Trăng biển

09:40 28/06/2019

PHẠM NGỌC TÚY  

Lúc tôi đẩy cánh cửa bước vào nhà, ba tôi đang ngồi trầm tư trong ghế bành, bên lò sưởi cháy đỏ rực rỡ. Những ngọn nến được thắp lên làm sáng tỏ căn phòng, thứ ánh sáng mập mờ hư ảo.

Minh họa: Nhím

Tôi chậm chạp đến ghế bành ngồi xuống. Hình như có tiếng chén đũa va chạm nhau dưới bếp. Bà vú già đang dọn cơm. Ba tôi ngước lên nhìn tôi:

- Sao về muộn thế con?

Tôi không muốn đáp nhưng cũng phải đáp, giọng chùng xuống buồn rầu:

- Trời tối nhanh quá, ba à.

Câu trả lời có vẻ không thích hợp với sự chờ đợi của ba tôi. Ông không nói gì, tôi cũng ngồi im. Sự lạnh lẽo bao trùm hai cha con. Những ngọn nến cháy leo lét ở góc phòng, tiếng củi nổ lách tách không sưởi ấm được hồn tôi, một tâm hồn hoang vu lau lách. Tôi mang trong mình chứng bệnh của tuổi mới lớn: tôi đã yêu, vâng và tôi chỉ yêu có một mình.

Tôi đưa mắt nhìn vào ngọn lửa. Ánh lửa hồng như đốt cháy và soi sáng những ý nghĩ trên khuôn mặt tôi. Một khuôn mặt trẻ thơ đáng ghét. Một đôi mắt ngơ ngác lạc loài. Ba tôi chợt ngẩng lên:

- Trông con có vẻ mệt. Lấy giùm ba một viên thuốc bổ.

- Con quên chưa uống thuốc ngày hôm nay.

Tôi cúi xuống chất thêm củi vào lò sưởi rồi đứng dậy, lấy thuốc và nước nóng cho ba tôi. Ông lặng lẽ nhìn tôi một chốc. Tôi bước tới cửa sổ. Gió lạnh. Hai con mắt tôi mở to nhìn vào bóng tối.

*

Bữa cơm trôi qua mau chóng. Ba tôi đi pha cà phê cho cả hai người. Tôi ngồi im trên ghế bên cửa sổ và vẫn tiếp tục nhìn ra ngoài trời. Nỗi nhớ lại dâng lên đầy ắp. Trong lòng tôi bỗng nhiên thấy bồn chồn kỳ lạ. Hớp cà phê nóng hổi làm tôi tỉnh táo. Tôi nhớ đến chàng và nghĩ thầm: “Chàng không để ý gì đến ta, không bao giờ”. Ý nghĩ làm tôi thấy khích động và đứng dậy.

- Mày đi đâu đó?trên khuôn mặt tôi. Một khuôn mặt trẻ thơ đáng ghét. Một đôi mắt ngơ ngác lạc loài. Ba tôi chợt ngẩng lên:

- Trông con có vẻ mệt. Lấy giùm ba một viên thuốc bổ.

- Con quên chưa uống thuốc ngày hôm nay.

Tôi cúi xuống chất thêm củi vào lò sưởi rồi đứng dậy, lấy thuốc và nước nóng cho ba tôi. Ông lặng lẽ nhìn tôi một chốc. Tôi bước tới cửa sổ. Gió lạnh. Hai con mắt tôi mở to nhìn vào bóng tối.

*

Bữa cơm trôi qua mau chóng. Ba tôi đi pha cà phê cho cả hai người. Tôi ngồi im trên ghế bên cửa sổ và vẫn tiếp tục nhìn ra ngoài trời. Nỗi nhớ lại dâng lên đầy ắp. Trong lòng tôi bỗng nhiên thấy bồn chồn kỳ lạ. Hớp cà phê nóng hổi làm tôi tỉnh táo. Tôi nhớ đến chàng và nghĩ thầm: “Chàng không để ý gì đến ta, không bao giờ”. Ý nghĩ làm tôi thấy khích động và đứng dậy.

- Mày đi đâu đó?

Tôi chợt xúc động vì giọng nói của ba tôi, nỗi đau đớn lại bùng lên dữ dội:

- Con muốn ra ngoài.

- Uống cho hết cà phê đã.

- Không.

Tôi muốn đi ngay tức khắc và đẩy nhẹ cửa lưới, bước xuống thềm. Ba tôi đứng lên vội vàng:

- Chờ ba một lát.

