1. Biết đâu địa ngục thiên đường là cuốn tiểu thuyết được đánh giá thành công nhất trong nghiệp văn của Nguyễn Khắc Phê. Thai nghén va hoàn thiện trong hơn hai mươi năm (1987-2007), tác phẩm là những dồn nén và trải nghiệm sâu sắc của tác giả về cuộc đời, con người và dân tộc. Tác phẩm mang tính chất tự truyện, xoay quanh những nhân vật thuộc dòng họ Nguyễn Khắc nổi tiếng(**). Tuy nhiên, thông qua bi kịch cá nhân - gia đình, người đọc được sống lại và chiêm nghiệm về những năm tháng đầy biến động của lịch sử Việt Nam. Đó là giai đoạn cải cách và thời hậu chiến - một thời kỳ đầy nhạy cảm, cũng có thể gọi là một “vết thương” trong lòng của một thế hệ đã qua. Những vấn đề lớn về cá nhân con người và vận mệnh dân tộc đã được tác giả lý giải khá thấu đáo trong tác phẩm này. 2. Nếu sứ mệnh của tiểu thuyết là mở ra những vùng mờ, mà chính trị và lịch sử đã cố tình che đậy, thì có lẽ Biết đâu địa ngục thiên đường đã phần nào hoàn tất sứ mệnh ấy. Bằng một lối viết chiêm nghiệm, giàu chất suy tưởng, triết lý, Biết đâu địa ngục thiên đường đã lật lại nhiều vấn đề của quá khứ lịch sử Việt Nam - những vấn đề tưởng chừng đã qua, nhưng vẫn còn đó, day dứt, đớn đau…
Mượn cảm hứng từ câu Kiều “Biết đâu địa ngục thiên đường là đâu”, Nguyễn Khắc Phê đã đặt ra những vấn đề sâu sắc về sự tồn tại của con người, mà trên hết, đó là thái độ lựa chọn của cá nhân trước hiện thực lịch sử. Cuộc sống có phải là những lựa chọn khác nhau? Tính chủ quan của cá nhân hay tính tất yếu của hoàn cảnh lịch sử sẽ quyết định đến số phận một đời người? Qua nhân vật chính là Tâm - người đọc có thể rút ra những chiêm nghiệm sâu sắc: Lựa chọn nào cũng có những đau đớn, những trả giá? Thiên đường là đây, mà địa ngục cũng là đây… Tâm vốn là một trí thức, một giáo sư triết học, từng tốt nghiệp đại học Sorbonne, giảng dạy ở Đại học Đà Lạt. Nhân vật trải qua với biết bao thăng trầm, đớn đau trong cuộc đời: dứt tình với một nữ sinh Đồng Khánh, chối từ cuộc hôn nhân do cha mẹ sắp đặt, trốn chạy cách mạng, rồi bị cải tạo, bị dư luận hoài nghi, lên án… Với thái độ chính trị “mập mờ”, tín ngưỡng tôn giáo “phức tạp”, Tâm đã gây ra bao hệ lụy đớn đau, thậm chí dẫn đến bi kịch cho dòng họ Nguyễn - một dòng họ thuộc vào hàng “danh gia vọng tộc”. 3. Ngay từ khi ra đời, tác phẩm đã gây sự chú ý của các nhà phê bình và bạn đọc. Trên mười bản tham luận đã được gửi tới trước buổi tọa đàm. Các tác giả đã tập trung vào bốn chủ đề sau: Thứ nhất, từ phương diện người trí thức, Mai Văn Hoan, Như Yến, Phan Tuấn Anh đã nêu lên những bi kịch con người trong tình huống éo le của lịch sử. Trên cơ sở đó, các tham luận đã khái quát lên những vấn đề gay cấn của dân tộc Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử trước và sau chiến tranh. Thứ hai, từ phạm trù triết học và tôn giáo, các tác giả như Hồ Thế Hà, Trần Quốc Bảo, Minh Nhi, Trúc Linh đã rút ra những chiêm nghiệm sâu sắc về sự tồn tại của con người… Thứ ba, từ phương diện tư duy và nghệ thuật tiểu thuyết, Phạm Phú Phong, Trần Huyền Sâm, Nguyễn Văn Hùng đã nhận diện những yếu tố cách tân trong tác phẩm Biết đâu địa ngục thiên đường của Nguyễn Khắc Phê (độc thoại nội tâm, dòng ý thức, tính đối thoại và tính liên văn bản…). Thứ tư, tham chiếu tác phẩm từ góc độ diễn giải và phân tâm học, tác giả Ngô Hương Giang và Trần Mạnh Tiến đã tìm ra những thông điệp trái chiều trong tác phẩm: Con người là gì, đâu là tính thiện và ác? Liệu những phức cảm phân tâm của nhân vật, có phải là nguyên nhân tạo ra những lựa chọn khác nhau trong cuộc đời? Tóm lại, các bản tham luận đã soi chiếu tác phẩm từ nhiều góc độ khác nhau, và đi đến một nhận định thuần nhất: Biết đâu địa ngục thiên đường là một cuốn tiểu thuyết có giá trị nhân văn sâu sắc, có những cách tân độc đáo về nghệ thuật. 