Tọa đàm về tiểu thuyết “Biết đâu địa ngục thiên đường” của nhà văn Nguyễn Khắc Phê

10:22 26/11/2010
TRẦN HUYỀN TRÂNNgày 10 - 10, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Công ty Văn hóa Phương Nam đã tổ chức buổi tọa đàm về tiểu thuyết Biết đâu địa ngục thiên đường của nhà văn Nguyễn Khắc Phê. Buổi tọa đàm đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của các nhà văn, nhà nghiên cứu và đông đảo sinh viên các trường đại học.
1. Biết đâu địa ngục thiên đường là cuốn tiểu thuyết được đánh giá thành công nhất trong nghiệp văn của Nguyễn Khắc Phê. Thai nghén va hoàn thiện trong hơn hai mươi năm (1987-2007), tác phẩm là những dồn nén và trải nghiệm sâu sắc của tác giả về cuộc đời, con người và dân tộc.

Tác phẩm mang tính chất tự truyện, xoay quanh những nhân vật thuộc dòng họ Nguyễn Khắc nổi tiếng(**). Tuy nhiên, thông qua bi kịch cá nhân - gia đình, người đọc được sống lại và chiêm nghiệm về những năm tháng đầy biến động của lịch sử Việt Nam. Đó là giai đoạn cải cách và thời hậu chiến - một thời kỳ đầy nhạy cảm, cũng có thể gọi là một “vết thương” trong lòng của một thế hệ đã qua. Những vấn đề lớn về cá nhân con người và vận mệnh dân tộc đã được tác giả lý giải khá thấu đáo trong tác phẩm này.

2. Nếu sứ mệnh của tiểu thuyết là mở ra những vùng mờ, mà chính trị và lịch sử đã cố tình che đậy, thì có lẽ Biết đâu địa ngục thiên đường đã phần nào hoàn tất sứ mệnh ấy. Bằng một lối viết chiêm nghiệm, giàu chất suy tưởng, triết lý, Biết đâu địa ngục thiên đường đã lật lại nhiều vấn đề của quá khứ lịch sử Việt Nam - những vấn đề tưởng chừng đã qua, nhưng vẫn còn đó, day dứt, đớn đau…


Mượn cảm hứng từ câu Kiều “Biết đâu địa ngục thiên đường là đâu”, Nguyễn Khắc Phê đã đặt ra những vấn đề sâu sắc về sự tồn tại của con người, mà trên hết, đó là thái độ lựa chọn của cá nhân trước hiện thực lịch sử. Cuộc sống có phải là những lựa chọn khác nhau? Tính chủ quan của cá nhân hay tính tất yếu của hoàn cảnh lịch sử sẽ quyết định đến số phận một đời người? Qua nhân vật chính là Tâm - người đọc có thể rút ra những chiêm nghiệm sâu sắc: Lựa chọn nào cũng có những đau đớn, những trả giá? Thiên đường là đây, mà địa ngục cũng là đây… Tâm vốn là một trí thức, một giáo sư triết học, từng tốt nghiệp đại học Sorbonne, giảng dạy ở Đại học Đà Lạt. Nhân vật trải qua với biết bao thăng trầm, đớn đau trong cuộc đời: dứt tình với một nữ sinh Đồng Khánh, chối từ cuộc hôn nhân do cha mẹ sắp đặt, trốn chạy cách mạng, rồi bị cải tạo, bị dư luận hoài nghi, lên án… Với thái độ chính trị “mập mờ”, tín ngưỡng tôn giáo “phức tạp”, Tâm đã gây ra bao hệ lụy đớn đau, thậm chí dẫn đến bi kịch cho dòng họ Nguyễn - một dòng họ thuộc vào hàng “danh gia vọng tộc”.

3. Ngay từ khi ra đời, tác phẩm đã gây sự chú ý của các nhà phê bình và bạn đọc. Trên mười bản tham luận đã được gửi tới trước buổi tọa đàm. Các tác giả đã tập trung vào bốn chủ đề sau:

Thứ nhất, từ phương diện người trí thức, Mai Văn Hoan, Như Yến, Phan Tuấn Anh đã nêu lên những bi kịch con người trong tình huống éo le của lịch sử. Trên cơ sở đó, các tham luận đã khái quát lên những vấn đề gay cấn của dân tộc Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử trước và sau chiến tranh.

Thứ hai, từ phạm trù triết học và tôn giáo, các tác giả như Hồ Thế Hà, Trần Quốc Bảo, Minh Nhi, Trúc Linh đã rút ra những chiêm nghiệm sâu sắc về sự tồn tại của con người…

Thứ ba, từ phương diện tư duy và nghệ thuật tiểu thuyết, Phạm Phú Phong, Trần Huyền Sâm, Nguyễn Văn Hùng đã nhận diện những yếu tố cách tân trong tác phẩm Biết đâu địa ngục thiên đường của Nguyễn Khắc Phê (độc thoại nội tâm, dòng ý thức, tính đối thoại và tính liên văn bản…).