Năm phút sau ông trở ra với chiếc áo choàng trên người. Tôi chỉ đứng ngang vai ba tôi và cảm thấy lòng dịu lại trong vòng tay rắn chắc ấm áp của ông. Con đường đá dốc dẫn xuống chân đồi hình như sáng hơn mọi khi. Những hòn đá nhọn hoắc ngửa mặt lên trời như đang lắng nghe tiếng hát về đêm của gió. Những bóng lá phơi mình dưới mặt trời đêm ướt đẫm sương. Không gian yên tĩnh, bốn bề gió biển thổi tới, sự yên tĩnh đến rợn người. Tôi ngẩng lên nhìn bầu trời. Ánh trăng yếu ớt dội ánh sáng xuống mặt đất. Thứ ánh sáng xanh xao huyền ảo. Có những đám mây đen đang che khuất dần ánh trăng, làm con đường chúng tôi đi tối hơn. Trước mặt như tiếng thì thầm của lá, của hoa, lẫn tiếng than van của côn trùng với khí lạnh bao trùm lởn vởn. Sương xuống nhiều. Cảm giác kỳ thú lẫn mơ hồ trước cảnh đẹp huyền bí của đêm trăng bờ biển làm tôi ngây ngất. Hình như tóc tôi đã ướt đẫm. Cả ba tôi cũng thế. Ông yên lặng như đang đắm mình vào những suy tưởng. Tôi thôi nhìn trời vì đám mây đã tan đi, ánh sáng mặt trăng chiếu xuống nhưng không rõ ràng lắm. Âm thanh đá sỏi reo vui dưới chân hai người. Những đêm không trăng sao, tôi có thể đoán thấy vực sâu tận cùng của nó. Bây giờ thì trăng sao đầy trời khiến tôi chỉ thấy bề mặt.

Chúng tôi đã xuống hết con đường dốc. Bãi biển nằm phơi mình dưới ánh trăng khoe làn áo bạc lấp lánh. Những làn sóng lăn tăn đập nhẹ vào bờ đá gây nên âm thanh dịu nhẹ rì rào. Âm thanh gieo vào lòng người những cảm giác êm ái kỳ thú. Mười năm ở biển tạo cho tôi cá tính trầm lặng, yêu thích những gì thầm kín, xa vời như tiếng sóng vỗ vào ghềnh đá mỗi đêm khuya. Sự lẻ loi cô độc của đời người - đôi khi của phẳng lặng hay cuồng nộ giận dữ như biển cả. Cái cảm giác hư ảo luôn luôn bàng bạc trong tôi mỗi lần đi dạo trên bãi cát vắng. Bây giờ nó cũng tương tự như vậy. Tôi chợt nhớ đến hòn đá đầu người, nơi lưu bao kỉ niệm giữa tôi và chàng. Giờ đây nó đã nằm khuất trong sương, ở một nơi nào đó mà tôi tìm thấy. Gió lạnh từ bãi biển thổi lên buốt cả mặt mũi. Tôi nhìn ba tôi, thấy khuôn mặt đầy vẻ lo nghĩ suy tư. Hai người cứ lẳng lặng đi dọc theo bãi cát vắng, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ. Tôi phóng tầm mắt về phía chân trời nhưng chẳng thấy gì. Chỉ thấy một vùng đen thẳm tít mù. Bây giờ mặt biển hiền hòa hơn bao giờ hết. Tôi cúi nhìn xuống bãi cát thấy làn nước bạc đang sắp sửa liếm bước chân mình.

Ánh trăng cứ lẽo đẽo theo hoài không rời. Chưa ai thốt một lời nào. Đêm yên lặng quá, đêm huyền bí quá. Nghe đâu đây tiếng sóng vỗ vào ghềnh đá như một lời ru thần thoại. Tôi có cảm tưởng mình đang bay đi trên chốn từng không. Tâm hồn lâng lâng siêu thoát không lợm vết nhơ. Những ám ảnh suy tư hồi chiều biến đi không để lại dấu vết. Sự mệt mỏi chán chường trong tôi cũng tàn lụi dần. Đột nhiên tôi có ý muốn đi nữa, đi hoài không bao giờ ngừng, biết sẽ đến tận cùng chân trời? Ở đó là thiên đường của hạnh phúc tuổi thơ mà bao người từng ao ước. Tôi nghĩ đến một cõi Thiên thai của Lưu Nguyễn, ở đó đời đời là mùa xuân trẻ mãi không già. Tôi bỗng khám phá mình là một con bé điên rồ hết sức. Sự khám phá đó khiến tôi trong một lúc ngơ ngẩn bàng hoàng. Nhìn lại quãng đường mình đã đi qua, cách xa ngọn đồi mà không hay. Tôi nhìn ba tôi, thấy khuôn mặt ba tôi lạnh lùng vô sắc như một pho tượng. Nhìn nghiêng khuôn mặt ông khá đẹp, cái đẹp cứng rắn tiềm tàng sức mạnh. Những người đàn bà thường làm cho đàn ông mềm yếu. Riêng ba tôi có lẽ là người không biết đến sự cám dỗ đó. Sự liên tưởng này làm tôi nhớ đến chàng. Chàng, với vầng tráng thông minh và đôi mắt chói ngời nghị lực. Chàng, với ngôn ngữ quen thuộc và nụ cười quyến rũ. Mọi động tác của chàng đều ảnh hưởng mạnh đến tôi. Tuy nhiên, tôi chưa là thiếu nữ. Và cái tuổi trăng tròn của tôi thật ra không đẹp chút nào.

