Hưởng ứng cuộc thi “Sáng tác lời mới dựa trên các bài bản Ca Huế” năm 2021
Bài thơ “Ngẫm sự đời” của vua Tự Đức - Ảnh: vannghequangtri
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Phú lục
Ông Hoàng Thi Sĩ
Với, với đời mấy, mấy câu thơ,
Sự đời(*), thoáng đến là còn mơ,
Hồn lai láng, đến bây giờ,
Dại khôn, ý riêng đợi chờ,
Đày đọa, từng câu từ,
Khiêm Cung lặng thời cuộc xa,
Bi Đình vắng, gió ngân nga,
May có thơ này,
Nói theo cùng xưa xa.
Mai kia rõ, cao xanh ngát hương,
Lòng bận lòng thêm vương,
Ngai đường bệ vẫn ngỡ màng,
Đây thi phú thắm riêng mang.
Ai oán chi thân,
Có thi đàn cao sang,
Ngai vua giờ vẫn, giờ mênh mang.
Biết, có, biết, nào thấy ai người,
Mịt mờ bóng trăng cuộc đời,
Chỉ còn phú thi là nguồn vui,
Nét đong đầy thi tứ,
Chẳng giờ vơi!
----------------------------
(*) Hoàng đế Tự Đức có bài thơ chữ Nôm Ngẫm sự đời nổi tiếng: Sự đời ngẫm nghĩ, nghĩ mà ghê/ Sống gửi rồi ra lại thác về/ Khôn dại cùng chung ba tấc đất/ Giàu sang chưa chín một nồi kê/ Tranh giành trước mắt mây tan tác/ Đày đọa sau thân núi nặng nề/ Thử đến hỏi tiên, tiên chẳng biết/ Gượng làm chút nữa để mà nghe.
Tứ đại cảnh
Nhớ Hùng Binh Hoàng Sa
Ra đi cùng,
Hoàng Sa gió,
Khơi xa kể,
Cuộc thế muôn trùng.
Con sóng xa dâu bể,
Đà tiễn gió khơi cùng.
Xuôi rộng buồm này ngậm gió vươn,
Hẹn với nước tuôn.
Đem chí này căng gió giội, mưa bão bùng buông.
Con nước mênh mông thiệt,
Dồn dập nơi bao nơi.
Bây giờ trời,
Cùng gió tả mưa tơi theo Hải Đội1 xa khơi.
Mưa trắng nhòa,
Câu ước nguyện, mong thuận buồm xuôi.
Trong gió mưa nguy hiểm, hò dô hò… cất… lên.
Sóng dập dồn, thuyền thêm mối hiểm nguy,
Gào vang bão nổi thêm.
Người muôn người,
Neo mình với trùng khơi.
*
Sá chi tơi bời!
Chiếu vua ban2 đặng, nằng nặng muôn lời,
Ra ngoài đảo ngàn nơi.
Hùng hùng binh. Muôn đời. Gió Trường Sa.
*
Máu xương đất hòa.
Đến nay, đến nay còn mặn,
Hồn đậm, hồn đậm khơi muôn xa.
Thấm theo… sóng xô… muôn trùng.
Mây chan hòa, nhắc nhở Hoàng Sa…
Gió quanh trời, nhắn gửi Trường Sa…
---------------------------
1. Hải đội Hoàng Sa (Hoàng Sa Đội) do vương quyền các chúa Nguyễn lập ra để khai thác và giám sát khu vực quần đảo Hoàng Sa.
2. Các hoàng đế thời Nguyễn từng ban hành, phê chuẩn các chỉ dụ nhằm xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
(TCSH394/12-2021)
LÊ TẤN QUỲNH
PHẠM TẤN HẦU
NGÔ MINH
LÊ HUỲNH LÂM
TRẦN VÀNG SAO
LÊ THỊ MÂY
Nguyễn Thanh Văn sinh tại Huế, hiện sống ở Tp HCM. Anh đã xuất bản: Bài ca buồn gửi cố hương (2001), Lỡ hội trăng rằm (2004), Dự cảm (2011).
BẠCH DIỆP
NGUYỄN QUANG HÀ
HẢI BẰNG Tặng Nguyễn Khoa Điềm
LÊ THỊ MÂY
VÕ QUÊ
LGT: Ưng Bình Thúc Dạ Thị sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877 tại Vĩ Dạ, Huế. Là chắt nội của vua Minh Mạng, hoạn lộ hanh thông, nhưng có lẽ vốn cũng là cháu nội nhà thơ Tuy Lý Vương nên ông đắm đuối trải lòng với thi ca.
LGT: Thơ, có thể không phải là câu chữ, có thể chỉ dành cho một số rất ít, đặc biệt điều đó càng được khẳng định trong thời đại ngày nay. Điều đáng nói đã được tác giả diễn ngôn và thi ca là những gì còn lại phía bên trong mỗi tâm hồn, như một sự khải huyền của thế giới khác trao gửi chúng ta. Trong chừng mực nào đó, Bạch Diệp đã tiếp nhận âm hưởng của thi ca từ bên ngoài rào cản duy lý. Đó là phần tinh túy của thơ chỉ dành riêng cho những thi sĩ không bị chi phối ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Sông Hương giới thiệu ba bài thơ mới nhất của Bạch Diệp.
XUÂN HOÀNG
Năm 1813, Nguyễn Du trở lại Thăng Long, chuẩn bị cho chuyến đi sứ sang Trung Quốc, dưới triều Nguyễn. Bấy giờ Nguyễn Du đã ngoài 40 tuổi, đã chứng kiến sự thay đổi của ba triều đại phong kiến, sự đổ vỡ, tàn lụi của chính gia đình ông, một gia đình quan lại lớn, gắn bó với các triều đại ấy.
L.T.S: Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1942 ở Vỹ Dạ, Huế. Anh là một trong những sinh viên đầu tiên tham gia cách mạng ở Huế trong kháng chiến chống Mỹ.
HỒNG NHU
VIÊM TỊNH