1. Biết đâu địa ngục thiên đường là cuốn tiểu thuyết được đánh giá thành công nhất trong nghiệp văn của Nguyễn Khắc Phê. Thai nghén va hoàn thiện trong hơn hai mươi năm (1987-2007), tác phẩm là những dồn nén và trải nghiệm sâu sắc của tác giả về cuộc đời, con người và dân tộc. Tác phẩm mang tính chất tự truyện, xoay quanh những nhân vật thuộc dòng họ Nguyễn Khắc nổi tiếng(**). Tuy nhiên, thông qua bi kịch cá nhân - gia đình, người đọc được sống lại và chiêm nghiệm về những năm tháng đầy biến động của lịch sử Việt Nam. Đó là giai đoạn cải cách và thời hậu chiến - một thời kỳ đầy nhạy cảm, cũng có thể gọi là một “vết thương” trong lòng của một thế hệ đã qua. Những vấn đề lớn về cá nhân con người và vận mệnh dân tộc đã được tác giả lý giải khá thấu đáo trong tác phẩm này. 2. Nếu sứ mệnh của tiểu thuyết là mở ra những vùng mờ, mà chính trị và lịch sử đã cố tình che đậy, thì có lẽ Biết đâu địa ngục thiên đường đã phần nào hoàn tất sứ mệnh ấy. Bằng một lối viết chiêm nghiệm, giàu chất suy tưởng, triết lý, Biết đâu địa ngục thiên đường đã lật lại nhiều vấn đề của quá khứ lịch sử Việt Nam - những vấn đề tưởng chừng đã qua, nhưng vẫn còn đó, day dứt, đớn đau…
Mượn cảm hứng từ câu Kiều “Biết đâu địa ngục thiên đường là đâu”, Nguyễn Khắc Phê đã đặt ra những vấn đề sâu sắc về sự tồn tại của con người, mà trên hết, đó là thái độ lựa chọn của cá nhân trước hiện thực lịch sử. Cuộc sống có phải là những lựa chọn khác nhau? Tính chủ quan của cá nhân hay tính tất yếu của hoàn cảnh lịch sử sẽ quyết định đến số phận một đời người? Qua nhân vật chính là Tâm - người đọc có thể rút ra những chiêm nghiệm sâu sắc: Lựa chọn nào cũng có những đau đớn, những trả giá? Thiên đường là đây, mà địa ngục cũng là đây… Tâm vốn là một trí thức, một giáo sư triết học, từng tốt nghiệp đại học Sorbonne, giảng dạy ở Đại học Đà Lạt. Nhân vật trải qua với biết bao thăng trầm, đớn đau trong cuộc đời: dứt tình với một nữ sinh Đồng Khánh, chối từ cuộc hôn nhân do cha mẹ sắp đặt, trốn chạy cách mạng, rồi bị cải tạo, bị dư luận hoài nghi, lên án… Với thái độ chính trị “mập mờ”, tín ngưỡng tôn giáo “phức tạp”, Tâm đã gây ra bao hệ lụy đớn đau, thậm chí dẫn đến bi kịch cho dòng họ Nguyễn - một dòng họ thuộc vào hàng “danh gia vọng tộc”. 3. Ngay từ khi ra đời, tác phẩm đã gây sự chú ý của các nhà phê bình và bạn đọc. Trên mười bản tham luận đã được gửi tới trước buổi tọa đàm. Các tác giả đã tập trung vào bốn chủ đề sau: Thứ nhất, từ phương diện người trí thức, Mai Văn Hoan, Như Yến, Phan Tuấn Anh đã nêu lên những bi kịch con người trong tình huống éo le của lịch sử. Trên cơ sở đó, các tham luận đã khái quát lên những vấn đề gay cấn của dân tộc Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử trước và sau chiến tranh. Thứ hai, từ phạm trù triết học và tôn giáo, các tác giả như Hồ Thế Hà, Trần Quốc Bảo, Minh Nhi, Trúc Linh đã rút ra những chiêm nghiệm sâu sắc về sự tồn tại của con người… Thứ ba, từ phương diện tư duy và nghệ thuật tiểu thuyết, Phạm Phú Phong, Trần Huyền Sâm, Nguyễn Văn Hùng đã nhận diện những yếu tố cách tân trong tác phẩm Biết đâu địa ngục thiên đường