Chúng tôi đã im lặng đi một đoạn đường khá dài. Những ý nghĩ về chàng khiến nỗi đau đớn dày vò trở lại trí óc tôi. Tôi rùng mình chợt nắm lấy bàn tay của ba tôi và đi sát vào ông như muốn tìm một chút hơi ấm. Một điểm tựa chắc chắn để che chở nương nhờ. Ít nhất ông cũng là người trên đời thương yêu tôi. Dù ông không hiểu tâm trạng của tôi hiện giờ. Mẹ tôi ra đi đã mười năm không trở lại. Bà là một hạt sương rơi xuống mặt hồ rồi mất dấu. Nhưng tôi vẫn hy vọng có ngày bà trở lại.

Trước mắt tôi bỗng dưng tối sầm. Ánh trăng đã lọt vào trong đám mây. Một ngọn gió lạnh tạt qua mặt làm tôi sực tỉnh và nhớ đến hiện tại. Tôi ngước lên nhìn ba tôi. Tôi gọi nhỏ:

- Ba.

Ông giật mình quay lại, đôi mắt ông mơ hồ nhìn lại tôi:

- Cái gì?

- Chúng ta đi dạo suốt đêm như thế này sao?

- À, - bàn tay ông nhẹ nhàng đặt lên vai tôi - mày không nhắc thì ba quên mất. Thôi, trở về con.

Chúng tôi quay lại con đường cũ. Mặt trăng dường như sáng hơn.

P.N.T  
(SHSDB33/06-2019)



 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • L.T.S: Trần Duy Phiên, người thôn Thanh Thủy Chánh, huyện Hương Điền, Bình Trị Thiên, là một trong những cây bút truyện ngắn chủ chốt của chóm “Việt” - nhóm sáng tác trẻ trong phong trào đấu tranh chống Mỹ - ngụy xuất phát ở Huế trước đây.

  • DƯƠNG PHƯỚC THUNgôi nhà lợp phi-brô xi-măng rộng chừng ba chục thước vuông, nằm sát cổng ra vào xí nghiệp dệt, biệt lập ngoài khu sản xuất, núp dưới tán lá cây bàng, được xây từ ngày xí nghiệp xảy ra các vụ mất cắp vật tư.

  • LÊ CÔNG DOANHChuyến đò dừng lại ở bến cuối cùng khi mặt trời vừa khuất sau rặng tre bên kia sông. Hiếu nhảy lên bờ và bước đi trong cảm giác chòng chành bởi gần trọn một ngày phải ngồi bó chân trong khoang đò chật.

  • L.T.S: Tác giả Hoàng Nguyệt Xứ tên thật là Hoàng Trọng Định, từng in truyện và thơ trên Sông Hương và nhiều tạp chí văn nghệ khác. Tác phẩm của anh để lại dấu ấn trong dòng chảy văn học của Huế với những truyện ngắn đậm tính triết lý, văn phong ám gợi sâu xa.Truyện dưới đây được Sông Hương dàn trang lúc anh còn sống... trân trọng gửi tới bạn đọc; cũng là nén tâm nhang xin chia buồn cùng người thân của anh.

  • TRẦN THÙY MAINếu cuộc đời được hình dung như một con đường thỉnh thoảng lại băng qua ngã tư, ngã ba hay rẽ ngoặt thì trong đời tôi có hai khúc quanh lớn nhất.

  • THÙY ANHồi nhỏ, tôi có cái tật làm nớt. Hở một chút là nước mắt tuôn ra giọt ngắn giọt dài. Anh chị xúm lại chọc: “Lêu lêu, mu khóc móc kh… ruồi bu kiến đậu…”, nhưng mẹ thì không, chỉ an ủi dỗ dành.

