Trang thơ đầu tay 9-84

09:24 07/12/2010
(CLB Văn học Thanh niên Huế)

Ảnh: TL

MAI NGUYÊN


Lời của dòng sông


Không thể có muôn đời bát ngát
Một màu như ý nghĩ của anh
Cái nhìn lạnh lùng
Đã quẳng xuống dòng sông hàng tấn đá
Một con mắt đinh
Nhìn độ trong phải xuyên thấu đáy
Làm sao biết nông sâu
Khi anh tự đo lấy một lần
Phải tấm thật lâu, bơi, ngụp
Lặn và uống nữa kia, anh
Mới thấy hết vị của nước một dòng sông
Dòng sông nhiều tôm cá
Nhưng người chài lưới vụng về không bắt được một con nào cả
Chỉ là nước thôi
Mà mang được tất cả
Những con thuyền rất nặng
Nếu chỉ nhìn trên mặt
Anh sẽ thấy
Dòng sông
Nhiều rác rưởi
Đêm
Không đen
Sông
Có những ngọn đèn
Những ngọn đuốc
Chảy giữa lòng
Nước và nước.



TRẦN THỊ KIM OANH


Bài ca mùa xuân

(Kính tặng các chiến sĩ đồn biên phòng Cửa Tùng)

Mùa xuân của em, mùa xuân của anh
Lũ chim sẻ líu chíu gọi nhau về bên cửa sổ
Ở nơi ấy em cắm bông hồng đỏ
Cả cư xá bận rộn trong mùa thi

Mùa xuân của anh, mùa xuân của em
Đồn biên phòng như chiếc tổ chim ưng đứng cheo veo trên vách đá
Gió đại dương về nói với em bao điều mới lạ
Những con sóng nở xòe như những cánh hoa xuân

Mùa xuân của em, mùa xuân của anh
Tàu thống nhất đưa em về bên mẹ
Mẹ vẫn mừng tuổi cho em như thời thơ bé
Cha vẫn gói cho em chiếc bánh chưng con

Mùa xuân của anh, mùa xuân của em
Đêm giao thừa cha đọc lá thư anh viết về từ đồn biên phòng ấy
Những dòng chữ ấm nồng như lửa cháy
Như những mầm xuân tô sắc cho đời

Anh ở phương xa nơi nối đất với trời
Đại dương xanh thẳm nối với trời cao rộng
Những mầm non đang cựa mình, bật lên sức sống
Cả mùa xuân làm nền cho dáng đứng của anh

Mùa xuân này anh không về bên mẹ
Nhưng mẹ vẫn mừng tuổi, cha vẫn gói bánh nhỏ cho anh
Mẹ vẫn coi chúng ta như hồi tấm bé
Đứa con nào cha cũng quý, cũng thương

Mùa xuân này anh canh giữ quê hương.



NGÔ THU HỒNG


Tâm sự của dòng suối


Sông ơi có lúc nào
Không nghĩ về biển cả
Nơi sông từ trăm ngả
Cuộn nối dòng yêu thương

Có lúc nào vấn vương
Sông nghĩ về suối nhỏ
Ngày xa xưa nơi đó
Suối chuyển mình về xuôi

Thầm lặng tự bao đời
Chắt chiu từng giọt nước
Nhưng nào ai biết được
Suối cạn lòng vì sông

Anh ơi còn nhớ không
Những ngày đầu bỡ ngỡ
Bàn tay em nâng đỡ
Từng nụ hồng xinh xinh

Năm tháng đến vô tình
Em như dòng sông ấy
Ồn ào như sóng dậy
Trải tâm hồn mênh mang

Có bao giờ chứa chan
Sông nghĩ về suối cũ
Nơi sông thường ấp ủ
Những ước mơ thuở nào?

                       
20-11-83

(9/10-84)




Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Phùng Sơn - Lê Viết Tường - Hồ Huệ

  • NGUYỄN MINH VŨKhông biết từ lúc nào, cứ đi ngang qua ngôi nhà ấy, giọng Liên lại lảnh lót vang lên. Cũng không biết tiếng “bố” xa lạ ấy trở nên quen thuộc với Liên từ khi nào. Bác có nhiều con trai - Liên không ngượng, các anh ấy đều ở xa.

  • LAM HOÀNG GIANG Khoảng rừng và ngọn gió

  • PHÙNG TẤN ĐÔNG An cố hết sức ghìm nỗi xúc động. Chỉ còn lại một mình An trên con đường trở về xóm. Con đường mà những chiều cuối tuần thanh thản, An quen với tiếng sỏi nhộn nhạo, vang lao xao như niềm vui nho nhỏ dưới chân.

