn có vài con chim sẻ quấn quýt trước hiên nhà
bên lối cỏ xanh mềm mại
bấy giờ hình như đường sá co rút lại
thu mình nhỏ hẹp như cái hộp đồ chơi của trẻ con
không còn dung nổi hình bóng em và anh
kéo dài mãi tận cuối chân trời
Thời gian
Thời gian là một cái bình cổ
bất ngờ bị vỡ vụn
thành từng mảnh nhỏ
không đồng đều như những ngày hạnh phúc
cả một đời người
nhưng vẫn lấp lánh
óng ánh kiêu sa
như màu ngọc hiếm quý
ẩn giấu trong lòng đá
Thời gian cũng là trái cây
âm thầm rụng dưới ánh trăng
lặng lẽ rơi trong đêm tối
không có thứ nào bay ngược lên trời
Thời gian là tảng đá không thể tích
hình dạng chẳng đồng
khiêu vũ trên phận so le của kiếp người
giới hạn dường như chỉ trăm năm
quá dài so với một ngày buồn
mà cũng chỉ là chớp mắt nhóa lên trong vĩnh cửu
Có một vài con số
ghi bằng cổ tự
trong các vòng tròn rõ nét hoặc lờ mờ
không có ai biết
các con số bí ẩn
được viết ra tự bao giờ
âu cũng chỉ là giấc mơ đẹp
giữa một đêm hè miền nhiệt đới
(TCSH330/08-2016)
LÊ TẤN QUỲNH
PHẠM TẤN HẦU
NGÔ MINH
LÊ HUỲNH LÂM
TRẦN VÀNG SAO
LÊ THỊ MÂY
Nguyễn Thanh Văn sinh tại Huế, hiện sống ở Tp HCM. Anh đã xuất bản: Bài ca buồn gửi cố hương (2001), Lỡ hội trăng rằm (2004), Dự cảm (2011).
BẠCH DIỆP
NGUYỄN QUANG HÀ
HẢI BẰNG Tặng Nguyễn Khoa Điềm
LÊ THỊ MÂY
VÕ QUÊ
LGT: Ưng Bình Thúc Dạ Thị sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877 tại Vĩ Dạ, Huế. Là chắt nội của vua Minh Mạng, hoạn lộ hanh thông, nhưng có lẽ vốn cũng là cháu nội nhà thơ Tuy Lý Vương nên ông đắm đuối trải lòng với thi ca.
LGT: Thơ, có thể không phải là câu chữ, có thể chỉ dành cho một số rất ít, đặc biệt điều đó càng được khẳng định trong thời đại ngày nay. Điều đáng nói đã được tác giả diễn ngôn và thi ca là những gì còn lại phía bên trong mỗi tâm hồn, như một sự khải huyền của thế giới khác trao gửi chúng ta. Trong chừng mực nào đó, Bạch Diệp đã tiếp nhận âm hưởng của thi ca từ bên ngoài rào cản duy lý. Đó là phần tinh túy của thơ chỉ dành riêng cho những thi sĩ không bị chi phối ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Sông Hương giới thiệu ba bài thơ mới nhất của Bạch Diệp.
XUÂN HOÀNG
Năm 1813, Nguyễn Du trở lại Thăng Long, chuẩn bị cho chuyến đi sứ sang Trung Quốc, dưới triều Nguyễn. Bấy giờ Nguyễn Du đã ngoài 40 tuổi, đã chứng kiến sự thay đổi của ba triều đại phong kiến, sự đổ vỡ, tàn lụi của chính gia đình ông, một gia đình quan lại lớn, gắn bó với các triều đại ấy.
L.T.S: Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1942 ở Vỹ Dạ, Huế. Anh là một trong những sinh viên đầu tiên tham gia cách mạng ở Huế trong kháng chiến chống Mỹ.
HỒNG NHU
VIÊM TỊNH