Cuộc sống của họ ra sao, quan niệm về tình yêu, hạnh phúc, nỗi buồn, suy nghĩ về truyền thống, hiện tại và tương lai như thế nào? Để tìm ra câu trả lời, đạo diễn người Hà Lan Manouchehr Abrontan đã đi từ Nam ra Bắc, phỏng vấn hàng trăm phụ nữ ở mọi lứa tuổi, ngành nghề, vai trò khác nhau. Và “Việt Nam tim tôi” ra đời như tình ca về vẻ đẹp, sức mạnh của phụ nữ Việt.
Đoàn làm phim trong một buổi phỏng vấn nhân vật của “Việt Nam tim tôi”
Tình yêu hội tụ
Câu chuyện bắt đầu từ hơn 40 năm trước khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam vẫn là đề tài sôi nổi trên thế giới, hình ảnh những phụ nữ tham gia chiến đấu đã đi vào suy nghĩ của Manouchehr Abrontan. Sau khi tốt nghiệp ngành sân khấu kịch nghệ, Manouchehr bắt đầu làm phim, trong lòng ấp ủ một tình yêu thầm kín. Nhưng mãi đến năm 2015, ông mới có dịp đi đến tận cùng đam mê của mình. “Ngày thứ hai ở Đà Nẵng, tôi phải tự hỏi xem mình có nhầm lẫn gì không vì xung quanh có quá nhiều phụ nữ Việt. Họ ngồi trên những chiếc xe máy lao vun vút ngoài đường, leo cầu thang, làm cả việc khuân vác và nhiều việc khác… Hình ảnh phụ nữ năm xưa và bây giờ mang lại bất ngờ lớn. Tôi quyết định phải làm phim về họ”.
Quay trở lại Đức, Manouchehr tập hợp mọi thông tin về Việt Nam, nghe nhạc Việt 6 - 7 tiếng mỗi ngày, từ đó định hình cốt truyện cho bộ phim Việt Nam tim tôi. Đạo diễn chia sẻ, Việt Nam là đất nước có nhiều vùng văn hóa khác nhau, nhiều dân tộc sinh sống ở các địa hình khác nhau, vì vậy quan niệm về tình yêu, phong cách sống của phụ nữ ở thành phố với nông thôn, người sống ở miền xuôi với vùng núi cao cũng khác. 56 phút phim là sự hội tụ tình yêu ấy. Nhân vật chính là những phụ nữ với cuộc đời trải dài từ thời chiến đến hiện đại và những người sinh ra, lớn lên trong thời bình. Tuy hoàn cảnh sống, trải nghiệm khác nhau nhưng điểm chung là nụ cười luôn hiện diện trên môi.
Bộ phim sử dụng âm nhạc và vũ đạo như cầu nối giữa các nhân vật. Bằng cách phân ra từng câu chuyện như các chương đoạn trong một cuốn sách, các tình huống, số phận cuộc đời được mở ra. Khi hỏi về tình yêu, ban đầu họ chỉ cười như một phản ứng vô thức. Rồi ai đó sẽ lảng tránh ngượng ngùng, ai đó trả lời “ô, tình yêu là đương nhiên”, nhưng cũng có người chỉ cười - nụ cười ẩn chứa nỗi buồn mênh mang về một tình yêu lý tưởng không thành. Khi hỏi về tính nhẫn nại, chịu đựng, sẽ có người gật đầu, có người nói “không” mạnh mẽ như nhận thức ùa đến… Cả nỗi buồn, hạnh phúc cũng được biểu hiện một cách tự nhiên như thế, cả những giọt nước mắt cũng không có gì kìm nén.
Manouchehr chia sẻ, đó là cách ông làm cho bộ phim chân thực nhất, để nhân vật được là chính họ. “Trong phim có một người bị bom Napan, đạo diễn ở VTV nói rằng: Cô ấy không đẹp. Tôi bảo: Tôi không làm phim về những cô gái Việt Nam trẻ trung, xinh đẹp”. Với Manouchehr, vấn đề cần đào sâu là nội tâm, không phải hình thể. Mà tâm hồn và trái tim nhân vật chỉ có thể gợi lên bằng tình yêu chân thành.