Thứ tư, tham chiếu tác phẩm từ góc độ diễn giải và phân tâm học, tác giả Ngô Hương Giang và Trần Mạnh Tiến đã tìm ra những thông điệp trái chiều trong tác phẩm: Con người là gì, đâu là tính thiện và ác? Liệu những phức cảm phân tâm của nhân vật, có phải là nguyên nhân tạo ra những lựa chọn khác nhau trong cuộc đời?

Tóm lại, các bản tham luận đã soi chiếu tác phẩm từ nhiều góc độ khác nhau, và đi đến một nhận định thuần nhất: Biết đâu địa ngục thiên đường là một cuốn tiểu thuyết có giá trị nhân văn sâu sắc, có những cách tân độc đáo về nghệ thuật.

4. Buổi tọa đàm đã diễn ra rất sôi nổi. Nhà văn Tô Nhuận Vĩ, Hồng Nhu, Vĩnh Nguyên, PGS.TS Bửu Nam, Nguyễn Thị Bích Hải, thầy giáo Trần Văn Hối, Trần Hoàng, nhà báo Ngọc Quỳnh… đã phát biểu những ý kiến xúc động, tâm huyết của mình về tác phẩm này. Các ý kiến đều cho rằng, đây là một cuốn tiểu thuyết có sức nặng tư tưởng, nó xoáy sâu vào những vấn đề nhức nhối của một thế hệ đã qua.

Buổi tọa đàm cũng dành một phần giao lưu khá thú vị và gay cấn giữa nhà văn Nguyễn Khắc Phê với bạn đọc. Phần lớn, độc giả đều thắc mắc: đây là một cuốn tiểu thuyết có tính tự truyện, cốt truyện và nhân vật chính đều dựa trên những con người có thật trong gia đình dòng họ Nguyễn Khắc, nhưng vì sao không thấy bóng dáng của nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện, nhà giáo Nguyễn Khắc Phi?

Nguyễn Khắc Phê cho biết, vì hai lẽ: Thứ nhất, đây không phải là một cuốn tự truyện (Autobiographie), nên không nhất thiết phải miêu tả toàn bộ sự kiện và nhân vật chủ yếu của dòng họ Nguyễn Khắc, nhà văn có quyền fiction (hư cấu) theo dụng ý nghệ thuật của mình. Thứ hai, tác giả dự kiến sẽ dành riêng một cuốn tiểu thuyết cho nhân vật Nguyễn Khắc Viện - nhà văn hóa, bác sĩ, người đã dịch Truyện Kiều ra tiếng Pháp, từng đoạt giải Francophonie của Viện Hàn lâm Pháp.

Ngoài ra, Nguyễn Khắc Phê cũng đã nhấn mạnh với độc giả rằng, chủ đề của tác phẩm không chỉ là vấn đề trong cuộc “Cải cách” mà nhiều tác phẩm khác đã viết, sâu xa hơn, đó là bản thể con người ở vào mọi thời đại. Tác giả cũng tỏ ra dụng công với những trang viết về hồn quê, tập tục của truyền thống văn hóa, thông qua đời sống của một gia đình quan lại Việt Nam trước 1945.

Bạn đọc sẽ chờ đợi một cuốn tiểu thuyết “Hậu thiên đường và địa ngục” của nhà văn Nguyễn Khắc Phê. Hy vọng ở đó, chúng ta sẽ được chiêm nghiệm những cảnh đời, số phận khác nhau trên hành trình đi đến “địa ngục” và “thiên đường” - một hành trình có thể gọi là vô tận của nhân loại.

T.H.T

(261/11-10)




Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HỒ HUY SƠN  

    Năm 2019, văn đàn Việt chứng kiến một cuộc chuyển giao trong đời sống văn học trẻ nước nhà. Thế hệ 8X vẫn cần mẫn viết nhưng có xu hướng trở nên lặng lẽ hơn; trong khi đó, thế hệ 9X lại đang có một sức bật không kém phần táo bạo, bất ngờ. Bài viết dưới đây nằm trong sự quan sát mang tính cá nhân, với mong muốn đưa đến người đọc những nét nổi bật trong năm qua của văn chương trẻ.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Trong mấy thập niên gần đây, cái tên Nguyễn Thị Thanh Xuân không còn xa lạ với độc giả trong cả nước.

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH  

    Trong một tiểu luận bàn về Ngoại biên hóa trong tiến trình văn học Việt Nam đương đại, học giả Trần Đình Sử xem “ngoại biên hóa chủ yếu là phương thức tồn tại thông thường của văn học”.

