Trong số những người cùng làm việc chung những năm đó, bên cạnh Lê Văn Ngăn, Ngụy Ngữ, Trần Phá Nhạc, Trần Đình Sơn Cước, Nguyễn Đông Nhật… vốn đã viết lách ít nhiều thì Trần Thị Tường Vy được biết đến như một nữ sinh viên trường Luật có giọng Huế đặc biệt, và là Giáng-Kiều của một họa sĩ.
Trần Thị Tường Vy (Tranh của họa sĩ Bửu Chỉ)
Có lẽ, lúc đó nếu có đọc được thơ Tường Vy tôi cũng không lấy làm ngạc nhiên. Tôi sẽ cho rằng, âu là cùng chia sẻ không khí sáng tạo đậm đặc của gia đình cô và những người bạn ở cơ quan.
Thế nhưng, phải đến gần 40 năm sau đó anh hoa mới phát tiết, Trần Thị Tường Vy làm thơ theo cách cô gìn giữ thế giới của mình. Đó là thế giới được vẽ lại bằng thứ ngôn ngữ giàu cảm xúc, những phong cảnh trữ tình của một miền cổ tích, “những con đường co rút lại thành những món đồ chơi của ký ức”. Vậy đó, thời gian có thể đẩy chúng ta xa dần tuổi trẻ, nhưng thơ ca sẽ làm chúng ta thay đổi được sắc màu không gian, mùa màng để “đêm hè miền nhiệt đới” luôn trở lại bên đời, như Trần Thị Tường Vy đã làm với thơ ca của mình.
Phạm Tấn Hầu giới thiệu
TRẦN THỊ TƯỜNG VY
Đường về lối cỏ chiều mưa
Anh có hứa đưa em về phía ấy
chẳng có ngọn núi nào nổi tiếng
chẳng có dòng sông nào trôi qua
có một chút gió trong trí tưởng
có một chút mây trong bồng bềnh
khi buổi chiều mới tới
cơn mưa đột ngột về
trút xuống dữ dội
làm tan đi tất cả nỗi niềm mong ước
nhen nhóm lên khi vừa thức dậy đầu ngày
nước mắt người ta chỉ vài ba giọt
cớ làm sao mưa trời lại quá nhiều
có cái gì là lằn ranh thương yêu
giữa những bước chân bước đi và dừng lại
của anh và của em
trên con đường ngắn ngủi
hướng về hoàng hôn
buổi chiều đẹp xinh quá đỗi
chỉ còn có vài con chim sẻ quấn quýt trước hiên nhà
bên lối cỏ xanh mềm mại
bấy giờ hình như đường sá co rút lại
thu mình nhỏ hẹp như cái hộp đồ chơi của trẻ con
không còn dung nổi hình bóng em và anh
kéo dài mãi tận cuối chân trời
Thời gian
Thời gian là một cái bình cổ
bất ngờ bị vỡ vụn
thành từng mảnh nhỏ
không đồng đều như những ngày hạnh phúc
cả một đời người
nhưng vẫn lấp lánh
óng ánh kiêu sa
như màu ngọc hiếm quý
ẩn giấu trong lòng đá
Thời gian cũng là trái cây
âm thầm rụng dưới ánh trăng
lặng lẽ rơi trong đêm tối
không có thứ nào bay ngược lên trời
Thời gian là tảng đá không thể tích
hình dạng chẳng đồng
khiêu vũ trên phận so le của kiếp người
giới hạn dường như chỉ trăm năm
quá dài so với một ngày buồn
mà cũng chỉ là chớp mắt nhóa lên trong vĩnh cửu
Có một vài con số
ghi bằng cổ tự
trong các vòng tròn rõ nét hoặc lờ mờ
không có ai biết
các con số bí ẩn
được viết ra tự bao giờ
âu cũng chỉ là giấc mơ đẹp
giữa một đêm hè miền nhiệt đới
(TCSH330/08-2016)
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI