HẢI BẰNG
Ảnh: internet
1
Cửa Thuận An
Uống vào lòng biển
Câu mái nhì
Từ thuở có tên sông
Nên chi
Mẹ mình
Gội tóc dài
Thơm hương bưởi hương chanh
Để đời em
Đêm đêm
Bồng bềnh giấc ngủ
Mơ tiếng hò
Buông vào nhịp thở
Thương mái chèo
Rước dâu
Chào hai họ
Pháo nổ
Lăn tăn xác sóng
chênh bờ…
2
Gánh nước về
Mắt đầy dòng xanh
Miệng lu tròn hơi thở
Nghe ù ù tiếng trong tiếng đục
Nước chuyện trò
bến cũ
đời em…
Lớn lên
Nhìn dòng nhớ ai
Xanh như tàu lá
Nước mượt bàn tay
Gương ống
Lược cài
Mấy nhịp cầu
Đôi bờ
Nối lại
Dòng sông hôm xưa
Bên ni
Bên nớ
Đò đưa …
Đã thương nhau
Gửi nhớ cho mùa
Mưa
Phù sa lán bến
Nắng
Chim đập cánh
trưa hè tắm gió
Biết thẹn rồi
Em khép nón qua sông
Nhớ miệng lu
Tiếng nguồn róc rách
Tiếng gõ vạn chài
Tinh sương kéo lưới
Tiếng gọi đò
Chợ chiều chợ sáng
Bến níu lại ngày thơ
Khi tà áo em
Đã biết đùa với gió
Trong nắng lành
Tia sóng ngời lên
Long lanh màu nước
Ngỡ uống cạn lời em…
3
Mấy bận đò đi
Bến còn ở lại
Gặp gỡ rồi
Chiều
Xóm nhà cao khói
Thơm mùi lửa thông
Con nước sinh
Vào đêm bàng bạc
Nghe sóng gợn lòng
Đò cắm sào
bóng đổ
chờ ai…
Sông Hương ơi
Tôi đọc tên em
Bằng tất cả sự tỏ bày
Với dòng xanh trăn trở
Với cây chèo
Cậy thơ chiều gác mái
Trên những trang in
Lung linh màu nước
Sao mà ngọc lời em
Kìa!
Thuận An
về
mở cửa
trăng lên
30-5-1986
(SH23/01-87)
LÊ TẤN QUỲNH
PHẠM TẤN HẦU
NGÔ MINH
LÊ HUỲNH LÂM
TRẦN VÀNG SAO
LÊ THỊ MÂY
Nguyễn Thanh Văn sinh tại Huế, hiện sống ở Tp HCM. Anh đã xuất bản: Bài ca buồn gửi cố hương (2001), Lỡ hội trăng rằm (2004), Dự cảm (2011).
BẠCH DIỆP
NGUYỄN QUANG HÀ
HẢI BẰNG Tặng Nguyễn Khoa Điềm
LÊ THỊ MÂY
VÕ QUÊ
LGT: Ưng Bình Thúc Dạ Thị sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877 tại Vĩ Dạ, Huế. Là chắt nội của vua Minh Mạng, hoạn lộ hanh thông, nhưng có lẽ vốn cũng là cháu nội nhà thơ Tuy Lý Vương nên ông đắm đuối trải lòng với thi ca.
LGT: Thơ, có thể không phải là câu chữ, có thể chỉ dành cho một số rất ít, đặc biệt điều đó càng được khẳng định trong thời đại ngày nay. Điều đáng nói đã được tác giả diễn ngôn và thi ca là những gì còn lại phía bên trong mỗi tâm hồn, như một sự khải huyền của thế giới khác trao gửi chúng ta. Trong chừng mực nào đó, Bạch Diệp đã tiếp nhận âm hưởng của thi ca từ bên ngoài rào cản duy lý. Đó là phần tinh túy của thơ chỉ dành riêng cho những thi sĩ không bị chi phối ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Sông Hương giới thiệu ba bài thơ mới nhất của Bạch Diệp.
XUÂN HOÀNG
Năm 1813, Nguyễn Du trở lại Thăng Long, chuẩn bị cho chuyến đi sứ sang Trung Quốc, dưới triều Nguyễn. Bấy giờ Nguyễn Du đã ngoài 40 tuổi, đã chứng kiến sự thay đổi của ba triều đại phong kiến, sự đổ vỡ, tàn lụi của chính gia đình ông, một gia đình quan lại lớn, gắn bó với các triều đại ấy.
L.T.S: Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1942 ở Vỹ Dạ, Huế. Anh là một trong những sinh viên đầu tiên tham gia cách mạng ở Huế trong kháng chiến chống Mỹ.
HỒNG NHU
VIÊM TỊNH