của Nguyễn Khắc Phê (độc thoại nội tâm, dòng ý thức, tính đối thoại và tính liên văn bản…). Thứ tư, tham chiếu tác phẩm từ góc độ diễn giải và phân tâm học, tác giả Ngô Hương Giang và Trần Mạnh Tiến đã tìm ra những thông điệp trái chiều trong tác phẩm: Con người là gì, đâu là tính thiện và ác? Liệu những phức cảm phân tâm của nhân vật, có phải là nguyên nhân tạo ra những lựa chọn khác nhau trong cuộc đời? Tóm lại, các bản tham luận đã soi chiếu tác phẩm từ nhiều góc độ khác nhau, và đi đến một nhận định thuần nhất: Biết đâu địa ngục thiên đường là một cuốn tiểu thuyết có giá trị nhân văn sâu sắc, có những cách tân độc đáo về nghệ thuật. 4. Buổi tọa đàm đã diễn ra rất sôi nổi. Nhà văn Tô Nhuận Vĩ, Hồng Nhu, Vĩnh Nguyên, PGS.TS Bửu Nam, Nguyễn Thị Bích Hải, thầy giáo Trần Văn Hối, Trần Hoàng, nhà báo Ngọc Quỳnh… đã phát biểu những ý kiến xúc động, tâm huyết của mình về tác phẩm này. Các ý kiến đều cho rằng, đây là một cuốn tiểu thuyết có sức nặng tư tưởng, nó xoáy sâu vào những vấn đề nhức nhối của một thế hệ đã qua. Buổi tọa đàm cũng dành một phần giao lưu khá thú vị và gay cấn giữa nhà văn Nguyễn Khắc Phê với bạn đọc. Phần lớn, độc giả đều thắc mắc: đây là một cuốn tiểu thuyết có tính tự truyện, cốt truyện và nhân vật chính đều dựa trên những con người có thật trong gia đình dòng họ Nguyễn Khắc, nhưng vì sao không thấy bóng dáng của nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện, nhà giáo Nguyễn Khắc Phi? Nguyễn Khắc Phê cho biết, vì hai lẽ: Thứ nhất, đây không phải là một cuốn tự truyện (Autobiographie), nên không nhất thiết phải miêu tả toàn bộ sự kiện và nhân vật chủ yếu của dòng họ Nguyễn Khắc, nhà văn có quyền fiction (hư cấu) theo dụng ý nghệ thuật của mình. Thứ hai, tác giả dự kiến sẽ dành riêng một cuốn tiểu thuyết cho nhân vật Nguyễn Khắc Viện - nhà văn hóa, bác sĩ, người đã dịch Truyện Kiều ra tiếng Pháp, từng đoạt giải Francophonie của Viện Hàn lâm Pháp. Ngoài ra, Nguyễn Khắc Phê cũng đã nhấn mạnh với độc giả rằng, chủ đề của tác phẩm không chỉ là vấn đề trong cuộc “Cải cách” mà nhiều tác phẩm khác đã viết, sâu xa hơn, đó là bản thể con người ở vào mọi thời đại. Tác giả cũng tỏ ra dụng công với những trang viết về hồn quê, tập tục của truyền thống văn hóa, thông qua đời sống của một gia đình quan lại Việt Nam trước 1945. Bạn đọc sẽ chờ đợi một cuốn tiểu thuyết “Hậu thiên đường và địa ngục” của nhà văn Nguyễn Khắc Phê. Hy vọng ở đó, chúng ta sẽ được chiêm nghiệm những cảnh đời, số phận khác nhau trên hành trình đi đến “địa ngục” và “thiên đường” - một hành trình có thể gọi là vô tận của nhân loại. T.H.T (261/11-10) |
VƯƠNG HỒNG
Ưng Bình Thúc Giạ Thị quê phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877, mất ngày 4 tháng 4 năm 1961. Ông là cháu nội Tuy Lý vương Miên Trinh, một nhà thơ nổi tiếng với "Vỹ Dạ Hợp tập".
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Trên Tạp chí Sông Hương số 379 (9/2020) và Báo Thừa Thiên Huế, tôi đã có giới thiệu lại cuốn “Truyện Kiều, bản Nôm của Hoàng gia triều Nguyễn, lưu trữ tại thư viện Anh quốc” do Nguyễn Khắc Bảo công bố (Nxb. Lao động ấn hành, 2017).