  • TRẦN THỊ HUYỀN TRANG(Sinh viên Đại học tổng hợp Huế)

  • PHAN VĂN LỢI(Tiếp theo SH số 138/8-00)Tôi thức dậy khi nghe tiếng giã gạo thậm thịch, nhìn đồng hồ thấy hơn bảy giờ. Trên nhà chỉ có một mình tôi. Cả chú bé cũng đã dậy từ lúc nào. Trong bếp lửa vẫn còn những cục than đỏ hồng phủ lớp tàn tro cháy trắng.

  • HỒ SỸ HẬULàng Quỳnh Đôi của tôi nghèo lắm. Đến bây giờ tôi vẫn chưa hiểu vì sao thời ấy quê mình lại nghèo đến vậy.

  • PHAN VĂN LỢIPhan Văn Lợi đến với văn chương bằng một truyện ngắn hơi dài. Truyện hay, hấp dẫn, câú tứ chững chạc, văn trau chuốt - điều đó hứa hẹn con đường văn chương đang mở rộng trước mắt anh. Kỳ này Sông Hương xin giới thiệu với độc giả phần I của truyện.

  • PHẠM THỊ THỦY                Kính tặng cha của con!

  • Hà Lệ Thủy đến với văn chương bằng những trang kỷ niệm tuyệt đẹp và đầy nước mắt của đời sinh viên, điều đó đã tạo thành một truyện ngắn hoàn chỉnh cả về kỹ năng lẫn ý tưởng...                                                Nhà văn Hà Khánh Linh

  • LÊ THỊ PHƯƠNG HIỀNTắc đường. Còi xe máy vô hiệu. Xe đạp chưa bao giờ được thể hiện ưu thế chen lấn, luồn lách như lúc này.

  • NGUYỄN THỊ ANH ĐÀODuyên trở về ký túc xá khi trời đã quá khuya. Phòng lặng ngắt. Chỉ còn trơ lại toàn sách với vở, mọi người đã ngủ say. Mùa thi đang bắt đầu.

  • LÊ DUY CƯỜNGLại ở nhà tập thể! Bố thở dài: "Không biết đến khi nào mới yên". Mẹ nhìn bố cười: "Ồn ào lại ồn ào!" Bố chặc lưỡi: "Thế đấy!" Cười! Tôi buột miệng: "Nhiều chỗ chơi rồi lại nhiều chỗ chơi". "Anh chỉ được thế là nhanh". Mẹ cốc vào đầu tôi: "Tôi còn lo chuyển trường cho anh rồi... lại... chuyển... trường". Nhiều "lại thế". Tôi nhìn mẹ vẻ thú vị: "Ở cùng nhau lại ở cùng nhau". Bố cười. Mẹ và tôi cũng cười.

  • NGUYỄN VĂN NHÂNGã yêu Mơ từ ngày cô còn chưa biết đến chuyện yêu đương...Tình yêu có nhiều loại, nhưng chắc chắn đó không phải là tình yêu đam mê thể xác tầm thường, cũng không phải là tình yêu tâm linh cao xa. Mơ thuở ấy là một cô lái đò, một thân lau lách đìu hiu.

  • TRẦN THỊ LINH CHITôi không làm sao tìm ra được vị trí căn nhà cũ của mình hiện nằm ở khoảng nào? Hỏi thăm ai đây, khi thời gian xa cách đã trên na thế kỷ! Tôi đứng bơ vơ, lòng rượi buồn. Gió từ cánh đồng An Cựu lồng lộng giữa màu mạ xanh gợi lên một cảm giác thật dễ chịu. Tôi thử quyết bắt đầu một điểm chuẩn. Từ lũy tre cuối làng tôi đi ngược trở lại con đường vừa qua.

  • Trịnh Hải Yến - Dương Công Hợp

  • LTS: Trong cuộc đời viết văn ai cũng có trang đầu tay nhưng không phải trang viết đầu tay nào cũng thành công, tuy nhiên có trường hợp trang đầu tay đã báo hiệu nghiệp văn, đã dọn đường cho nhà văn đi suốt cuộc đời viết văn của mình. Truyện ngắn "Chuyện tâm tình" của Nguyễn Khắc Phê là một trường hợp như vậy.

  • LTS: Trang viết đầu tay kỳ này, Sông Hương chọn một số tác giả - tác phẩm trong bút nhóm "Dòng Xanh" thuộc Đại học sư phạm Vinh.Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.