Nhà văn Lãng Hiển Xuân, tên thật là Nguyễn Xuân Hiển, hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, cộng tác viên của Tạp chí Sông Hương, anh mất vào ngày 01/4/2021.
Tạp chí Sông Hương thành kính chia buồn cùng gia đình và bằng hữu của nhà văn.
Trân trọng giới thiệu đến bạn đọc chùm thơ của nhà văn Lãng Hiển Xuân.
SH
Nhà văn Lãng Hiển Xuân ký tặng sách trong buổi giới thiệu tập truyện ngắn "Điểm nhìn" của anh năm 2012 - Ảnh: Nguyễn Thượng Hiển
LÃNG HIỂN XUÂN |
Mắt biển
Đêm
Những ánh lân tinh ma quái
Vỗ vào bờ đêm
Con còng già thảng thốt
Chạy trốn thời gian
Những lớp sóng của muôn năm ào lên xóa dấu.
Ngày
Những tia nắng bình minh
Dát lên mặt nước
Ánh vàng của cả một trời giả tạm
Lấp lánh buồn
Và luôn luôn lấp lánh...
Ta
Kẻ lạc loài tìm về quá khứ
Hay đang lạc bước đến với một tương lai
Những dấu chân sải dài trên cát
Để thấy bóng mình dài
Dài hơn cả bóng thời gian.
Em và suối
Những hòn đá cuội đuổi nhau
xuôi về cuối núi
Nước cũng chạy theo
Loang loáng thân phận những
con người
Cuồn cuộn theo từng bọt nước...
Ta cũng đuổi theo những
gâm gấp bước chân em
Cơn mưa rừng chợt nhiên
chặn lại
Núi rừng vẫn an nhiên đồng lõa
Hụt hơi ta trước hùng vĩ của
cuộc tình.
Bờ sát bờ mà sao em và ta
nhòe bóng
Tiếng suối reo khắc khoải róc
rách một niềm yêu
Những phiến đá vô tri đành chịu
oằn mình rêu mốc
Và nước...
cứ miệt mài chảy về phía
bình yên.
Những chỉ dấu xưa giờ đã trở
thành quá khứ
Mặc lũ côn trùng chim chóc
nhắc nhở ngày đêm
Vết khắc hằn lên đá
Cũng không thể nào giải mã nổi
thời gian.
Chỉ còn ta và em
Cuộn vào nhau trong tiếng
giao hòa tinh khiết
Mạch nguồn nào rồi cũng vẫn
chảy hoài da diết
Xuôi về phía bình yên.
Biển
Chiều Vũng Tàu đi xuyên qua
mắt lưới
Hắt con cá cuối cùng
Vẫy vùng lên trên mặt cát
Lặng yên bên bờ vắng
Chỉ còn
Lão ngư ánh mắt buồn
Trao gửi gì cho một tương lai...
Bao thế hệ đã đi qua
Trong những tiếng gào thét
Trong bão giông tố lốc
Trong miệt mài con sóng vỗ
Trong vỏ ốc của cả ngàn năm...
Em buồn gì vẫn hoài xe cát
Lặng cả một đời sao chẳng nghe
được tiếng của ngàn khơi.
Vệt nhớ
Vệt nhớ đi qua thời gian
để lại một khoảnh khắc hoang tàn
trong trí nhớ
nụ hôn giấu trong hơi thở
hóa đá trên sườn đồi non...
Vệt nhớ đi qua không gian
hàng cây rùng mình
trút xuống vô vàn chiếc lá
những chiếc lá
vàng vọt - xạc xào
bay trong gió
lời yêu cuốn theo...
Vệt nhớ đi qua tôi và em
rồi về đâu?
những ký tự vô hồn
cứ lả lơi lăn lóc
trong công viên, trên thảm cỏ
trên cả những chiếc ghế đá
để thời gian - không gian
và tất cả
chỉ là hư ảnh
bay qua thành phố đêm...
(TCSH386/04-2021)
TRẦN HOÀNG PHỐ
HẢI BẰNG
PHẠM TẤN HẦUKhúc hát nhỏ gởi thành phố của tôi
Võ Quê sinh năm 1948 tại An Truyền, Hương Phú, Bình Trị Thiên. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Võ Quê làm thơ từ năm 16 tuổi và có thơ in trên các sách báo văn nghệ tiến bộ ở miền Nam từ năm 1968. Nguyên là trưởng ban báo chí Tổng hội sinh viên Huế, anh đã bị ngụy quyền bắt giam ở Côn Đảo năm 72 và năm 73 được thả, thoát ly lên chiến khu. Anh là một nhà thơ được quần chúng yêu mến trong phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh miền Nam.
TRẦN HOÀNG PHỐ Để tưởng nhớ nhà thơ Ngô Kha và Trần Quang Long đã hy sinh
TRẦN VÀNG SAO
LÊ VĂN NGĂN
VĨNH NGUYÊNDòng sông cảm nhận
PHẠM NGUYÊN TƯỜNGCà phê với bạn thơ ở Sài gòn
FAN TUẤN ANHĐoản khúc số 56
LÂM THỊ MỸ DẠThiên thạch
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG Kính tặng Hà Nội - Trái tim
THÁI NGỌC SANHà Nội của tôi
HỒNG NHUNhặt được ở sổ tay 1
PHẠM TẤN HẦU Để nhớ TNS“tiếng thét trong bóng đêm mới mẻ, chỉ cần hát và chỉ cần khóc” J.BRODSKY
NGUYỄN KHẮC THẠCHNgón trăng1
LTS: Tại nhà thờ họ Lê của làng Mỹ Lợi, huyện Phú Lộc, vào tháng 10 năm 1950 đã diễn ra Hội nghị Họp ban thành lập Hội Văn nghệ Thừa Thiên, đánh dấu sự ra đời sớm nhất của một hội văn nghệ địa phương trong cả nước. Kỷ niệm 60 năm sự kiện đầy thiêng liêng và ý nghĩa ấy, những ngày tháng Tám, Trại sáng tác Về Nguồn đã được Hội LH VHNT tổ chức ngay tại mảnh đất Mỹ Lợi.
LTS: Đào Tấn (1845-1907) nhà thơ, nghệ sĩ tuồng xuất sắc. Ông đã ở Huế nhiều năm, viết nhiều vở tuồng có giá trị trong văn học sử Việt Nam. Cảnh sắc thiên nhiên và con người Huế cũng là nguồn cảm hứng của thơ, từ của ông. Chúng tôi xin giới thiệu một số thơ, từ của Đào Tấn viết về miền đất sông Hương qua bản dịch của nhà nghiên cứu tuồng Vũ Ngọc Liễn.
LÊ VĨNH THÁIKhi chúng ta không là của nhau
LTS: Ngô Minh sinh ngày 10-9-1949 tại An Thủy, Quảng Bình. Bắt đầu in thơ từ năm 1975. Được giải thưởng thơ hay báo Nhân dân 1978…Ngô Minh đã từng là bộ đội chiến đấu ở chiến trường miền Nam nhiều năm, vì thế thơ anh viết về nhiều đề tài cuộc sống, nhưng vẫn mang đầy hơi thở của một người lính: sâu đằm, bỏng cháy…