  • HỒ THẾ HÀ

    Mấy mươi năm cầm bút đi kháng chiến, Hải Bằng chỉ vỏn vẹn có 1 tập thơ in chung Hát về ngọn lửa (1980) ra mắt bạn đọc.

  • LÝ HOÀI THU    

    Trong bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của nhịp điệu thiên nhiên. Đó vừa là không gian, vừa là thời gian để vòng tuần hoàn của sự sống tồn tại và sinh sôi.

  • LÝ HOÀI THU    

    Trong bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của nhịp điệu thiên nhiên. Đó vừa là không gian, vừa là thời gian để vòng tuần hoàn của sự sống tồn tại và sinh sôi. 

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH  

    Trong thế hệ những nhà văn tuổi Canh Tý đương thời (sinh năm 1960), Hồ Anh Thái chiếm lĩnh một vị trí nổi bật. Càng đặc biệt hơn khi hình ảnh con chuột từng trở thành biểu tượng trung tâm trong văn chương ông. Nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý (2020), hãy cùng nhìn lại cuốn tiểu thuyết được ông viết cách đây gần một thập kỷ.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    • Để chọn được những áng thơ hay, những người thơ có tài, người ta thường mở các cuộc thi, và cuối cùng là giải thưởng được trao.

  • PHẠM XUÂN DŨNG

    Nhà thơ Tố Hữu là người xứ Huế nhưng lại có nhiều duyên nợ với Quảng Trị, nhất là đoạn đời trai trẻ, đặc biệt là với địa danh Lao Bảo.

  • TRẦN THÙY MAI  

    Đọc tập sách của Nguyễn Khoa Diệu Hà, với hơn 30 tản văn, tôi có cái cảm giác như đang ngồi trên tấm thảm thần Aladin bay về một miền mà không có xe tàu nào đưa ta đến được một miền thương nhớ đặc biệt “Ở xứ mưa không buồn”!

  • NGUYỄN QUANG THIỀU  

    Có không ít các nhà thơ lâu nay coi sứ mệnh của thơ ca không phải là viết trực diện về những gì đang xẩy ra trong đời sống con người.

  • VŨ VĂN     

    Một mùa xuân nữa lại về, mùa xuân của hòa bình, của ấm no và những đổi thay của đất nước. Nhưng đã có thời kỳ, những mùa xuân của dân tộc đến vào những lúc chiến tranh vô cùng gian khổ, trong lòng nhiều người từng sống qua những năm tháng ấy lại dâng lên niềm thương nhớ Bác, nhớ giọng nói của Người, nhớ những lời chúc Tết của Người vang lên trên loa phát thanh mỗi đêm Giao thừa.

  • ĐỖ QUYÊN  

    1.
    Du Tử Lê
    thường được xem là một trong bảy nhà thơ hàng đầu của nền văn học miền Nam Việt Nam trước năm 1975, cùng với Bùi Giáng, Vũ Hoàng Chương, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Đinh Hùng, và Nguyên Sa. Cây thơ cuối cùng ấy đã hết còn lá xanh giữa mùa thu này.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ    

    (Nhân đọc các tập truyện của Trần Bảo Định vừa được xuất bản)

  • LƯU KHÁNH THƠ   

    Giai đoạn giao thời ba mươi năm đầu thế kỷ XX đã chứng kiến sự thay đổi vị trí xã hội của người phụ nữ. Từ “chốn phòng the”, một số người phụ nữ có tri thức và tư tưởng tiến bộ đã mạnh dạn vươn ra ngoài xã hội, bộc lộ suy nghĩ, chủ kiến riêng và thể hiện con người cá nhân của mình.

  • PHẠM PHÚ PHONG    

    Trong vô tận (Nxb. Trẻ, 2019) là cuốn sách thứ mười ba và là tiểu thuyết thứ tư của nhà văn Vĩnh Quyền.

  • HOÀNG THỤY ANH

    “Đá”(1) là tập thơ thứ 5 của tác giả Đỗ Thành Đồng. Điểm xuyết, vấn vương một chút dáng dấp của “Rác”, “Rỗng”, “Xác”(2), nhưng thần thái của “Đá” đã khác.

  • ĐÔNG HÀ

    Mỗi dân tộc có một số phận lịch sử. Và lịch sử chưa bao giờ công bằng với dân tộc Việt chúng ta, khi trải qua hơn bốn ngàn năm, luôn phải đặt số phận con dân dưới cuộc chiến. Vì vậy, để viết nên trang sử nước nhà, không chỉ những chính sử gia, mà các nhà văn, nhà thơ, người cầm bút, không tránh chạm ngòi bút của mình vào nỗi đau của dân tộc.

  • NGUYỄN QUANG THIỀU

    Khi đọc xong bản thảo trường ca Nàng, quả thực trước đó tôi không hình dung có một trường ca như vậy được viết trong thời đại hiện nay.