NGUYỄN THANH TÂM
Trương Đăng Dung làm thơ từ cuối thập niên 70 của thế kỷ trước. Thầm lặng, con người thi ca ấy ẩn khuất sau dáng vẻ của một nhà lý luận, để hơn 30 năm sau, cựa mình trỗi dậy.
HOÀNG THỊ THU THỦY
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (04/10/1920 - 04/10/2020)
LÊ TUẤN LỘC
MAI VĂN HOAN
Trải qua hàng nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, họ tìm mọi cách đồng hóa dân tộc ta nhưng bất thành. Chúng ta có chịu ảnh hưởng về tư tưởng, về giáo dục, về văn hóa, nghệ thuật… của họ nhưng dứt khoát không bị đồng hóa.
LƯỜNG TÚ TUẤN
“Thì đem vàng đá mà liều với thân” - Nguyễn Du
Kỷ niệm 255 năm ngày sinh (1765 - 2020), 200 năm ngày mất Danh nhân văn hóa thế giới - Đại thi hào Nguyễn Du (16/9/1820 - 16/9/2020)
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
ĐỖ LAI THÚY
Trong mọi địa hạt, sự đắc thắng của cuộc sống là sáng tạo
H. Bergson
BỬU Ý
Nguyễn Đức Sơn sinh 18/11/1937 tại làng Dư Khánh (Thanh Hải) gần bên bờ biển Ninh Chữ tỉnh Ninh Thuận.
LÊ THÀNH NGHỊ
Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ xuất hiện từ đầu những năm bảy mươi của thế kỷ XX, khi chiến tranh diễn ra vô cùng ác liệt trên cả hai miền đất nước. Quảng Bình, quê hương của Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những vùng đất bom đạn tàn khốc nhất.
NGUYỄN HỮU QUÝ
Biển. Những con sóng. Những con sóng làm nên biển cả mênh mang. Hay diễn đạt cách khác, biển bắt đầu từ sóng.
LÝ HOÀI THU
Lưu Quang Vũ mở đầu sự nghiệp cầm bút bằng thơ. Đó là phần Hương cây trong tập Hương cây - Bếp lửa in chung với Bằng Việt.
THÁI HẠO
Tặng Mẹ và Em!
Bờ bến lạ chút tự tình với bóng - Tuệ Sỹ
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Nguyễn Thị Lê Na không thuộc lớp “cây bút trẻ” (chị sinh đúng vào năm đất nước thống nhất - 1975), lại phải gánh nhiệm vụ quản lý một tạp chí văn nghệ, nên sau “Bến Mê”, đến nay chị mới xuất bản “Đắng ngọt đàn bà”(*) (ĐNĐB).
HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
Một ngày giáp Tết Canh Tý, Từ Hoài Tấn* mời bạn bè đến quán cà phê nhìn sang Vương Cung Thánh Đường dự ra mắt tập thơ tuyển của ông (Thơ Từ Hoài Tấn, Nxb. Tổng Hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2020).
NGỌC BÍCH
(Đọc "Thơ Ngô Kha"*)
Bây giờ là năm 1992. Anh hy sinh đã gần 20 năm. Tập thơ của anh đã xuất bản được một năm nhờ những bạn bè thân quen và những người yêu mến thơ anh. Tôi là người đến muộn. Nhưng như người ta vẫn nói "dẫu muộn còn hơn không". Nhất là ở đây lại đến với MỘT CON NGƯỜI.
PHẠM XUÂN DŨNG
(Nhân đọc tập tản văn Ngoại ô thương nhớ của Phi Tân, Nxb. Trẻ, 2020)
HỒ THẾ HÀ
Lê Văn Ngăn, sinh ngày 15 tháng 01 năm 1944, tại Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Học, trưởng thành và tham gia phong trào học sinh, sinh viên yêu nước ở Huế (1965 - 1975). Là phóng viên Đài Phát thanh Huế (1975 - 1978).
PHẠM TRƯỜNG THI
Trong số các nhà thơ thời tiền chiến người quê gốc Nam Định, có ba nhà thơ mặc dù khác nhau là không được sinh ra cùng ngày, cùng tháng, cùng năm, cùng một miền đất nhưng họ lại rất giống nhau là đều khóc tiếng khóc chào đời nơi vùng đồng chiêm trũng, nghĩa là nơi được xem là những cái rốn nước của tỉnh Nam Định.