Chân thành bộc bạch
Phim tài liệu Việt Nam tim tôi do đạo diễn Hà Lan gốc Iran Manouchehr Abrontan đạo diễn và êkip sản xuất của Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện. Bộ phim là đại diện duy nhất của VTV vào chung kết ABU Prizes 2017 (có hơn 260 tác phẩm dự thi). Những tác phẩm đoạt giải sẽ được công bố tại Gala ngày 3.11 tại Thành Đô, Trung Quốc. |
Dưới con mắt của một đạo diễn nước ngoài, bộ phim có nhiều cái nhìn thú vị, đem đến cảm nhận về sự thấu hiểu, sẻ chia và trân trọng. Manouchehr nói, ông không cho mình trở thành một nhà sản xuất quyền lực, mà đặt mình ở vị trí quan sát, đứng sau camera để đưa nhân cách mỗi người vào bộ phim. Nhờ tỉ mỉ quan sát, từng thước phim toát lên sự chân thật và gần gũi về những phụ nữ Việt Nam dịu dàng và kín đáo, chân quê và bộc trực. Bằng cách khơi gợi cảm xúc khéo kéo, Manouchehr đã khiến họ thoải mái kể câu chuyện của mình, cả những bí mật tưởng sẽ chôn giấu.
“Trong số phụ nữ Việt Nam xuất hiện trong phim, 2 người tôi biết từ trước, còn lại tôi chỉ có vài phút nói chuyện với họ trước khi quay. Cầu nối duy nhất được sử dụng là sự chân thành và mong muốn những điều chân thành. Tôi cũng học một số câu nói tiếng Việt đơn giản, để tạo dựng lòng tin, khuyến khích họ là chính mình”. Manouchehr cho rằng, đây chính là yếu tố cần thiết của một đạo diễn, cũng là mối tương cảm quan trọng trong giao tiếp giữa người với người, bất kể khoảng cách ngôn ngữ, văn hóa, địa vị, giới tính hay tuổi tác.
Với quan điểm không đánh giá mà chỉ quan sát và thể hiện, từng thước phim khắc họa rõ nét chân dung người phụ nữ mà theo Manouchehr, đó là hình ảnh đại diện của Việt Nam hiện tại, cũng nói lên mong muốn về một Việt Nam tương lai. “Cũng nhuộm tóc, mặc đồ công sở, phong cách rất Tây nhưng bên trong lại rất truyền thống. Ở phụ nữ Việt Nam, mối quan tâm giữ gìn truyền thống phần nào giữ chân họ lại nhưng họ không làm gì thay đổi nó. Vì vậy, tôi yêu và muốn lắng nghe những gì họ chia sẻ, như lời bài hát trong phim rằng, Việt Nam là vùng đất thiêng của tình yêu và bình yên…”.
Theo Hải Đường - ĐBND
“Chuyện bốn mùa” là sự nối tiếp của chương trình sân khấu truyền hình nổi tiếng “Trong nhà ngoài phố” trên HTV, với những thông tin đậm chất thời sự, nhân sinh, chương trình góp phần giúp khán giả có cái nhìn chuẩn mực về những vấn đề của xã hội.
Sự phát triển nhanh và mạnh của công nghệ sản xuất, chiếu phim, lưu trữ trong điện ảnh trên nền tảng công nghệ số vừa mang đến cơ hội, song cũng là thách thức cho mỗi nền điện ảnh. Trong bối cảnh đó, điện ảnh Việt Nam cần tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại, đột phá về tư duy làm phim để bắt kịp xu hướng thời đại.
Bén duyên nghệ thuật và giáo dục cho thiếu nhi gần 15 năm nay, khi động lực đã đủ, MC Nguyễn Anh Luân (Giám đốc điều hành ALU Academy) thực hiện một trong những ước mơ lớn: Vận hành sân khấu cộng đồng cho trẻ em.
NTK Cao Minh Tiến gây “sốc” khi bất ngờ ra mắt MV “Trống cơm” mừng Tết trung thu với vai trò ca sĩ.
HOÀNG XUÂN NHU
(Nguyên phụ trách công tác chính trị trường ĐHSP Huế)
LÊ TIẾN DŨNG
(Khoa Ngữ văn - Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh)
Tháng 7 âm lịch là thời điểm người dân đốt vàng mã nhiều nhất trong năm. Nhằm thay đổi hành vi lãng phí này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa có thêm khuyến cáo tiếp theo không dâng cúng, không đốt vàng mã mùa Vu lan.