4. Buổi tọa đàm đã diễn ra rất sôi nổi. Nhà văn Tô Nhuận Vĩ, Hồng Nhu, Vĩnh Nguyên, PGS.TS Bửu Nam, Nguyễn Thị Bích Hải, thầy giáo Trần Văn Hối, Trần Hoàng, nhà báo Ngọc Quỳnh… đã phát biểu những ý kiến xúc động, tâm huyết của mình về tác phẩm này. Các ý kiến đều cho rằng, đây là một cuốn tiểu thuyết có sức nặng tư tưởng, nó xoáy sâu vào những vấn đề nhức nhối của một thế hệ đã qua. Buổi tọa đàm cũng dành một phần giao lưu khá thú vị và gay cấn giữa nhà văn Nguyễn Khắc Phê với bạn đọc. Phần lớn, độc giả đều thắc mắc: đây là một cuốn tiểu thuyết có tính tự truyện, cốt truyện và nhân vật chính đều dựa trên những con người có thật trong gia đình dòng họ Nguyễn Khắc, nhưng vì sao không thấy bóng dáng của nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện, nhà giáo Nguyễn Khắc Phi? Nguyễn Khắc Phê cho biết, vì hai lẽ: Thứ nhất, đây không phải là một cuốn tự truyện (Autobiographie), nên không nhất thiết phải miêu tả toàn bộ sự kiện và nhân vật chủ yếu của dòng họ Nguyễn Khắc, nhà văn có quyền fiction (hư cấu) theo dụng ý nghệ thuật của mình. Thứ hai, tác giả dự kiến sẽ dành riêng một cuốn tiểu thuyết cho nhân vật Nguyễn Khắc Viện - nhà văn hóa, bác sĩ, người đã dịch Truyện Kiều ra tiếng Pháp, từng đoạt giải Francophonie của Viện Hàn lâm Pháp. Ngoài ra, Nguyễn Khắc Phê cũng đã nhấn mạnh với độc giả rằng, chủ đề của tác phẩm không chỉ là vấn đề trong cuộc “Cải cách” mà nhiều tác phẩm khác đã viết, sâu xa hơn, đó là bản thể con người ở vào mọi thời đại. Tác giả cũng tỏ ra dụng công với những trang viết về hồn quê, tập tục của truyền thống văn hóa, thông qua đời sống của một gia đình quan lại Việt Nam trước 1945. Bạn đọc sẽ chờ đợi một cuốn tiểu thuyết “Hậu thiên đường và địa ngục” của nhà văn Nguyễn Khắc Phê. Hy vọng ở đó, chúng ta sẽ được chiêm nghiệm những cảnh đời, số phận khác nhau trên hành trình đi đến “địa ngục” và “thiên đường” - một hành trình có thể gọi là vô tận của nhân loại. T.H.T (261/11-10) |
Có nhiều khi trong đời, “trôi theo cõi lòng cùng lang thang” như Thiền sư Saigyo (Nhật Bản), bất chợt thèm một ánh lửa, một vầng trăng. Soi qua hương đêm, soi qua dòng văn, soi qua từng địa chỉ... những ánh lửa nhỏ nhoi sẽ tổng hợp và trình diện hết thảy những vô biên của thế cuộc, lòng người. “Trong mắt tôi” của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã là ánh lửa ấy, địa chỉ ấy.
1. Kawabata Yasunari (1899 -1972) là một trong những nhà văn làm nên diện mạo của văn học hiện đại Nhật Bản. Ông được trao tặng giải Nobel năm 1968 (ba tác phẩm của Kawabata được giới thiệu với Viện Hoàng gia Thụy Điển để xét tặng giải thưởng là Xứ Tuyết, Ngàn cách hạc và Cố đô).
(Thơ Đỗ Quý Bông - Nxb Văn học, 2000)Đỗ Quý Bông chinh phục bạn hữu bằng hai câu lục bát này:Đêm ngâu lành lạnh sang canhTrở mình nghe bưởi động cành gạt mưa.
Thạch Quỳ là nhà thơ rất nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin và chóng vánh tìm ra ngay bản chất đối tượng. Anh làm thơ hoàn toàn bằng mẫn cảm thiên phú. Thơ Thạch Quỳ là thứ thơ có phần nhỉnh hơn mọi lý thuyết về thơ.
Kỷ niệm 50 năm ngày mất nhà văn Nam Cao (30.11.1951-30.11.2001)
Có một con người đang ở vào cái tuổi dường như muốn giũ sạch nợ nần vay trả, trả vay, dường như chẳng bận lòng chút nào bởi những lợi danh ồn ào phiền muộn. Đó là nói theo cái nghĩa nhận dạng thông thường, tưởng như thế, nơi một con người đã qua "bát thập". Nhưng với nhà thơ Trinh Đường, nhìn như thế e tiêu cực, e sẽ làm ông giận dỗi: "Ta có sá gì đi với ở".
