Trang thơ Lãng Hiển Xuân

08:49 29/04/2021

Nhà văn Lãng Hiển Xuân, tên thật là Nguyễn Xuân Hiển, hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, cộng tác viên của Tạp chí Sông Hương, anh mất vào ngày 01/4/2021.
Tạp chí Sông Hương thành kính chia buồn cùng gia đình và bằng hữu của nhà văn.
Trân trọng giới thiệu đến bạn đọc chùm thơ của nhà văn Lãng Hiển Xuân.
SH

Nhà văn Lãng Hiển Xuân ký tặng sách trong buổi giới thiệu tập truyện ngắn "Điểm nhìn" của anh năm 2012 - Ảnh: Nguyễn Thượng Hiển

LÃNG HIỂN XUÂN


Mắt biển

Đêm
Những ánh lân tinh ma quái
Vỗ vào bờ đêm
Con còng già thảng thốt
Chạy trốn thời gian
Những lớp sóng của muôn năm ào lên xóa dấu.


Ngày
Những tia nắng bình minh
Dát lên mặt nước
Ánh vàng của cả một trời giả tạm
Lấp lánh buồn
Và luôn luôn lấp lánh...


Ta
Kẻ lạc loài tìm về quá khứ
Hay đang lạc bước đến với một tương lai
Những dấu chân sải dài trên cát
Để thấy bóng mình dài
Dài hơn cả bóng thời gian.



Em và suối

Những hòn đá cuội đuổi nhau
xuôi về cuối núi
Nước cũng chạy theo
Loang loáng thân phận những
con người
Cuồn cuộn theo từng bọt nước...


Ta cũng đuổi theo những
gâm gấp bước chân em
Cơn mưa rừng chợt nhiên
chặn lại
Núi rừng vẫn an nhiên đồng lõa
Hụt hơi ta trước hùng vĩ của
cuộc tình.


Bờ sát bờ mà sao em và ta
nhòe bóng
Tiếng suối reo khắc khoải róc
rách một niềm yêu
Những phiến đá vô tri đành chịu
oằn mình rêu mốc
Và nước...
cứ miệt mài chảy về phía
bình yên.


Những chỉ dấu xưa giờ đã trở
thành quá khứ
Mặc lũ côn trùng chim chóc
nhắc nhở ngày đêm
Vết khắc hằn lên đá
Cũng không thể nào giải mã nổi
thời gian.


Chỉ còn ta và em
Cuộn vào nhau trong tiếng
giao hòa tinh khiết
Mạch nguồn nào rồi cũng vẫn
chảy hoài da diết
Xuôi về phía bình yên.



Biển

Chiều Vũng Tàu đi xuyên qua
mắt lưới
Hắt con cá cuối cùng
Vẫy vùng lên trên mặt cát
Lặng yên bên bờ vắng
Chỉ còn
Lão ngư ánh mắt buồn
Trao gửi gì cho một tương lai...


Bao thế hệ đã đi qua
Trong những tiếng gào thét
Trong bão giông tố lốc
Trong miệt mài con sóng vỗ
Trong vỏ ốc của cả ngàn năm...


Em buồn gì vẫn hoài xe cát
Lặng cả một đời sao chẳng nghe
được tiếng của ngàn khơi.




Vệt nhớ

Vệt nhớ đi qua thời gian
để lại một khoảnh khắc hoang tàn
trong trí nhớ
nụ hôn giấu trong hơi thở
hóa đá trên sườn đồi non...


Vệt nhớ đi qua không gian
hàng cây rùng mình
trút xuống vô vàn chiếc lá
những chiếc lá
vàng vọt - xạc xào
bay trong gió
lời yêu cuốn theo...


Vệt nhớ đi qua tôi và em
rồi về đâu?
những ký tự vô hồn
cứ lả lơi lăn lóc
trong công viên, trên thảm cỏ
trên cả những chiếc ghế đá
để thời gian - không gian
và tất cả
chỉ là hư ảnh
bay qua thành phố đêm...


(TCSH386/04-2021)




 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nhà thơ Mạnh Lê - Tổng Biên tập Tạp chí Xứ Thanh - mất tháng 4 năm 2008. Tạp chí Sông Hương kính thành chia buồn cùng gia đình và thân quyến anh!

