Nguyên Quân - Lê Tấn Quỳnh - Thiệp Đáng
NGUYÊN QUÂN
Ngày ở làng chài Lăng Cô
Ở nơi đây không nghe tiếng sóng dữ gầm
Làng chài ngủ yên khi trăng về treo đầu núi
Biển hân hoan níu chân mênh mông đầm phá
Kiếm chút ngọt lòng quên mặn chát đầu môi
Làng vẫn nghiêng mình bên những mạn thuyền xa
Hải Vân chiều sương neo trong vịnh vắng
Con chim nhỏ lạc đàn ẩn cư bên ghềnh đá
Bất chợt hót vang theo nhịp vỗ thần triều
Ở nơi đây làng xanh dưới tán dừa tán mít
Em ra bờ khe giặt hết bụi trần gian
Nước vẫn trong veo như ánh mắt người ẩn sĩ
Vẫn ngàn năm gối đầu trên đá ngủ say
Ngày hong phơi những mảnh lưới bạc màu
Thời gian chậm như chiếc thoi trên tay ngư phủ
Giăng đều lại những ô vuông chia bầu trời nắng hạ
Sự gân guốc vô tình ký xướng khúc hải hành ca
Vòng cung núi ôm làng chài như đôi tay mẹ
Rừng non xanh nắm níu biển biếc xanh
Chiều rộn nở tiếng cười trên những khoan thuyền đầy cá
Buổi cơm chiều loang khói ấm tận khơi xa
LÊ TẤN QUỲNH
Ngày Lăng Cô chợt nhớ
Những con sóng cứ trổ bông trắng xóa
Ngày người đàn bà gánh nỗi buồn về biển
Mơ cuộc mơ khói sương
Mà trễ tràng mắt thuyền ngày giông ngái ngủ
Có cuộc tang bồng nào trở mùa rưng rức
Khi người đàn bà buộc mình tình tang gió bấc
Nơi ràng rụa bàn tay anh
Nơi rành rụa ánh mắt anh
Nơi ràng rụa nỗi nhớ anh
Và ràng rụa cái màu xanh anh đã mất
Như những nụ yêu tím bên triền đèo thao thức.
Ngày người đàn bà gánh nỗi buồn về biển
Để biển mặn lên chần chật nỗi đời
Anh đi qua lẳng lặng em
Đến sợi tóc cũng cô đơn mê miết
Và anh
Chỉ còn một mùa nào xanh biếc...
THIỆP ĐÁNG
Vẻ đẹp Lăng Cô
Điệu slow ru ngủ những ghềnh đá
Sự êm dịu chậm rãi của sóng biển
Và những chiếc hài thuyền lửng lơ
Như không biết về đâu
Điệu slow ơi điệu slow
Vừa đủ ngân vừa đủ vọng
Những chiếc hài thuyền ơi những chiếc hài thuyền
Trong màn sương kiêu kỳ trắng mỏng
Và mơ mộng vẫn đơm nồng ý biển
Chiếu hình lên ô cửa những toa đời
Như người yêu thủy chung trìu mến
Như em kề bên trang thơ tôi!
Em nghiêng ngó mỗi câu vần một thuở
Rồi thôi thôi theo ngày tháng băng đi
Nhưng giờ đây cũng đơm nồng ý biển
Và tiếng chim như hối thúc ôm ghì
Lăng Cô! Lăng Cô! Lăng Cô!
Vẻ đẹp gửi ở lòng khách lãng du
Vẻ đẹp giết chết thi sĩ
Lúc bình minh còn trăn trối sa mù
Và trên chuyến mùa xuân em qua đây
Nghe giấc đá chìm sâu thăm thẳm
Và linh hồn em như ướm thử những chiếc hài thuyền
Cho tình tôi mở lối xanh ngàn dặm
(SHSDB33/06-2019)
LÊ TẤN QUỲNH
PHẠM TẤN HẦU
NGÔ MINH
LÊ HUỲNH LÂM
TRẦN VÀNG SAO
LÊ THỊ MÂY
Nguyễn Thanh Văn sinh tại Huế, hiện sống ở Tp HCM. Anh đã xuất bản: Bài ca buồn gửi cố hương (2001), Lỡ hội trăng rằm (2004), Dự cảm (2011).
BẠCH DIỆP
NGUYỄN QUANG HÀ
HẢI BẰNG Tặng Nguyễn Khoa Điềm
LÊ THỊ MÂY
VÕ QUÊ
LGT: Ưng Bình Thúc Dạ Thị sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877 tại Vĩ Dạ, Huế. Là chắt nội của vua Minh Mạng, hoạn lộ hanh thông, nhưng có lẽ vốn cũng là cháu nội nhà thơ Tuy Lý Vương nên ông đắm đuối trải lòng với thi ca.
LGT: Thơ, có thể không phải là câu chữ, có thể chỉ dành cho một số rất ít, đặc biệt điều đó càng được khẳng định trong thời đại ngày nay. Điều đáng nói đã được tác giả diễn ngôn và thi ca là những gì còn lại phía bên trong mỗi tâm hồn, như một sự khải huyền của thế giới khác trao gửi chúng ta. Trong chừng mực nào đó, Bạch Diệp đã tiếp nhận âm hưởng của thi ca từ bên ngoài rào cản duy lý. Đó là phần tinh túy của thơ chỉ dành riêng cho những thi sĩ không bị chi phối ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Sông Hương giới thiệu ba bài thơ mới nhất của Bạch Diệp.
XUÂN HOÀNG
Năm 1813, Nguyễn Du trở lại Thăng Long, chuẩn bị cho chuyến đi sứ sang Trung Quốc, dưới triều Nguyễn. Bấy giờ Nguyễn Du đã ngoài 40 tuổi, đã chứng kiến sự thay đổi của ba triều đại phong kiến, sự đổ vỡ, tàn lụi của chính gia đình ông, một gia đình quan lại lớn, gắn bó với các triều đại ấy.
L.T.S: Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1942 ở Vỹ Dạ, Huế. Anh là một trong những sinh viên đầu tiên tham gia cách mạng ở Huế trong kháng chiến chống Mỹ.
HỒNG NHU
VIÊM TỊNH