HẢI BẰNG
Ảnh: internet
1
Cửa Thuận An
Uống vào lòng biển
Câu mái nhì
Từ thuở có tên sông
Nên chi
Mẹ mình
Gội tóc dài
Thơm hương bưởi hương chanh
Để đời em
Đêm đêm
Bồng bềnh giấc ngủ
Mơ tiếng hò
Buông vào nhịp thở
Thương mái chèo
Rước dâu
Chào hai họ
Pháo nổ
Lăn tăn xác sóng
chênh bờ…
2
Gánh nước về
Mắt đầy dòng xanh
Miệng lu tròn hơi thở
Nghe ù ù tiếng trong tiếng đục
Nước chuyện trò
bến cũ
đời em…
Lớn lên
Nhìn dòng nhớ ai
Xanh như tàu lá
Nước mượt bàn tay
Gương ống
Lược cài
Mấy nhịp cầu
Đôi bờ
Nối lại
Dòng sông hôm xưa
Bên ni
Bên nớ
Đò đưa …
Đã thương nhau
Gửi nhớ cho mùa
Mưa
Phù sa lán bến
Nắng
Chim đập cánh
trưa hè tắm gió
Biết thẹn rồi
Em khép nón qua sông
Nhớ miệng lu
Tiếng nguồn róc rách
Tiếng gõ vạn chài
Tinh sương kéo lưới
Tiếng gọi đò
Chợ chiều chợ sáng
Bến níu lại ngày thơ
Khi tà áo em
Đã biết đùa với gió
Trong nắng lành
Tia sóng ngời lên
Long lanh màu nước
Ngỡ uống cạn lời em…
3
Mấy bận đò đi
Bến còn ở lại
Gặp gỡ rồi
Chiều
Xóm nhà cao khói
Thơm mùi lửa thông
Con nước sinh
Vào đêm bàng bạc
Nghe sóng gợn lòng
Đò cắm sào
bóng đổ
chờ ai…
Sông Hương ơi
Tôi đọc tên em
Bằng tất cả sự tỏ bày
Với dòng xanh trăn trở
Với cây chèo
Cậy thơ chiều gác mái
Trên những trang in
Lung linh màu nước
Sao mà ngọc lời em
Kìa!
Thuận An
về
mở cửa
trăng lên
30-5-1986
(SH23/01-87)
BẠCH DIỆP
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI