Bộ Văn hóa Hy Lạp cho biết các nhà khảo cổ nước này vừa tìm thấy một bộ hài cốt, trong một chiếc quách bằng đá vôi thuộc căn phòng thứ 3 trong lăng mộ bí ẩn nằm tại Amphipolis, có niên đại từ thời Alexander Đại đế (Thế kỷ 4 TCN).
Chiếc quách bằng đá vôi ở bên dưới sàn phòng thứ 3 trong khu mộ cổ ở Amphipolis
Nhà chức trách cho biết qua những gì tìm thấy trong lăng mộ độc đáo này, bộ hài có khả năng thuộc về “một nhân vật đầy quyền uy”. Trước đó, giới chuyên gia cho rằng lăng mộ này là của Roxana, vợ Alexander Đại đế. Cũng có thể đây là lăng mộ mẹ ông, bà Olympias, hoặc một trong những tướng lĩnh của ông.
Các nhà khoa học chắc chắn sẽ tiến hành nghiên cứu bộ hài cốt kể trên. Bà Katerina Peristeri, nhà khảo cổ phụ trách cuộc khai quật lăng mộ ở Amphipolis, cho hay các kết quả phân tích đầu tiên có thể được công bố vào ngày 29/11.
Ngoài chiếc quách làm từ đá vôi, các nhà khảo cổ còn tìm thấy tàn tích của một quan tài bằng gỗ cùng với nhiều chiếc đinh bằng sắt, đồng, xương và mảnh kính vỡ.
Theo Dorothy King, nhà khảo cổ tham gia cuộc khai quật, thực tế là nhiều phần của bộ hài cốt được tìm thấy ở cả ở trong lẫn bên ngoài chiếc quách bằng đá vôi. Điều này cho thấy lăng mộ đã bị đột nhập.
Bà tin rằng chủ nhân ngôi mộ là một người cực kỳ quan trọng.“Một người được chôn cất như vậy, với cả thi hài nguyên vẹn chứ không phải hỏa táng rồi chôn tro cốt, là điều đặc biệt ở vương quốc Macedonia” – bà King nói với Discovery News.
Bà King cho rằng nếu bộ hài cốt này là của một người đàn ông, nhiều khả năng đây là Hephaestion, một người bạn thân đồng thời có thể là nhân tình của Alexander Đại đế.
Hephaestion là một nhà quý tộc và tướng quân trong Macedonia cổ đại. Ông và Alexander Đại đế thân nhau từ khi còn bé, cùng học thầy chung là Aristotle. Khi Hephaestion qua đời ở Ecbatana (Hamadan hiện nay), miền Tây Iran hồi năm 324 trước Công nguyên, Alexander đã thể hiện sự thương tiếc người bạn của mình bằng việc cạo tóc, nhịn ăn trong nhiều ngày. Ông còn ra lệnh hành hình bác sĩ của Hephaestion và làm một giàn thiêu tốn kém để thiêu xác Hephaestion.
Cũng có giả thuyết cho rằng lăng mộ cổ ở Amphipolis là của chính Alexander Đại đế. Ông qua đời một cách bí ẩn ở Babylon, khi mới 32 tuổi. Tương truyền thi hài ông được chôn cất ở Alexandria, thành phố do ông sáng lập ở Ai Cập. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có ai tìm được ngôi mộ của ông ở khu vực này.
Nguồn: Tuấn Vĩ - TT&VH
LTS: Cổ vật tìm thấy dưới sông Hương gần đây là một đề tài thú vị thu hút các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước quan tâm. Trong vài năm gần đây, báo chí cả nước đã đề cập đến khá nhiều các loại cổ vật dưới sông Hương được tìm thấy, song chưa ai đưa ra những giới thiệu tổng quan một cách khoa học về chúng.
Thuật ngữ “cổ vật” chúng tôi nói đây là để chỉ những đồ vật do khối óc và bàn tay con người làm ra và đã được sử dụng để thoả mãn những nhu cầu tinh thần và vật chất trong cuộc sống cách nay khá lâu hay rất lâu. Những đồ vật này có cái còn nguyên vẹn, có cái đã bị vỡ do sự va chạm theo dòng chảy của thời gian hay do sự vụng về, vô tâm của những người trục vớt.
Toàn bộ hai tầng của đàn Xã tắc - bộ phận quan trọng bậc nhất trong quần thể di tích - di sản thế giới tại Huế, đã được xác định rõ, đặc biệt trong đó là sự xuất lộ rất nhiều tầng đất khác nhau trên khu đàn chính... Đó là kết quả bước đầu của đợt khai quật khảo cổ học di tích đàn Xã tắc triều Nguyễn - TP Huế, do Bảo tàng Lịch sử VN tiến hành từ đầu tháng 2/2008 đến nay.