  • TRẦN HỮU LỤCKhi từ biệt làng nổi trên sông, ông Ngự tưởng mình quên được chiếc bóng vật vờ trên sông nước, quên bốn mươi năm gắn bó với những vạn đò. Ông Ngự chỉ mang theo đứa con gái duy nhất và cái máy bơm nước hiệu Yama của Nhật Bản đến vùng đất mới.

  • NGUYỄN QUANG LẬPQuá nửa đời người anh chị mới gặp nhau. Âu đó cũng là chuyện thường tình. Sau hai mươi mốt phát đại bác vang trời báo tin ngày toàn thắng, có hàng ngàn cặp vợ chồng cách biệt hàng chục năm đã tìm lại nhau.

  • PHẠM NGỌC TÚYMột buổi chiều như bao buổi chiều khác, Kim ngồi ở bàn giấy với trang viết đang chi chít chữ. Tiếng chuông điện thoại kêu vang dòn dã vào một thời điểm không thích hợp; thầm mong người nào gọi lộn máy Kim uể oải nhấc ống nghe lên.

  • BẠCH LÊ QUANG(Người đàn bà gối giấc ngủ trên cánh tay của biển - Thơ LHL)

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNGLão Hinh lồng lộng như một con chó già bị mắc bẫy. “Mày cút khỏi nhà tau. Nhà tau không chứa chấp đứa con gái hư hỏng như mày…”. Miệng chửi, tiện tay lão vứt túi xách của Hằng ra đường. Chiếc túi nhỏ đã sứt quai, màu bạc thếch rơi tọt xuống miệng cống.

  • MAI SƠNRa khỏi cổng cơ quan quân sự tỉnh, ông Năm gần như muốn la lên - niềm sung sướng vỡ òa trong lòng ông, hiện thành đường nét trên mặt mũi. Dù biết có người lính cảnh vệ đang đứng nghiêm nhìn theo, ông không ngăn được, vẫn bật lên tiếng cười “khà, khà”…

  • HOÀNG GIÁBên kia sông, làng Mả-Mang, có cụ già trăm tuổi quy tiên, Thầy Khâu-đà-la chèo con thuyền nhỏ vượt dòng sông Dâu sang làm lễ.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC1.Hiu hiu gió thổi qua quán nhậu vỉa hè một xế trưa năm ba người tranh thủ chút thì giờ ngồi tán chuyện chỉ đủ phơ phất mấy tờ giấy lau đũa dùng xong được quẳng xuống nằm lớt thớt dưới đất.

  • NGUYÊN QUÂNQuyết thận trọng len qua khoảng vườn, đêm tối mịt mùng, không gợn chút ánh trăng sao, anh đi lần bước theo ký ức, cố gắng tránh gây tiếng động. Những cái lá khô giòn, nhành cây mục vương vãi làm anh bực mình chửi thầm “Mẹ nó, biết thế này hồi chiều chịu khó quét dọn chừ đỡ khổ”.

  • NGUYỄN ĐẶNG MỪNG     Để tưởng nhớ nhà thơ Hoàng Cầm

  • PHAN THỊ THU QUỲVợ chồng Bình và Lựu đang sống ở Kim Long một làng ven sông Hương thơ mộng, nổi tiếng có quán ăn ngon, khách lui tới tấp nập. Cả hai người lòng buồn tê tái khi Bình có lệnh đổi vô Tây Nguyên. Tốt nghiệp đại học Luật xong Bình bị chính quyền cũ bắt vô lính, chạy mãi được làm lính văn phòng tại quê, nay phải đi xa thật lo lắng, buồn nản. Mai Bình phải lên đường cấp tốc. Ôi! Rủi ro, khác gì một hoạn nạn đến.

  • THÁI NGỌC SANSau khi trở về quê cũ một thời gian bà Phán trở thành trung tâm chú ý của mọi người. Trước hết là bọn con nít. Chúng cứ hô váng lên “mệ Phán muôn năm” mỗi khi bà mua kẹo vung vãi cho chúng.

  • PHẠM PHÚ PHONGTôi ngồi bất động, tựa như nuốt phải một cây gậy, người cứng đờ, im lặng, cho đến khi bản nhạc chấm dứt. Nguyễn Hương cũng im lặng ngồi đối diện góc tường, châm thuốc hút. Mới mấy năm không gặp, bây giờ trông anh đã khác hẳn. Đầu tóc hớt cao, lưỡng quyền nhô ra. Thời gian đã kịp cày xới, để lại trên trán anh những đường rãnh nhỏ.