Nhà thơ Trinh Đường đã từ trần hồi 15g10’ ngày 28.9.2001 tại Hà Nội, thọ 85 tuổi. Lễ an táng nhà thơ đã được tổ chức trọng thể tại quê nhà xã Đại Lộc huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng , theo nguyện vọng của nhà thơ trước khi nhắm mắt.
Phan Ngọc, như tôi biết, là người xuất thân trong gia đình Nho giáo, đã từng làm nghề dạy học, từ năm 1958 chuyển sang dịch sách, là người giỏi nhiều ngoại ngữ. Hiện nay, ông đang là chuyên viên cao cấp của Viện Đông Nam Á (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia).
Có những con người mà ta chỉ gặp một đôi lần trong đời để rồi mãi nhớ, mãi ám ảnh về họ. Với tôi, nhà văn Trần Dần là người như vậy.
Trước tình hình số tập thơ được xuất bản với tốc độ chóng mặt, người ta bỗng nhiên cảm thấy e ngại mỗi khi cầm một tập thơ trên tay. E ngại, không phải vì người ta sợ nhọc sức; mà e ngại vì người ta nghĩ rằng sẽ phải đọc một tập thơ dở! Cảm giác ấy xem ra thật là bất công, nhưng thật tình nó quả là như vậy.
Những năm từ 1950 khi học ở trường trung học Khải Định (Quốc học Huế), tôi đã đọc một số bài thơ của Dao Ca đăng trên một số tờ báo như Đời mới, Nhân loại, Mới, Thẩm mỹ...
Tôi đến tìm ông vào một buổi sáng đầu đông, trong căn nhà ngập tràn bóng tre và bóng lá. Nếu không quen ắt hẳn tôi đã khá ngỡ ngàng bởi giữa phồn hoa đô hội lại có một khu vườn xanh tươi đến vậy!.
LTS: Rạng sáng ngày 11-7-2001, Toà soạn nhận được tin anh Đoàn Thương Hải - hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, sau một cơn đột quỵ, mặc dù đã được gia đình, bạn bè và các thầy thuốc Bệnh viên Trung ương Huế tận tình cứu chữa nhưng không qua khỏi, đã rời bỏ chúng ta an nhiên về bên kia thế giới!Tạp chí Sông Hương - Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế xin có lời chia buồn sâu sắc tới gia quyến nhà văn.Sông Hương số này xin giới thiệu hai bài thơ cuối cùng của anh được rút ra từ tập thơ chép tay lưu giữ tại gia đình.TCSH
Thơ Đặng Huy Giang xuất hiện trên thi đàn đã nhiều năm nay; song thật sự gây ấn tượng với bạn đọc phải kể đến một vài chùm thơ mà báo Văn nghệ đăng tải trên trang thơ dự thi 1998 - 2000; đặc biệt sau đó anh cho ra mắt bạn đọc hai tập thơ một lúc: Trên mặt đất và Qua cửa.
Có lẽ với phần lớn không gian thơ Phan Trung Thành, làm thơ là trò chuyện ân tình với những bóng dáng cũ, thuộc về quê nhà.
Trong bài viết điểm lại văn học năm 2000, sự kiện và bình luận, tôi có nêu hai tác giả trẻ, cùng là nữ, cùng có tác phẩm đáng chú ý trong năm, một người tập truyện, một người tập thơ. Người thơ là Vi Thùy Linh.
(Đọc “Gặp lại tuổi hai mươi”(*) của Kiều Anh Hương)Ngay bài thơ in đầu tập “Vùng trời thánh thiện” có hai câu đã làm tôi giật mình, làm tôi choáng ngợp: “Những lo toan năm tháng đời thường Như tấm áo chật choàng lên khát vọng”
đầu tháng 4 năm ngoái, sau khi tuần báo “Văn nghệ” của Hội Nhà văn Việt Nam đăng truyện ngắn dự thi “Quả đồng chùy tóc bện” của Trần Hạ Tháp - một bút danh “mới toanh” trên văn đàn, tôi ghé tòa soạn “Sông Hương” hỏi nhà văn Hà Khánh Linh:- Chị biết Trần Hạ Tháp là ai không? Tác giả chắc là người Huế...
Trương Văn Hiến có sở học phi thường và mang trong người một hoài bão lớn lao: an bang tế thế bình thiên hạ.
(Qua “Sau tách cà phê” của Nguyễn Trác, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2000.)1- Sau năm năm từ “Chiếc thuyền đêm” (năm 1995), hình như “đến hẹn lại lên”, nhà thơ Nguyễn Trác lại ra mắt bạn đọc tập “Sau tách cà phê”.