Tồn tại và phát triển giữa vùng văn hiến Kinh Bắc trong nhiều thế kỷ, tranh dân gian Đông Hồ hội tụ tâm thức ngàn năm của người Việt và thể hiện độc đáo bằng ngôn ngữ mỹ thuật. Nhằm lưu giữ, phát huy giá trị của dòng tranh này, hồ sơ Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ đang được xây dựng để đề nghị UNESCO ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng lại đến và các trường thuộc khối văn hóa nghệ thuật (VHNT), thể dục thể thao (TDTT) của Bộ VH-TT-DL lại miệt mài tìm kiếm người học ở các mã ngành học. Thế nhưng, việc tuyển sinh cũng như đào tạo ở các cơ sở này vẫn “khó đủ đường”. Bởi lẽ, ngay từ khâu tuyển sinh đã khó đạt đủ chỉ tiêu. Đào tạo lại chưa có cơ chế đặc thù, chồng chéo trong quản lý...
Chiến thắng khó khăn, vượt qua chính mình để cất lên tiếng hát, từ đó lan tỏa thông điệp về tình yêu thương, tôn vinh sự đa dạng và khác biệt, cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình và tươi đẹp. Đó là mục đích chương trình “Những sắc màu tình yêu” hướng tới.
Việc xuất hiện hàng loạt các danh hiệu như “Nữ hoàng thương hiệu Việt Nam”, “Nữ hoàng văn hóa tâm linh Việt Nam”, “Nữ hoàng thực phẩm Việt Nam”… theo TS Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam thì đây không chỉ là minh chứng cho căn bệnh “cuồng” danh hiệu, “loạn” danh hiệu dường như ngày càng tăng nặng mà hơn thế, nếu không có giải pháp “điều trị” triệt để sẽ đem tới nhiều hệ lụy xấu cho xã hội.
Ở các quốc gia phát triển, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những dòng người xếp hàng dài. Họ tôn trọng quyền lợi của người khác và điều này hình thành nên một nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội.
Văn hóa luôn được coi là giá trị cốt lõi để phát triển sản phẩm du lịch trên khắp các vùng miền Việt Nam. Tuy nhiên, phát triển du lịch sáng tạo sẽ phát huy tối đa những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, cung cấp những hoạt động đa dạng cho khách du lịch, tăng tính độc đáo, hấp dẫn của điểm đến.
Thời gian qua, không ít ngôi đình sau khi tu bổ đã bị biến dạng, thêm hoặc thay mới tùy tiện; thậm chí có những ngôi đình được trùng tu một cách khoa học, nhưng sau đó vẫn bị can thiệp làm mất đi yếu tố gốc. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là cách làm phản khoa học, hủy hoại các di tích cổ…
Nhằm giúp độc giả hiểu được những trăn trở, tâm tư từ nhà báo và nghề báo, ngày 26-6 tại Đường sách TPHCM, NXB Tổng hợp đã tổ chức chương trình giao lưu với chủ đề “Nhà báo và nghề báo”.
Từ ngàn xưa, dân gian đã có biết bao quan niệm về thi cử và luôn được thực hành một cách sôi động trong cuộc sống cho đến tận ngày nay. Vậy, những quan niệm thi cử này là mê tín hay niềm tin về mặt tinh thần?
Một tín hiệu vui cho mỹ thuật Việt Nam khi mới đây hàng loạt các tác phẩm tranh Việt đã tạo nên những kỷ lục trên các sàn đấu giá quốc tế. Tuy nhiên, đằng sau nhưng niềm vui đó là những nỗi buồn của mỹ thuật Việt Nam ngay chính trên sân nhà.
Gắn bó với người Việt hàng nghìn năm nay, giấy dó từ một chất liệu của tri thức đã bước vào lĩnh vực tạo hình, trở thành chất liệu của văn hóa. Tuy nhiên, trong đời sống ngày nay, phải có sự cải tiến để giấy dó phục vụ tốt hơn nhu cầu của con người hiện đại.
Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, nhu cầu độc giả ngày càng cao và đa dạng, chức năng của thư viện cũng thay đổi. Không chỉ là kho tri thức liên tục cập nhật những đầu sách mới và hay, thư viện giờ đây còn phải là không gian văn hóa, sáng tạo, gần gũi, thuận tiện cho người đọc có thể tiếp cận bất cứ lúc nào.
Văn hóa dân gian đã có nhiều biến đổi, nhưng các thành tố của nó vẫn tồn tại và tái cấu trúc, tạo nên bộ mặt văn hóa của xã hội đương đại. Văn hóa ấy là tấm căn cước cho mỗi người Việt khi hội nhập thế giới, đồng thời mang lại giá trị tinh thần và cả cơ hội khởi nghiệp cho giới trẻ.