  • LGT: Tôi được Giáo sư Nguyễn Khắc Phi tặng quyển “Cụ Hoàng Niêm đất Hương Sơn” do NXB Thuận Hoá phát hành ở Huế năm 2007 nên tôi đã có may mắn được thưởng thức những bài thơ của cụ Nguyễn Khắc Niêm, một vị tiến sĩ trước kia đã từng giữ chức Phủ Doãn Thừa Thiên và sau này là uỷ viên chấp hành Liên Việt Liên khu IV. Đọc sách này tôi được hiểu thêm về tài đức, nhân cách của vị nhân sĩ yêu nước này. Sự ngưỡng mộ cuộc đời cụ đã khiến tôi mải mê hoạ lại những bài thơ của cụ. Dưới đây là những bài thơ hoạ kèm theo những bài nguyên tác tương ứng.

  • LTS. Sau mấy chục năm phiêu bạt, cuối năm 2002, Giáo sư Nguyễn Khắc Dương trở về Huế là nơi ông đã sống thời trẻ. Trong cuộc đời hơn 80 năm của mình, ông đã sắm nhiều “vai”: Trước 1975 là Q. Khoa trưởng Văn - Triết Đại học Đà Lạt; những năm gần đây, nhiều người lại biết ông với tư cách dịch giả bộ tiểu thuyết “Vạn Xuân” đồ sộ viết về Nguyễn Trãi của nữ văn sĩ Pháp Yveline Féray; ông từng được mời đến giảng về Ki tô giáo ở Trường viết văn Nguyễn Du… Mới đây, trên Tạp chí “Văn hoá nghệ thuật” (số 2-2008) nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thuý lại gọi ông là “Người tìm mình qua những xung đột văn hoá”. Sông Hương giới thiệu chùm thơ trích từ bản thảo (chưa in) của ông – một bài thơ Đường tiêu biểu cho giọng điệu dí dỏm, châm biếm của một ông “đồ Nghệ” và hai bài thơ hoạ đậm chất trữ tình.

  • tôi chẳng có gì để lại cho emđêmtiếng dế giun râm ran vách tốicó một hang sâuhạt lửa xanh và ký ức!

  • Gió cát hồn quê luồn bậu cửaCHút mỏi mòn thầm lặng bóng xưaLửa như bàn tay xoa ký ứcHương ngày cũ rực hồng trong mưa

  • Qua cơn mưa dài xứ HuếHoàng hôn ủ nắng bên trờiMây trôi ngọn nguồn hư huyễnRu hồn cỏ đá rêu phong

  • Tặng nhà thơ, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sau một cơn bạo bệnh

  • Sông chảy đời sôngĐôi bờ tiễn biệtĐôi bờ không hay biếtĐôi bờ phụng sự song đôi.

  • Những ý nghĩ chẳng còn cảm giác được bấu víuLên chiếc cửa thông gió của trái timThành phố như chiếc thảm đen đồng loãChạm bóng ai cũng vô tình.

  • Tôi tìm theo lông ngỗngLạc vào quán rượu chiềuLông ngỗng nào có thấy...Người bên người liêu xiêu

  • Ngỡ như sáu bề toàn nướcDưới trên phải trái trước sauTrên bờ hai bên khó hợpDưới đầm một dễ thuyền mau...

  • Ơ hờ gió ơ hờ mâyta xênh xang lướt trọn ngày Tam Giangchiều buông tím cửa Thuận Annhấp nhô cát trắng thời gian vô thường

  • ...Ngày ơi ngày ngày  mong manh quá Người bỏ ta đi hạ trắng rồi...

  • LTS: Một tác giả viết văn xuôi nhưng “nhảy” sang thơ với bước chân khá vững vàng. Thơ Nguyên Quân không màu mè. Anh nhìn thẳng sự vật như nhìn vào chính bản thân mình. Nguyên Quân diễn đạt nỗi buồn bằng trái tim thi sĩ. Đằng sau cái tưởng như bất cần, hoang mang, là một nỗi yêu đời, yêu người day dứt, trĩu nặng. Nguyên Quân là hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế.

  • Mây bên trời hào phóngThay áo mới dâng đờiNghe quê xưa đồng vọngLời mẹ ru xa vời

  • Trăng treo đầu núilạnh câyMắt đêm rung nhẹRớt đầy giọt sương

  • Quý tặng chị Quỳnh, tác giả mở đầu loại tranh bằng hoa lá ép

  • NHỤY NGUYÊN“... là một dạng linh hồn nghiệp thức, thơ cũng cần phải Tu để khai ngộ bản thể của linh hồn náu tạm trong những hư danh huyễn ảo”.

  • Sương khuya HuếVề đan nghiêng thềm lạnhThoáng dáng người sau rèm lặng chờ trăng

  • Ơi con sông xanh màu lục diệpThạch xương bồ vương hương trong rong!Ai đã uốn những đường cong tuyệt đẹp Trên lối về châu Hoá nét thong dong?